Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tìm hiểu về Sa cơ quan vùng chậu (Prolapse) và cốc nguyệt san 

Mục lục

Đánh giá

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu thế nào là “Sa âm đạo” (Prolapse), hay còn được gọi là Sa cơ quan vùng chậu. 

Một số điều cần biết về cổ tử cung

Cổ tử cung thường không nằm thẳng và chính giữa bên trong ống âm đạo, mà thường nằm về phía sau (gần hậu môn hơn) và hơi lệch sang một bên (trái hoặc phải). Vị trí cổ tử cung của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, một cá nhân không thể tự phát hiện được hiện tượng sa cơ quan vùng chậu trong cơ thể, cho đến khi họ cảm thấy có thứ gì đó bắt đầu nhô ra từ ống âm đạo. Nếu không, cần phải gặp bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Các loại sa cơ quan vùng chậu

Nhiều người đã từng trải qua một trong các loại sa cơ quan vùng chậu, và đôi khi là nhiều hơn. Cũng có nhiều mức độ sa khác nhau. Cấp độ nhẹ có thể sử dụng các biện pháp chữa trị tại nhà. Nếu nặng hơn thì cần can thiệp biện pháp hỗ trợ y tế. Bao gồm:

Sa bàng quang (Cystocele)

Đây là loại sa cơ quan vùng chậu phổ biến nhất. Điều này xảy ra khi bàng quang ép vào thành âm đạo.

Sa niệu đạo (Urethrocele)

Khi ống niệu đạo – cơ quan dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị cong hoặc mở rộng.

Sa tử cung

Xảy ra khi tử cung tụt xuống khỏi vị trí bình thường và cổ tử cung ép sâu hơn vào âm đạo.

Sa âm đạo

Thường chỉ xảy ra sau khi cắt bỏ tử cung. Khi âm đạo không còn sự nâng đỡ từ tử cung, nó có thể rơi vào ống âm đạo.

Sa ruột nhỏ – Enterocele

Khi ruột non ép vào thành âm đạo.

Rectocele

Nếu các mô ngăn cách giữa âm đạo và trực tràng quá yếu, có thể gây ra một khối phồng ở thành sau của âm đạo.

Các nguyên nhân phổ biến của bệnh sa cơ quan vùng chậu

  • Tất cả các loại sa cơ quan vùng chậu kể trên có thể xảy ra do dây chằng, mô, cân mạc hoặc cơ sàn chậu nâng đỡ vùng xương chậu bị kéo căng hoặc suy yếu.
  • Xảy ra nhiều nhất ở những người đã mang thai hoặc đã sinh con, trải qua một hoặc nhiều loại sa cơ quan vùng chậu do căng thẳng khi mang thai hoặc sinh nở.
  • Cho con bú có thể làm giảm mức độ estrogen và góp phần làm suy yếu thành âm đạo.
  • Lão hóa có thể là một yếu tố khác: với mức độ giảm estrogen trong và sau thời kỳ mãn kinh, sàn chậu có thể mất đi độ đàn hồi của nó.

Nhiều người bị sa cơ quan vùng chậu không có triệu chứng và thậm chí có thể không nhận ra kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh sa cơ quan vùng chậu

  • Áp lực vùng chậu
  • Khối phồng bất thường bên trong âm đạo
  • Cảm giác như có thứ gì đó nhô ra khỏi âm đạo
  • Kéo hoặc căng ở vùng bẹn
  • Đau lưng dưới
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu
  • Các vấn đề về tiết niệu hoặc tiểu không kiểm soát
  • Các vấn đề với ruột

Sa cơ quan vùng chậu hiếm khi có thể tự khỏi. Hãy nói chuyện với bác sĩ để có những biện pháp chữa trị. Phương pháp có thể là sử dụng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng sa và đưa các cơ quan trở lại đúng vị trí.

Những điều tồi tệ hơn có thể sẽ xảy ra

  • Béo phì
  • Ho mãn tính / dị ứng hoặc hắt hơi
  • Táo bón
  • Tử cung nhô ra quá nhiều

Cách sử dụng cốc nguyệt san khi bị sa cơ quan vùng chậu

Ngay cả khi bị sa cơ quan vùng chậu, nhiều người vẫn sử dụng cốc nguyệt san thành công và không bị đau. Chìa khóa ở đây là tìm một chiếc cốc không gây khó chịu và vẫn hiệu quả.

Vì triệu chứng sa cơ quan vùng chậu có thể khiến âm đạo có hình dạng khác với âm đạo “bình thường”, nên có thể mất vài lần thử để tìm đúng cốc, vị trí và góc. Tuy nhiên, với cái phù hợp, chắc chắn sẽ giúp bạn thoải mái.

Đa số những người bị sa cơ quan vùng chậu đều nói rằng cốc ngắn hơn hoặc rộng hơn thường sẽ vừa vặn hơn. Độ chắc chắn tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng một số người cảm thấy rằng cốc nguyệt san thực sự giúp nâng đỡ thành âm đạo tốt hơn, chứ không làm trầm trọng thêm tình trạng sa cơ quan vùng chậu.

Nếu bạn định sử dụng cốc nguyệt san khi bị sa cơ quan vùng chậu, tốt nhất nên bắt đầu với cả kích thước nhỏ và lớn để có thể tìm được một chiếc vừa vặn.

Cốc nguyệt san có thể gây sa cơ quan vùng chậu không?

Trong ngắn hạn thì có. Cốc nguyệt san có thể gây ra hiện tượng sa nhẹ nếu cốc tạo ra lực hút khi lấy ra. Tuy nhiên, vì chúng ta có xu hướng ngừng kéo cốc xuống khi cảm thấy đau, đây có thể chỉ là một chứng sa nhẹ mà cơ thể có thể tự điều chỉnh. Để tránh bất kỳ cảm giác đau, khó chịu hoặc sa nhẹ nào, hãy nhớ xả hết lực hút do cốc tạo ra trước khi lấy nhé!

Cách giải phóng lực hút khi lấy cốc nguyệt san

  • Tránh kéo cốc xuống từ phần thân cốc
  • Véo đế cốc để đẩy hết không khí ra ngoài
  • Lắc lư chiếc cốc qua lại trong khi nhẹ nhàng kéo xuống
  • Dùng một ngón tay để nén nhẹ thành cốc

Nếu bạn cảm thấy cổ tử cung bị kéo ra quá mạnh, hãy ngừng sử dụng cốc nguyệt san trong một hoặc hai ngày để cơ thể tự điều chỉnh trở lại bình thường. Một lần nữa, nếu bạn không chắc chắn, hãy đến các cơ sở ý tế để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ nhé!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon