Những thông tin hữu ích

Những điều có thể bạn chưa biết về tampon 

Mục lục

Đánh giá

Kể từ khi ra đời, tampon đã trở thành một chủ đề được phái nữ quan tâm. Có khá nhiều câu hỏi và quan niệm sai lầm về tampon như: có thể mất trinh do đeo tampon; tampon có thể rơi ra ngoài; điều gì xảy ra nếu để tampon quá lâu; nên sử dụng cốc nguyệt san hay tampon;… Trong bài viết này, Nàng Nguyệt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giải đáp các câu hỏi thường gặp về tampon nhé!

Tampon và cơ thể phái nữ

Chèn hoặc tháo tampon có đau không?

Không đau. Bạn có thể thử các loại tampon khác nhau — có hoặc không có dụng cụ bôi — để xem bạn thích loại nào hơn. Đôi khi sẽ hơi khó chịu khi nhét hoặc tháo tampon vì âm đạo bị khô hoặc dòng chảy rất nhẹ.

Sử dụng một lượng nhỏ chất bôi trơn gốc nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng khô da và tampon trượt vào dễ dàng hơn. Nếu bạn nhận thấy khô rát, khó chịu khi tháo tampon, hãy thử chuyển sang loại thấm hút nhẹ hơn. Nếu bạn tiếp tục bị đau âm đạo khi sử dụng tampon, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hoặc chuyển sang một sản phẩm vệ sinh an toàn hơn như cốc nguyệt san.

Xem thêm: Cốc nguyệt san là gì?

Người sử dụng có cảm nhận được tampon đang bên trong cơ thể không?

Không. Khi tampon được chèn vào đúng cách (đẩy đủ xa), bạn sẽ không thể cảm nhận được. Tampon được thiết kế để đeo ở phần trên của âm đạo, phần cách xa cửa âm đạo nhất. Nếu bạn có thể cảm nhận được tampon đang bên trong cơ thể, hãy thử đẩy nó vào sâu hơn một chút.

Tampon có thể bị “lạc” vào bên trong không?

Không. Cổ tử cung (ở cuối âm đạo) chỉ có một lỗ nhỏ để máu hoặc tinh dịch đi qua. Nếu bạn gặp khó khăn khi tháo tampon, hãy thử rặn — như thể bạn sắp đi đại tiện. Hoặc thử ngồi xổm thay vì đứng. Di chuyển các ngón tay xung quanh bên trong âm đạo và cố gắng cảm nhận về phía trên và ra sau. Khi bạn có thể sờ thấy sợi dây của tampon, hãy nắm lấy nó giữa các ngón tay và kéo ra.

Tampon có thể “rơi ra ngoài” không?

Trường hợp này có thể xảy ra những không thường xuyên. Khi tampon được đưa vào đúng cách (đẩy đủ xa), âm đạo sẽ giữ tampon ở vị trí tự nhiên, ngay cả khi bạn chạy hoặc hoạt động mạnh. Nếu bạn rặn quá mạnh trong khi đi vệ sinh, tampon có thể rơi ra ngoài. Nếu điều đó xảy ra, hãy chèn một cái mới.

Có thể mất trinh vì chèn tampon không?

Không. Trinh tiết không phải là thứ gì đó có thể xem xét trên phương diện thể chất hay y tế. Nó thuộc về văn hóa và nhiều người có định nghĩa cũng như quan điểm khác nhau. Các khái niệm về trinh tiết đôi khi được liên kết với lớp màng bao phủ âm đạo, còn được gọi là màng trinh, bị “phá vỡ” khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

Thực chất, màng trinh bao gồm các nếp gấp mỏng của mô nhầy nằm cách 1-2cm ngay bên trong cửa âm đạo. Anna Knöfel Magnusson thuộc RFSU (Hiệp hội Giáo dục giới tính Thụy Điển) đã viết về nó trong cuốn sách Vaginal Corona: Myths surrounding virginity: “Mỗi màng trinh trông đều khác nhau, về kích thước, màu sắc và hình dạng. Nó có màu hơi hồng, gần như trong suốt, và có thể giống như cánh hoa, một mảnh ghép hoặc nửa vầng trăng. Trong phần lớn các trường hợp, màng trinh có tính đàn hồi và co giãn. Rất hiếm khi các nếp gấp mô nhầy có thể bao phủ toàn bộ cửa âm đạo. Trong trường hợp đó, có thể cần phải đi khám bác sĩ phụ khoa và mở âm đạo để thoát máu kinh, cho phép chèn tampon hoặc quan hệ tình dục”.

Màng trinh có thể bị rách do các hoạt động thể chất cơ bản hàng ngày, không phải chỉ khi đưa những thứ như tampon, cốc nguyệt san,… vào bên trong âm đạo. Những thay đổi nội tiết tố xảy ra khi một người trưởng thành qua tuổi dậy thì cũng có thể làm thay đổi hình dạng và tính linh hoạt của màng trinh.

Theo quan điểm của mình:

Trinh tiết không nên là trọng tâm của bất kỳ cuộc nói chuyện nào trong thời buổi hiện đại như ngày nay

Tampon và sức khỏe

Tampon có gây ra Hội chứng sốc nhiễm độc không?

Có thể. Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 100.000 người hành kinh. Hơn một nửa số trường hợp TSS được báo cáo có liên quan đến việc sử dụng tampon, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Đeo tampon trong thời gian dài (trên 8 giờ) có dẫn đến TSS. Các triệu chứng của TSS bắt đầu đột ngột và có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng.

Hội chứng sốc nhiễm độc có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy điều quan trọng là phải biết các triệu chứng của nó:

  • Nhiệt độ cao (sốt) từ 102,2F (39C) trở lên
  • Các triệu chứng giống như cảm cúm, chẳng hạn như đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau họng và ho
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Phát ban giống như cháy nắng lan rộng
  • Lòng trắng của mắt, môi và lưỡi chuyển sang màu đỏ
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở
  • Lú lẫn, buồn ngủ, mất ý thức

TSS là một trường hợp y tế khẩn cấp. Mặc dù những triệu chứng này có thể là do một bệnh khác, nhưng điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn có các triệu chứng trên. Rất ít khả năng bạn bị TSS, nhưng không nên bỏ qua những triệu chứng này. Nếu các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hãy đến bệnh viện gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc TSS?

Sử dụng tampon có độ thấm hút thấp hơn và thay thường xuyên, đồng thời tránh để tampon trong hơn 8 giờ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một sản phẩm kinh nguyệt khác, như cốc nguyệt san hoặc đĩa nguyệt san. Cốc nguyệt san không có nguy cơ gây ra TSS. Chỉ có duy nhất một trường hợp TSS được ghi nhận có liên quan đến việc sử dụng cốc nguyệt san và điều này xảy ra khi một phụ nữ gãi vào bên trong âm đạo của mình trong khi đưa cốc vào.

Xem thêm: Cốc nguyệt san có gây ra TSS (Hội chứng sốc nhiễm độc) không?

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng tampon

Nên thay tampon bao lâu một lần?

Cách tốt nhất để biết liệu tampon có cần thay hay không là kéo nhẹ dây tampon. Nếu nó bắt đầu kéo ra một cách dễ dàng, thì đã đến lúc thay rồi đấy. Nếu không, bạn có thể để lâu hơn một chút. Không nên để tampon trong hơn 8 giờ bạn nhé!

Có thể đi vệ sinh khi đeo tampon không?

Bạn không cần phải thay tampon sau mỗi khi đi tiểu, tuy nhiên nên nhét dây vào âm đạo hoặc cố gắng giữ chặt để không bị dính nước tiểu. Nó chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn thôi. Vì rất ít trường hợp người dùng gặp phải các vấn đề sức khỏe do vô tình đi tiểu vào dây tampon.

Một số người đi đại tiện khi đeo tampon, trong khi những người khác chọn cách thay tampon sau khi đi đại tiện — cả hai cách này đều ổn.

Có thể xả tampon xuống bồn cầu không?

Tốt hơn là không nên xả tampon xuống bồn cầu. Tampon được tạo ra để hấp thụ chất lỏng và giãn nở, vì vậy chúng có thể làm tắc nghẽn bồn cầu và đường ống — đặc biệt nếu hệ thống ống nước đã cũ. Hầu hết các loại tampon không thể tự phân hủy sinh học, llựa chọn an toàn nhất là bọc tampon trong giấy vệ sinh và ném vào thùng rác.

Có thể sử dụng tampon trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên không?

Nếu muốn, bạn có thể sử dụng tampon ngay kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bạn nên xem hướng dẫn hoặc lời khuyên từ những người có kinh nghiêm. Nên chọn loại có độ thấm hút phù hợp với dòng chảy của bạn (loại nhỏ nếu không nhiều máu, bình thường hoặc siêu thấm nếu nhiều).

Nếu gặp khó khăn nào khi chèn tampon, bạn có thể thử sử dụng tampon có dụng cụ bôi hoặc thêm một lượng nhỏ chất bôi trơn gốc nước vào để giúp tampon trượt vào dễ dàng hơn.

Có thể tắm khi đeo tampon không?

Bạn có thể đeo tampon khi tắm dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm.

Có thể đi bơi trong khi hành kinh không?

Hoàn toàn có thể nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san.

Xem thêm: Có thể đi bơi khi sử dụng cốc nguyệt san hay không?

Tampon có hết hạn sử dụng không?

Thời hạn sử dụng của tampon là khoảng 5 năm, nếu chúng được đựng trong bao bì và bảo quản trong môi trường khô ráo. Nếu để tampon ở nơi ẩm ướt – ví dụ như phòng tắm, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển.

Điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là bao bì. Nếu túi đựng tampon bị rách và để quá lâu, không nên tiếp tục sử dụng. Tampon có thể đã bị mốc hoặc bẩn và gây nhiễm trùng âm đạo. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu ngứa ngáy hoặc kích ứng khi sử dụng tampon, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Xem thêm: Nguyên nhân gây ngứa vùng kín trước ngày đèn đỏ và cách giải quyết

Có thể sử dụng tampon khi đặt vòng tránh thai được không?

Ngay sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể bị chảy máu một chút – không sử dụng tampon cho trường hợp này. Sau khi ngừng chảy máu do đặt vòng, bạn có thể tiếp tục sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san. Các sợi vòng tránh thai chỉ kéo dài vài cm từ cổ tử cung, vì vậy chúng hoàn toàn không liên quan đến đến việc chèn và tháo tampon.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon