Kinh nguyệt

Mặt Trăng và Kinh Nguyệt 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Mặt trăng – xuất hiện trong các câu chuyện dân gian truyền miệng từ xa xưa, như một huyền thoại và truyền thuyết mang sức mạnh và phép thuật.

Có những bộ tộc tôn thờ mặt trăng như nữ thần, gọi mặt trăng bằng cái tên đầy tôn kính như “Chủ Nhân Của Vương Quốc Người Quá Cố”. Trong ngôi đền cổ tại Ai Cập tồn tại những bức tường khắc chữ tượng hình nói rằng “Dưới ánh trăng rằm người phụ nữ dễ bị tác động”. Từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên, kỉ vật chiếc bình cổ Hy Lạp mô tả nhiều đồ vật xung quanh “ngả theo ánh trăng”. Cả trong các ấn phẩm cổ đều ghi nhận lại hiện tượng “Mặt Trăng tác động ảnh hưởng tới thể trạng và tâm lý con người”. Như điển tích: Nữ thần mặt trăng Selena trừng phạt những kẻ gây tai họa bằng dịch bệnh, thiên tai.

Kể thêm rằng hiện tượng thủy triều lên xuống đã tạo nên môi trường sống cho những dạng sinh vật đơn giản đầu tiên trên hành tinh này (Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn). Chính nhờ hiện tượng thủy triều, các sinh vật biển cổ đại tiến lên cạn, đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng của sự tiến hóa động vật, làm nền móng cho sự xuất hiện của Con Người.

Từ những năm 1933- 2003, tại Mỹ, giới khoa học đã nghiên cứu kết quả suốt bảy thập kỉ ở vùng Nam California các trận động đất xảy ra. Thật bất ngờ, kết quả chúng trùng lặp với các kì trăng non hoặc trăng rằm.

Từ năm 1600 – 2000, thời kỳ hạn hán tại miền Trung Tây Hoa Kỳ cũng ghi lại rằng giai đoạn khô hạn trùng khớp với chu kì trên.

Mặt trăng tác động đến tâm sinh lý con người

Người Babylon cổ đại gọi chứng lunatic – mộng du đêm trăng tròn, là một hội chứng bệnh bị tác động bởi mặt trăng gây ra rối loạn tâm thần. Kể cả ngày nay các nhà nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng vào lúc trăng tròn những người bệnh nhân tâm thần có xu hướng phát bệnh cao hơn.

Trong tiếng Anh, những từ như moonstruc (đồ dở hơi) hay lunacy (điên khùng) là bằng chứng cụ thể về sức mạnh của mặt trăng tác động đến tâm sinh lý con người.

Trăng rằm có thể tạo ra cảm giác khiến con người ta bồn chồn, lo lắng, hay gây ảo giác. Vào giai đoạn trăng rằm chúng ta thường có trạng thái hay hồi tưởng, hoài niệm về những ký ức đã xảy ra. Nhiều tác phẩm kinh điển được các nhà văn, nhà thơ sáng tác vào lúc trăng rằm.

Trong sách cổ Trung Hoa – Câu hỏi thường gặp: Thuyết tám sự thần thánh – ghi lại rằng: Khi trăng lưỡi liềm, khí huyết [sinh lực cấu thành cơ thể người và duy trì sự sống] bắt đầu tăng cường, và an khí bắt đầu lưu chuyển. Khi trăng tròn, khí huyết đầy đủ, các cơ bắp khỏe mạnh. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng yếu đi, an khí ra đi, và chỉ còn lại hình thù.

Giống loài và chu trình sinh sản được kết nối với mặt trăng

Lịch sử hàng nghìn năm lịch sử và trải qua nhiều nền văn hóa khác nhau, mặt trăng được ghi nhận rằng, có liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng – khả năng sinh sản. Do đó, việc gieo hạt và thu hoạch hoa màu được thu hoạch thuận lợi nhất vào chu kỳ mặt trăng. Ngày nay, khoa học đã kết luận ra rằng: Mặt Trăng ảnh hưởng đến sự lên xuống triều cường và dòng chảy của đại dương. Trên thực tế, các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng các giai đoạn khác nhau của mặt trăng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và phát triển của hạt giống và thực vật. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng hiện đại, chúng ta thường ít quan tâm hơn đến chu kỳ tự nhiên của mặt trời, mặt trăng và các mùa.

Bạn có biết, tỉ lệ sinh sản của nhân loài tăng lên vào giai đoạn trăng rằm và trăng non. Người ta thường thích quan hệ luyến ái “về đêm” hơn là ban ngày. Ở con người, chu kỳ thay đổi thân nhiệt tương ứng với 24,8 tiếng đồng hồ – tương đương với một ngày âm lịch.

 

Kể cả ở cơ thể sinh vật, động vật cũng có nhịp sinh học theo chu kỳ mặt trăng đã được công nhận bởi các nhà khoa học:

  • Sói Bắc Mỹ hú mỗi khi cô đơn, hay khi muốn tranh giành lãnh thổ. Tiếng hú nhiều hơn khi ánh trăng mờ đi.
  • Sư tử săn mồi hiệu quả hơn vào tuần đầu tiên sau khi trăng tròn, là thời điểm ánh trăng yếu nhất.
  • Côn trùng Antlion nằm trong những cái hố để bắt mồi. Những đêm trăng tròn chúng nằm trong hố lớn, khi trăng khuyết lại nằm trong hố nhỏ. Vào đêm trăng sáng xác suất chúng bắt được mồi cao hơn.
  • Trong đêm trăng tròn, cú Bubo tích cực tìm kiếm bạn phối ngẫu. Và đi săn mồi vào đêm trăng khuyết hoặc trăng mới nhú.
  • Ở bờ biển, loài tatu là con mồi ưa thích của báo. Trăng càng sáng thì tatu càng ít ra khỏi hang và ngược lại. Và loài báo cũng rất khôn ngoan khi nắm được quy luật ánh trăng để đi săn tatu.

 

Mặt trăng ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?

Một hiện tượng nữa trùng hợp rằng, vì sao khi chất lượng giấc ngủ kém, ngủ chập chờn hay trằn trọc cả đêm… lại liên quan đến chu kỳ Mặt trăng? Trong giai đoạn trăng tròn, mức độ melatonin trong cơ thể thấp hơn bình thường, tần suất hoạt động của não cũng giảm đi đáng kể.

Chúng ta cũng biết rằng tuyến tùng [ở trung tâm não] sản xuất và giải phóng hormone melatonin. Melatonin ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chúng ta, đó có thể là chu kỳ sinh sản hoặc giấc ngủ. Việc sản xuất và bài tiết melatonin bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tiếp xúc với mắt. Ví dụ, phụ nữ mù thường có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và chu kỳ ngủ thường bị gián đoạn.

Nghiên cứu từ trường Đại học Basel ở Thụy Sĩ công bố trên tạp chí Current Biology, chỉ ra rằng người thường trằn trọc khó ngủ hơn khi vào thời gian trăng tròn. Số liệu thống kê: Con người ngủ ít hơn khoảng 20 phút, giấc ngủ sâu giảm 30%.  Thời gian này, con người cũng giảm melatonin, một hormone điều hòa giấc ngủ. “Chu kỳ trăng dường như ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, ngay cả khi người ta không nhìn thấy mặt trăng và không ý thức được mặt trăng ở giai đoạn thực tế”– Tiến sĩ Christian Cajochen phát biểu.

Mặt trăng và kinh nguyệt

Nếu lực hấp dẫn của mặt trăng có thể di chuyển khối nước khổng lồ trong đại dương, thì nó chắc chắn phải ảnh hưởng đến 60% chất lỏng trong cơ thể của chúng ta. Đó chính là kinh nguyệt – chất lỏng chảy.

“Chu kỳ mặt trăng” được nói tới như chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ, và niềm tin này xuất phát từ mối liên hệ chặt chẽ giữa khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày – dài bằng một chu kỳ mặt trăng.

Có bốn giai đoạn chu kỳ mặt trăng chính: trăng non, nguyệt san đầu tiên, trăng tròn và nguyệt san cuối cùng. Khi kinh độ hoàng đạo của Mặt trăng ở một góc với Mặt trời (khi nhìn từ Trái đất) bằng 0 °, 90 °, 180 ° và 270 °. Mặt trăng mất 27 ngày, 7 giờ và 43 phút để quay một vòng quanh Trái đất và 29,5 ngày để trăng tròn. Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường là từ 28-30 ngày, trung bình là 29,5 ngày theo xác suất thống kê. Vì vậy, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng mặt trăng như một công cụ để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một số quan sát cho thấy rằng phụ nữ sẽ rụng trứng vào khoảng thời gian trăng tròn và chảy máu khi tuần trăng kết thúc. Điều thú vị là một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ có chu kỳ khoảng 29 cộng thêm 1 ngày; có khả năng thụ thai cao nhất [“Human Biology”, 1987, Vol: 59, No: 6].

Charles Darwin – nhà nghiên cứu khoa học người Anh, nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên lập luận rằng: con người đầu tiên đến từ đại dương nên đồng hồ sinh sản của cơ thể được điều chỉnh dựa theo chu kỳ mặt trăng.

Tạp chí Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica công bố kết quả theo dõi hơn 800 người phụ nữ trong suốt 25 năm và có tới 30% phụ nữ có kinh nguyệt vào thời gian trăng tròn. Một nghiên cứu khác ghi chép số liệu từ 8.000 phụ nữ, kết quả được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học sinh sản, cho thấy rằng chu kỳ kinh của phụ nữ bắt đầu trong hai tuần bắt đầu từ ngày 11 cũng là ngày bắt đầu trăng tròn. Nhiều kết quả nghiên cứu khác đã nhận định: phụ nữ dễ thụ thai nhất vào lúc trăng non- là khi bầu trời đen tối nhất.

Tại bệnh viện Đại Học Y Frankfurt ở Đức, Gutman và Osvald – hai bác sĩ đã phân tích chu kì kinh nguyệt của 10.339 phụ nữ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1922 – 1935. Kết quả là đại đa số đều tương ứng giữa chu kì kinh nguyệt của họ với chu kì mặt trăng.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nepah chỉ ra rằng: những phụ nữ có chu kỳ rụng trứng trùng với trăng tròn có nhiều khả năng mang bầu bé trai và những phụ nữ thụ thai trước chu kỳ trăng tròn có nhiều khả năng bầu bé gái.

Bạn có biết về The Lunar Peak (Đỉnh âm lịch)?

Vào 1950, Tiến Sĩ Eugene Jonas – một nhà tâm lý học đã phát hiện ra hiện tượng The Lunar Peak – Đỉnh Âm Lịch.  Nghiên cứu của ông dựa trên các bệnh nhân- những người phụ nữ công giáo sử dụng phương pháp theo dõi chu kỳ mặt trăng cho mục đích phòng tránh thai. Tỷ lệ thành công đối với phương pháp quan sát này là 30-85%. Tiến sĩ Eugene Jonas cũng là người đặc biệt quan tâm đến chiêm tinh học và ông phát hiện ra một điều thú vị ghi chép trong một văn bản chiêm tinh Babylon cổ đại: Phụ nữ có khả năng sinh sản trong một giai đoạn nhất định của mặt trăng.

Đi sâu vào nghiên cứu,Tiến sĩ Eugene Jonas nhận thấy rằng phụ nữ có khả năng rụng trứng khi mặt trăng ở cùng pha với thời điểm sinh nở của họ. Ông gọi hiện tượng The Lunar Peak là đỉnh âm lịch, nó là một chu kỳ bắt đầu từ lúc mới sinh, diễn ra ở tuổi dậy thì và vẫn hoạt động xuyên suốt những năm tháng sinh nở. Nếu ngày rụng trứng giữa chu kỳ trùng với đỉnh âm lịch của phụ nữ, thì khả năng sinh sản của cô ấy sẽ được tăng thêm. Thêm vào đó, nếu quan hệ trong thời kỳ đỉnh âm lịch của phụ nữ, tỷ lệ thành công của phương pháp này là 98%. [trích”Khả năng sinh sản tự nhiên: Hướng dẫn hoàn chỉnh để tránh hoặc thụ thai hiệu quả” của Francesca Naish]

Hiểu sao cho đúng về “Trai Mùng Một, Gái Hôm Rằm”?

Dân gian ta thường có truyền miệng “Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này” để chỉ những đứa trẻ sinh vào hai ngày này sẽ đáo để và khó nuôi.  Bởi theo quan niệm, mặt trăng – biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính – con gái. Còn mặt trời biểu trưng cho dương khí – dương tính – bé trai. Về mặt phong thủy thì âm dương cân bằng mới mang tới vận khí tốt. Nên khi âm hay dương cực thịnh là điều bất thường.

Vào ngày mùng một khi trăng mờ nhất thì dương khí lại thịnh nhất, nên những bé trai sinh vào đêm mùng một sẽ hội tụ đầy đủ đặc tính mạnh mẽ vào tính cách. Còn ngày rằm (15 Âm Lịch) trăng thường sáng đẹp, âm khí cũng vượng nhất nên bé gái sinh vào đêm rằm thừa hưởng đặc tính này và chuyển hóa vào tính cách.

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều như sau:

Sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. “Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác”.

Mặc dù quan niệm dân gian vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay , xét trong mối tương quan giữa ánh trăng và hiện tượng thủy triều, đó chỉ là một yếu tố ban đầu trùng hợp có thể ảnh hưởng đến tính cách những đứa trẻ sinh ra trong đêm đó. Đây là quan niệm của thời xưa khi cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan miếng cơm manh áo. Văn hóa xã hội hiện đại bây giờ đã khác, đối với người làm cha mẹ chỉ cần “mẹ tròn con vuông” đã là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Thước đo sự tử tế và thành công của một người còn nằm ở sự giáo dục giúp đứa trẻ phát triển hài hòa cả thể lẫn lẫn tâm hồn. Không nên đổ tội cho quan niệm lạc hậu xưa cũ để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình”.

 

“Đưa chu kỳ kinh nguyệt hòa hợp với chu kỳ mặt trăng”

Bạn đã nghe tới phương pháp “Đưa chu kỳ kinh nguyệt hòa hợp với chu kỳ mặt trăng” của chị Thu- Hương Nguyễn chưa? Chị Thu- Hương Nguyễn chỉ ra rằng phần lớn nguyên nhân của việc mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt chúng ta hay mệt mỏi khó ở là do chu kỳ kinh nguyệt không hòa hợp với chu kỳ Mặt Trăng. Khi một chu kì hòa hợp sẽ ít gây ra sự khó chịu cho cơ thể, đồng thời giúp năng lượng tính nữ của bạn gái trở nên hài hòa, cân bằng, giảm stress căng thẳng hơn. Hãy thể hiện bản thân, hướng ra ngoài vào ngày trăng tròn. Hãy bước ra đường, “tắm” dưới ánh trăng, nhảy múa, cười nói, mặc sexy, nhìn ngắm vuốt ve và tự hào về cơ thể mình. Và nếu có đối tác thì càng tốt. Thiền và kết nối với ánh trăng cũng rất tốt. Nếu bạn chưa biết thiền, đơn giản là hãy làm một nghi thức nho nhỏ như đốt nến lên, xịt tinh dầu, bật một bản nhạc thư giãn, mỉm cười và ngắm trăng ^^

Vậy những cách nào để chúng ta kết nối và hòa hợp được chu kì của mình?

Ngắm trăng mỗi đêm – là một cách đơn giản để bắt đầu kết nối với chu kỳ mặt trăng.

Bạn hãy đi dạo, ra ngoài vào ban đêm và nhìn lên bầu trời. Chú ý ví trị của mặt trăng và ghi nhận lại cảm giác của bạn. Bạn có thể tải các ứng dụng lịch mặt trăng (moon phrase celendar) để quan sát thêm nha!

1. Đầu tiên, tạo nhận thức về các giai đoạn của mặt trăng, quan sát lịch khi bạn rụng trứng, khi bạn vào chu kì. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy rằng họ “hái dâu” vào thời điểm trăng tròn hoặc trăng non. Hãy ghi chép lại để có căn cứ điều chỉnh dần.

2.Nếu bạn đang trải qua giai đoạn mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, không thể thống kê được. Bạn có thể sử dụng biểu đồ mặt trăng để lập biểu đồ cho chu kỳ của mình; bạn có thể nhìn thấy một mô hình giữa sự bất thường và hỗn loạn rất rõ ràng.

Khi bạn ngắm trăng, chú ý tới hình dạng và vị trí của nó, hãy mang nhận thức đó vào cơ thể của mình. Ghi nhận cảm giác của bạn ở từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ mặt trăng và chu kỳ kinh nguyệt bản thân.

3. Lắng nghe cơ thể, trân trọng cơ thể và đề cao tính nữ của bạn.

Khi bị đau, là cơ thể bạn đang mang một thông điệp tới, chúng ta hãy kiên trì nhẫn nại lắng nghe chính mình, cho mình thêm thời gian nghỉ ngơi, nuông chiều bản thân đang nũng nịu một chút, cho mình được phép yếu đuối dễ xúc động vào những ngày tới tháng.

Vào thời điểm trăng non (mồng một âm lịch), chúng mình hãy thực hành những hoạt động tăng tính nữ, như An Khánh chia sẻ rằng bạn ấy tiếp xúc thiên nhiên (cắm hoa, trồng cây, đi bộ trong rừng, tạo ra sự sống, chạm vào cây, cảm nhận gió, nuôi chó mèo để học được về sự kiên nhẫn). An Khánh tập trung chăm sóc bản thân: tắm yêu mình (chạm, trao tình yêu tới từng cm trên cơ thể), yêu phần nữ – thiên chức đặc ân- và thực hành ngâm mông, xông yoni, cắt tỉa gọn gàng. Ngoài ra còn làm những thứ tỉ mẩn sáng tạo như may vá , thêu thùa, ngâm những đồ lên men xem tụi nó phát triển và ngắm nhìn nó. Mình rất thích thông điệp mà An Khánh chia sẻ “Hãy yêu mình, đối xử dịu dàng với mình, như cách mà mình yêu người”.

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon