Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Rong kinh (Menorrhagia) – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Mục lục

Đánh giá

Rong kinh (kinh nguyệt ra nhiều) là một hiện tượng rối loạn thường gặp ở phụ nữ. Đó là tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và đôi khi có thể là ra rất nhiều máu.

Rong kinh là gì?

Như đã đề cập ở trên, rong kinh (menorrhagia) là một thuật ngữ y tế chỉ tình trạng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài trên 7 ngày. Cứ 20 phụ nữ thì có khoảng 1 người bị rong kinh. Rong kinh có thể là hiện tượng máu chảy ra rất nhiều, khiến bạn phải thay băng vệ sinh chưa đầy 2 giờ. Hoặc cũng có thể là hiện tượng những cục máu đông với kích thước lớn.

Rong kinh có thể dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, máu chảy nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đau bụng dưới và khiến các hoạt động thường ngày trở thành rất khó khăn.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể yếu đi và gián đoạn cuộc sống do chảy máu nhiều, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích và chữa trị kịp thời.

Những dấu hiệu của rong kinh

  • Thay 1 hoặc nhiều miếng băng vệ sinh mỗi giờ trong nhiều giờ liên tục
  • Kinh nguyệt kéo dài (hơn 7 ngày)
  • Cục máu đông có kích thước lớn
  • Chảy máu khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường
  • Đau liên tục ở phần dưới của dạ dày
  • Thiếu năng lượng
  • Hụt hơi

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng rong kinh

Rong kinh có thể xảy ra do các vấn đề về tử cung, các vấn đề về hormone hoặc các bệnh lý khác. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Sự phát triển hoặc khối u của tử cung (không phải là ung thư)
  • Ung thư cổ tử cung hoặc tử cung
  • Do các biện pháp kiểm soát sinh sản
  • Các vấn đề liên quan đến mang thai (sẩy thai hoặc chửa ngoài tử cung)
  • Rối loạn chảy máu
  • Bệnh gan, thận hoặc tuyến giáp
  • Bệnh viêm vùng chậu và nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin
  • Quá trình chuyển đổi mãn kinh, còn được gọi là tiền mãn kinh
  • Sinh con
  • U xơ hoặc polyp trong niêm mạc hoặc cơ của tử cung

Làm thế nào để chẩn đoán rong kinh?

Bệnh rong kinh được bác sĩ chẩn đoán thông qua hàng loạt câu hỏi về bệnh sử và chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Thông thường, đối với phụ nữ rong kinh ra và máu kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất nhiều hơn 80 ml (so với 60 ml).

Bác sĩ có thể hỏi các thông tin về:

  • Tuổi của bạn khi có kinh lần đầu tiên
  • Thời gian chu kỳ kinh nguyệt
  • Số ngày kinh nguyệt kéo dài
  • Số ngày kinh nguyệt ra nhiều
  • Chất lượng cuộc sống trong kỳ kinh nguyệt
  • Thành viên gia đình có tiền sử kinh nguyệt ra nhiều hay không
  • Những căng thẳng mà bạn đang đối mặt
  • Vấn đề cân nặng
  • Loại thuốc đang sử dụng

Các xét nghiệm hoặc khám để chẩn đoán rong kinh:

  • Khám vùng chậu
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp, kiểm tra tình trạng thiếu máu và cục máu đông
  • Xét nghiệm Pap để kiểm tra các tế bào từ cổ tử cung để tìm ra những thay đổi
  • Sinh thiết nội mạc tử cung để kiểm tra mô tử cung, tìm ra tế bào ung thư hoặc bất thường
  • Siêu âm để kiểm tra chức năng của mạch máu, mô và các cơ quan khác

Đôi khi, các xét nghiệm bổ sung vẫn được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu nhiều, bao gồm:

  • Siêu âm để kiểm tra các vấn đề trong niêm mạc tử cung
  • Nội soi tử cung để kiểm tra polyp, u xơ hoặc các vấn đề khác
  • Cắt và nạo (“D&C”). Xét nghiệm này cũng có thể điều trị nguyên nhân gây chảy máu. Trong quá trình kiểm tra này, niêm mạc tử cung được cạo và kiểm tra.

Điều trị rong kinh như thế nào?

Việc điều trị rong kinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân chảy máu nhiều, sức khỏe, tuổi tác và tiền sử bệnh của bạn.

Ngoài ra, việc điều trị còn phụ thuộc vào phản ứng của bạn với một số loại thuốc, mong muốn cũng như nhu cầu của bạn. Quyết định mang thai hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến phương pháp điều trị rong kinh. Nếu bạn không bị thiếu máu, bạn có thể chọn cách không điều trị.

Các phương pháp điều trị phổ biến:

  • Bổ sung sắt để đưa thêm nhiều sắt vào máu
  • Dùng Ibuprofen để giảm đau và lượng máu
  • Kiểm soát sinh sản để làm cho kinh nguyệt đều hơn và giảm chảy máu (thuốc viên, vòng âm đạo, miếng dán).
  • Dùng vòng tránh thai trong tử cung (IUD) để kinh nguyệt đều hơn và giảm ra máu
  • Liệu pháp hormone
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết để giảm chảy máu
  • Nạo để giảm chảy máu bằng cách loại bỏ lớp trên cùng của niêm mạc tử cung
  • Phẫu thuật nội soi tử cung để loại bỏ u xơ và polyp
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần niêm mạc tử cung
  • Cắt bỏ tử cung và bạn sẽ ngừng có kinh

Xử trí rong kinh tại nhà

Để kiểm soát rong kinh, một số phụ nữ lựa chọn ở nhà vào những ngày máu kinh ra nhiều. Ngoài ra, bạn nên mang dự phòng băng vệ sinh trong ví mọi lúc. Mặc quần hoặc váy tối màu có thể sẽ hữu ích nếu bạn lo lắng về những vết ố trên quần áo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tấm trải giường chống thấm nước để ngăn vết bẩn.

Phòng ngừa rong kinh như thế nào?

Bệnh rong kinh không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nói chuyện với bác sĩ của bạn để được chẩn đoán và điều trị có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác trong tương lai.

Điều cần lưu ý khi sống chung với rong kinh

Bệnh rong kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó có thể gây thiếu máu và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể phát sinh nếu vấn đề chảy máu nhiều không được giải quyết. Với các phương pháp điều trị thích hợp và sự hỗ trợ của bác sĩ, rong kinh có thể được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon