Hỏi đáp về cốc nguyệt san

Lịch sử ra đời và hình thành cốc nguyệt san 

Mục lục

Đánh giá

Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển ra chiếc cốc nguyệt san, Nàng Nguyệt thấy vô cùng bất ngờ.

Thời cổ đại

Vào thời kỳ cổ đại, khi cuộc sống còn thô sơ, đơn giản người phụ nữ cổ đại sử dụng các cỏ khô, lá cây, rong biển, giấy cói, da động vật, túi vải đựng tro để làm băng vệ sinh.

Phụ nữ thời cổ đại sử dụng giấy cói mềm để đối phó với ngày kinh nguyệt trong cuộc sống hằng ngày. Một số nơi trên thế giới sử dụng rêu hoặc da động vật để hấp thụ dịch kinh nguyệt trong ngày hành kinh.

Chiến tranh thế giới thứ I

Trong thời kỳ chiến tranh, các nữ y tá sử dụng băng gạc để may thành túi vệ sinh sử dụng khi đến ngày “đèn đỏ”. Bởi họ nhận ra rằng, băng kết hợp với gạc sẽ hấp thu dịch kinh nguyệt tốt hơn so với bông trong thời kỳ hành kinh. Sau đó, cách thức đối phó với “ngày dâu” này được lan rộng và áp dụng phổ biến ở phái nữ.

Dấu mốc ra đời: những năm 1930

Phiên bản đầu tiên của cốc nguyệt san có hình viên đạn đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1932, bởi nhóm nhân viên hộ sinh của McGlasson và Perkins.

Đến năm 1937nữ diễn viên người Mỹ Leona W. Chalmers đã được cấp bằng sáng chế thương mại cho cốc kinh nguyệt tại Mỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng cốc kinh nguyệt trong thời gian này không được thịnh hành. Ban đầu những chiếc cốc được làm từ cao su. Rất dễ để hiểu vì sao cốc nguyệt san chưa được quan tâm vì chất liệu không thật sự thân thiện, an toàn.

Giai đoạn những năm 1960

Thương hiệu cốc kinh nguyệt Tassaway được giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng.  Tuy nhiên, chất liệu được sử dụng để thiết kế cốc là cao su nên nó rất cứng, nặng và rất khó để đưa vào âm đạo của phụ nữ. Phụ nữ không thích cốc kinh nguyệt Tassaway vì thế và lí do đơn giản hơn là bởi họ không muốn đưa đồ vật vào âm đạo của mình. Chính vì vậy nhưng năm này vẫn chưa phải là thời điểm phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san rộng rãi. Đồng thời với thói quen sử dụng băng vệ sinh một lần thì rất khó để họ quan tâm và thay đổi thói quen trong thời gian ngắn.

Giai đoạn phát triển: những năm 1980

Vào năm 1987, chiếc cốc kinh nguyệt bằng cao su (latex) thế hệ mới có khả năng tái sử dụng ra đời bởi nhà sản xuất The Kepper (Mỹ). Trong khi đó, Mooncup (Anh Quốc) đã tiến hành thiết kế và sản xuất cốc kinh nguyệt đầu tiên làm bằng Silicone y tế sản xuất năm 2001.

Silicone y tế là chất liệu cao cấp, có độ bền, độ đàn hồi tốt và an toàn cho sức khỏe, không gây ra kích ứng đối với âm đạo của phụ nữ. Vì vậy, ngày nay hầu hết các thương hiệu có uy tín đều sản xuất cốc nguyệt san từ Silicone y tế.

Thế kỉ 21

Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) và các công ty đã bắt đầu đề xuất cốc nguyệt san cho phụ nữ ở các nước đang phát triển kể từ khoảng năm 2010, ví dụ ở Kenya và Nam Phi. Cốc nguyệt san được coi là một sự thay thế chi phí thấp và thân thiện với môi trường cho băng vệ sinh vải, băng vệ sinh dùng một lần đắt tiền hoặc “không dùng gì” – thực tế của nhiều phụ nữ ở các nước đang phát triển.

Mặc dù nhiều công ty trên toàn thế giới tham gia sản xuất nhưng sản phẩm này vẫn chưa được biết đến vào khoảng năm 2010. Các công ty có thể khó kiếm được lợi nhuận từ cốc nguyệt san vì một cô gái hoặc phụ nữ có thể sử dụng cốc đến 5 năm hoặc lâu hơn. Hầu hết phụ nữ nghe nói về cốc nguyệt san qua internet hoặc truyền miệng, thay vì biết đến qua quảng cáo thông thường trên TV.

Trong suốt thời gian từ nửa cuối thế kỷ 20 cho tới nay đã có rất nhiều hãng cốc nguyệt san ra đời với chất lượng và mẫu mã và giá thành khác nhau. Khoảng 30 năm gần đây, cốc nguyệt san đã trở lại mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại, cốc nguyệt san đang là sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cốc nguyệt san đang dần thay đổi quan niệm, cách ứng xử với ngày “đèn đỏ”, có thể khẳng định, cốc nguyệt san đang trở thành người bạn thân thiết giúp chị em chúng mình tự tin trong ngày “đèn đỏ” và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon