Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Điều gì khiến cho một kỳ kinh nguyệt trở nên “nặng nề” hơn bình thường? 

Đánh giá

Mặc dù lưu lượng kinh nguyệt ra nhiều hay ít khác nhau tùy thuộc mỗi người, nhưng thông thường, kinh nguyệt ra quá nhiều khi lượng máu nhiều đến nỗi bạn phải đổ cốc nguyệt san nhiều lần trong vài giờ liên tiếp. Các dấu hiệu khác như phải thay băng vệ sinh, tampon trong đêm, chảy máu ra quần áo hoặc giường, ra cục máu đông lớn hơn 2,5cm hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Về cơ bản, nếu kinh nguyệt cản trở giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày của bạn thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Hầu hết phụ nữ sẽ mất ít hơn 16 thìa cà phê máu (khoảng 80ml) trong một chu kỳ kinh nguyệt, trung bình khoảng 6 – 8 thìa cà phê. Những người bị chảy máu kinh nguyệt quá nhiều thường mất từ ​​80ml máu trở lên trong mỗi kỳ kinh nguyệt, hay kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Kinh nguyệt ra nhiều chắc chắn sẽ gây khó chịu và bất tiện, nhưng đối với khoảng 50% trong số đó thì không có nguyên nhân cơ bản nào.

Có nhiều tình trạng tử cung và buồng trứng khác nhau có thể gây ra chảy máu quá nhiều. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về tình trạng chảy máu âm đạo, kinh nguyệt trở nên nặng nề hơn bình thường hoặc có các triệu chứng khác như đau bụng kinh hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh, bạn nên đi khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ phụ khoa.

Một số lý do có thể gây ra kinh nguyệt quá nhiều

  • U xơ tử cung. Phổ biến nhất trong những năm sinh đẻ, đây là sự phát triển của các khối u xơ không phải là ung thư tử cung. U xơ có nhiều kích thước khác nhau và bạn có thể có một hoặc nhiều khối u. Điều thú vị là nhiều phụ nữ bị mắc bệnh này nhưng không biết. Vì không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Sự mất cân bằng nội tiết tố. Hormone đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và đôi khi bạn có thể thiếu hoặc thừa hormone. Mất cân bằng hormone có thể xảy ra do một số nguyên nhân, như Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và Lạc nội mạc tử cung (PMS). Các dấu hiệu rất nhiều, như mất ngủ, cáu kỉnh, tăng cân, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm và mệt mỏi. Tất cả những điều này có thể làm cho kinh nguyệt chảy nặng hơn bình thường.

  • Sảy thai. Sảy thai có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt nhiều, kèm theo căng thẳng, mệt mỏi.
  • Có thai ngoài tử cung. Thông thường khi buồng trứng giải phóng một quả trứng và thụ tinh bởi tinh trùng trong ống dẫn trứng, nó sẽ đi vào tử cung. Có tới 1 trong số 50 trường hợp mang thai mà trứng vẫn nằm trong ống dẫn trứng, được gọi là mang thai ngoài tử cung và có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều.
  • Adenomyosis. Đây là tình trạng lành tính, xảy ra khi lớp nội mạc tử cung bị vỡ xuyên qua thành cơ của tử cung. Mặc dù không đe dọa nhưng tình trạng này có thể gây ra đau bụng và chảy máu nhiều.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID). Khoảng 1 triệu phụ nữ mỗi năm bị ảnh hưởng bởi PID. Nó xảy ra khi cổ tử cung tiếp xúc với các sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Nhưng nạo phá thai, sinh con và các tiểu phẫu vùng chậu cũng có thể gây ra bệnh này.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon