Kinh nguyệt

Kinh nguyệt của bạn có bình thường không? 

Mục lục

Đánh giá

Kinh nguyệt hàng tháng xuất hiện ở tất cả phái nữ khi đến tuổi dậy thì. Chúng ta cần phải nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe cơ thể. Hãy cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu tất cả những thông tin cơ bản về kinh nguyệt nhé!

1. Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là các thay đổi hàng tháng của cơ thể phụ nữ để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ tiến hành giải phóng một quả trứng. Quá trình này được gọi là rụng trứng. Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố cũng là quá trình chuẩn bị cho tử cung để mang thai. Nếu như quá trình rụng trứng diễn ra mà  trứng không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra qua âm đạo rồi được thải ra ngoài. Đây chính là thời kỳ kinh nguyệt.

2. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt, được tính từ ngày đầu tiên của một kỳ kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, và chu kì kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ đều khác nhau. Kinh nguyệt có thể xảy ra sau 21 đến 35 ngày và kéo dài trong khoảng từ hai đến bảy ngày. Trong vài năm đầu tiên khi xuất hiện kinh nguyệt, phổ biến là chu kì kinh nguyệt dài. Thế nhưng, khi bạn gì thì chu kỳ kinh nguyệt thường có xu hướng rút ngắn và đều đặn hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể đều đặn, hàng tháng có cùng độ dài hoặc cũng có thể chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không đều, kinh nguyệt của bạn có thể nhẹ hoặc nặng, đau hoặc không đau, dài hoặc ngắn và những điều này vẫn được coi là bình thường. Trong một phạm vi rộng, “bình thường” ở đây chỉ là bình thường đối với bạn.

Khi bạn sử dụng một số loại biện pháp tránh thai, ví dụ như thuốc tránh thai để kéo dài chu kỳ và dụng cụ tử cung (IUD), sẽ dẫn đến việc chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi hoặc thậm chí có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

Khi bạn gần đến tuổi mãn kinh, chu kỳ của bạn có thể sẽ không đều. Tuy nhiên, vì nguy cơ ung thư tử cung sẽ tăng lên khi bạn già đi nên nếu bạn thấy bất kỳ trường hợp chảy máu bất thường nào xung quanh thời kỳ mãn kinh thì cần phải nói chuyện với bác sĩ hoặc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn
Một số biện pháp tránh thai có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

3. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Để biết được chu kì kinh nguyệt của bạn có đang diễn ra bình thường hay không, hãy bắt đầu ghi lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn trên lịch. Bạn hãy bắt đầu bằng cách theo dõi ngày bắt đầu của bạn hàng tháng trong vài tháng liên tiếp để xác định các kì kinh nguyệt của bạn có đều đăn hay không.

Nếu bạn đang lo lắng về kinh nguyệt của mình, hãy ghi chú những điều sau đây hàng tháng:

  • Ngày cuối. Kinh nguyệt của bạn thường kéo dài trong bao lâu? Nó dài hơn hay ngắn hơn so với bình thường?
  • Lưu lượng. Ghi lại mức độ dòng chảy kinh nguyệt của bạn. Nó nặng hơn hay nhẹ hơn so với bình thường? Bạn cần thay bảo vệ hoặc vệ sinh bao lâu một lần? Bạn đã gặp phải trường hợp cục máu đông nào chưa?
  • Chảy máu bất thường. Bạn có bị chảy máu giữa các kỳ kinh hay không?
  • Đau đớn. Mô tả bất kỳ cơn đau nào bạn gặp phải liên quan đến kỳ kinh của bạn. Cảm giác đau có tồi tệ hơn so với bình thường hay không?
  • Các thay đổi khác. Bạn có phải trải qua bất kỳ thay đổi nào về tâm trạng hoặc hành vi hay không? Có điều gì mới đã xảy ra xung quanh thời điểm bạn thay đổi kinh nguyệt của bạn hay không?

4. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, bao gồm:

  • Mang thai hoặc cho con bú. Chậm kinh có thể chính là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Sau thời kì mang thai, cho con bú cũng thường làm chậm kinh nguyệt.
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống – ví dụ như chán ăn tâm thần – hoặc giảm cân quá mức, tăng cường hoạt động thể chất cũng có thể làm gián đoạn kinh nguyệt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết phổ biến này có thể có kinh nguyệt không đều cũng như buồng trứng to ra bất thường có chứa các chất lỏng nhỏ – gọi là nang – nằm trong mỗi buồng trứng và chỉ thấy được khi khám siêu âm.
Buồng trứng đa nang
Một số phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có kinh nguyệt không đều
  • Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là tình trạng mất chức năng của buồng trứng bình thường trước tuổi 40. Những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm – còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát – có thể có kinh nguyệt không đều hoặc có nhưng không thường xuyên trong nhiều năm.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID). Nhiễm trùng cơ quan sinh sản này có thể gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt không đều.
  • U xơ tử cung. U xơ tử cung là sự phát triển của khối u nhưng không phải ung thư của tử cung. Chúng có thể sẽ khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.

Một số biện pháp ngăn chặn kinh nguyệt không đều

Đối với một số phụ nữ, dùng thuốc tránh thai có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, điều trị cho bất kỳ vấn đề cơ bản nào của cơ thể, ví dụ như rối loạn ăn uống, cũng có thể hữu ích. Thế nhưng, một số trường hợp kinh nguyệt không đều không có biện pháp để ngăn cản.

Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu:

  • Kinh nguyệt của bạn đột ngột ngừng trong hơn 90 ngày mà bạn hoàn toàn không mang thai
  • Kinh nguyệt của bạn sau khi đều đặn lại trở nên thất thường
  • Bạn bị chảy máu trong vòng hơn bảy ngày
  • Bạn bị chảy máu nhiều hơn bình thường, phải sử dụng rất nhiều băng vệ sinh và cứ khoảng 1 – 2 giờ lại phải thay băng một lần
  • Kinh nguyệt của bạn cách nhau dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày
  • Bạn bị chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Bạn bị đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
  • Sau khi sử dụng băng vệ sinh, bạn đột nhiên bị sốt và cảm thấy buồn nôn

5. Một số câu trắc nghiệm về kinh nguyệt

  • Thời kỳ điển hình của một kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu? Phổ biến nhất là từ 3 -5 ngày, hoặc trong vòng từ 2 đến 7 ngày cũng được coi là bình thường. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn một tuần hoặc đột ngột thay đổi so với các chu kỳ kinh nguyệt trước đây của bạn thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Trong mỗi kỳ kinh phụ nữ thường mất trung bình bao nhiêu máu? Mặc dù bạn không thể dễ dàng đo được lượng máu đã mất nhưng đa số phụ nữ đều có thể ước lượng được khi nào thì kinh nguyệt của họ ra nhiều. Nếu bạn cảm thấy lượng máu chảy ra có vẻ quá nhiều, phải sử dụng rất nhiều băng vệ sinh và cứ khoảng 1 – 2 giờ lại phải thay băng một lần hoặc bạn thấy các cục máu đông lớn xuất hiện thì hãy cho bác sĩ biết.
Không đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
Nếu thấy lượng máu chảy ra quá nhiều trong kỳ kinh bạn nên thông báo cho bác sĩ
  • Những phụ nữ trẻ tuổi, đặc biệt là trong những năm đầu mới hành kinh, và những người thường xuyên phải làm việc như căng thẳng hay đang giảm cân, tập thể dục quá nhiều là những đối tượng thường bị chậm kinh và kinh nguyệt có thể không đều. Ngoài ra, một số phương pháp ngừa thai cũng có thể khiến kỳ kinh tạm thời ngừng lại và thậm chí có thể được thiết kế cho mục đích đó. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn vẫn trong trạng thái bình thường nhưng không thấy kinh.
  • Khi mới bắt đầu có kinh, bạn cảm thấy đau là điều bình thường: Nhưng nếu như bạn gặp phải những cơn đau rất dữ dội hoặc kéo dài thì nên báo ngay cho bác sĩ. Cơn đau kéo dài ở vùng xương chậu có thể là triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung – sự phát triển bên ngoài tử cung, thường vào khoang chậu, của mô thường lót tử cung.
  • Thực tế cho thấy là những phụ nữ sống cùng nhau thường có kinh nguyệt cùng một lúc? Mặc dù rất nhiều người trong chúng ta tin tưởng vào điều đó, nhưng kết quả nghiên cứu về “sự đồng bộ kinh nguyệt” rất đa dạng và không có sự thống nhất khoa học nào về nó.
  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường cách nhau bao lâu? Đối với đa số phụ nữ, các kỳ kinh thường xảy ra với thời gian cách nhau khoảng từ 21 đến 35 ngày. Đối với những cô gái trẻ và những bạn trong độ tuổi thanh thiếu niên, kinh nguyệt thường diễn ra không đều và thường có chu kỳ dao động trong khoảng từ 21 đến 45 ngày. Theo dõi các kỳ kinh của bạn trên lịch có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn tìm ra mô hình bình thường của bạn.
  • Điều gì có thể làm cho kinh nguyệt của bạn trở nên tồi tệ hơn? Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy những phụ nữ thường ở trong trạng thái căng thẳng cao độ sẽ có nguy cơ mắc ít nhất 5 triệu chứng từ trung bình đến nghiêm trọng trong kỳ kinh và cao hơn gấp đôi so với những phụ nữ có trạng thái căng thẳng thấp hơn.
  • Trong đời bạn sẽ gặp bao nhiêu chu kỳ kinh nguyệt? Kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng 35 năm với trung bình khoảng 13 chu kỳ kinh nguyệt/ năm.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh luôn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bất ổn. Bạn nên đến gặp bác sĩ kịp thời để bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác. Chảy máu giữa các kỳ kinh có thể do một số nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân nghiêm trọng.
  • Máu kinh bị vón cục hoặc cục máu đông cũng là điều bình thường. Nhiều phụ nữ thi thoảng vẫn ra máu cục hoặc vón cục, đặc biệt là vào những ngày máu kinh ra nhiều. Nhưng nếu các cục máu đông lớn hoặc phải thay băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 hoặc 3 giờ thì hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon