Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san

Đi “nặng” khi dùng cốc nguyệt san – có được không nhỉ? 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng cốc nguyệt san bị rơi ra ngoài hoặc bị đẩy xuống thấp hơn khi đi “nặng”, thì bài viết này chắc chắn là dành cho bạn đấy!

Đi “nặng” là một điều rất bình thường mà ai cũng phải thực hiện thường xuyên phải không nào, đặc biệt khi vào kỳ kinh nguyệt thì nhiều bạn thậm chí còn gặp tình trạng đi nặng nhiều hơn nữa. Một số bạn nữ chia sẻ với Nàng Nguyệt rằng các bạn gặp phải tình trạng đi “nặng” nhiều hơn một lần mỗi ngày khi dùng cốc nguyệt san và điều đó thật sự rất khó chịu, vì phải tháo cốc ra mỗi lần đi, rất mất công và mất vệ sinh nữa.

Đi "nặng" khi dùng cốc nguyệt san - có được không nhỉ?

Vậy có thể đi “nặng” khi đeo cốc nguyệt san được không?

Hoàn toàn có! Bạn có thể “nặng” với cốc nguyệt san bên trong mà không cần phải tháo ra. Do cốc nguyệt san được đeo trong ống âm đạo nên sẽ không cản trở việc đi vệ sinh đâu. Tuy nhiên, có một thách thức đó là khi đi vệ sinh “nặng”, động tác rặn có thể đẩy cốc nguyệt san xuống thấp hơn trong ống âm đạo. Đối với một số người, thậm chí cốc còn bị đẩy ra khỏi cơ thể và rơi vào bồn cầu! Điều này xảy ra do các cơ sàn chậu liên kết với nhau và động tác rặn sẽ làm căng cơ âm đạo.

Vì thế, bạn nên dùng cốc nguyệt san cứng, vì nó sẽ bị ảnh hưởng ít hơn và có thể giữ nguyên vị trí tốt hơn cốc nguyệt san mềm. Đĩa nguyệt san cũng ít bị ảnh hưởng hơn vì nó cố định đúng vị trí bằng cách áp vào xương mu. Tuy nhiên, việc đi vệ sinh có thể khiến máu trong đĩa nguyệt san tự động đổ ra ngoài. Hiện tượng này còn gọi là “auto – dumping” hay “đĩa nguyệt san tự làm rỗng”.

Giải thích hiện tượng đĩa nguyệt san tự làm rỗng

Mẹo đi “nặng” khi đeo cốc nguyệt san

Có một số mẹo hữu ích sẽ giúp bạn giải quyết hiện tượng cốc nguyệt san bị đẩy ra ngoài khi đi vệ sinh. Tuy không phải cách nào cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng hãy tìm mẹo phù hợp với bạn và thử áp dụng nhé!

1. Đừng ép buộc cơ thể!

Cách tốt nhất là hãy luyện tập mỗi ngày, không chỉ riêng gì với cốc nguyệt san. Hãy cho phép cơ thể thực hiện những công việc khó khăn một cách từ từ. Bô ngồi xổm cũng có thể giúp bạn đi “nặng” tốt hơn và ít căng thẳng hơn.

2. Thử tháo cốc trước khi đi “nặng”.

Nếu cốc của bạn di chuyển xuống dưới quá nhiều khi đi vệ sinh và không có cách nào để khắc phục, thì có lẽ bạn sẽ phải lấy nó ra trước. Sau đó thì vệ sinh kỹ càng và đeo lại nhé!

3. Đẩy cốc lên bằng một ngón tay

Thông thường thì bạn sẽ không phải tháo cốc ra hoàn toàn và đặt lại khi đi nặng. Nếu cốc bị rơi xuống một chút khi đi nặng, bạn chỉ cần đẩy nó lên trên bằng một ngón tay sạch là được rồi.

4. Giữ cốc tại 1 chỗ

Bạn có thể dùng một ngón tay để giữ cốc tại một chỗ trong khi rặn để ngăn cốc bị đẩy ra ngoài hoặc hạ thấp hơn.

5. Bực mình vì luôn phải xử lý cốc nguyệt san khi đi vệ sinh?

Bạn hãy chọn một chiếc cốc cứng hơn, ít có khả năng di chuyển xuống thấp hơn cốc mềm. Hoặc chuyển sang một chiếc đĩa nguyệt san tái sử dụng cũng là một ý tưởng thú vị (vừa ít bị ảnh hưởng bởi các cơ, vừa có thể tự động đổ máu vào bồn cầu).

Nên làm gì nếu đánh rơi cốc nguyệt san trong bồn cầu?

Nếu cốc nguyệt san bị đẩy ra ngoài hoàn toàn và cốc rơi vào bồn cầu, bạn đừng vội vứt nó đi nhé. Lấy giấy vệ sinh ra, lau sạch, quấn thêm giấy vệ sinh và đun sôi kỹ cốc trong 8-10 phút. Bạn nên cân nhắc việc mang theo một sản phẩm kinh nguyệt để dự phòng trong túi xách hoặc trong xe, vì bạn không bao giờ biết được khi nào “thảm họa” có thể ập đến đâu!


Chúc bạn may mắn và có những trải nghiệm tuyệt vời với cốc nguyệt san!

Mong rằng những thông tin mà Nàng Nguyệt cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon