Mục lục
Cốc nguyệt san là một sản phẩm được thiết kế dành riêng cho phái nữ trong những ngày kinh nguyệt với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm vệ sinh truyền thống (băng vệ sinh, tampon). Thế nhưng nếu như không sử dụng đúng cách thì sản phẩm này cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và để lại hậu quả khôn lường. Vậy các tác dụng phụ đó là gì? Hãy cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
3 tác dụng phụ của cốc nguyệt san khi sử dụng không đúng cách
Gây viêm nhiễm vùng kín
Cốc nguyệt san đã được thiết kế tối ưu hơn hẳn những sản phẩm vệ sinh truyền thống (băng vệ sinh, tampon) để giúp hạn chế tối đa tình trạng gây viêm nhiễm hay kích ứng cho vùng kín. Thế nhưng đó chỉ là khi cốc nguyệt san mà bạn đang sử dụng có chất lượng tốt, chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đồng thời đã sử dụng đúng cách.
Bên cạnh việc chú trọng tới chất lượng của sản phẩm thì bạn cũng nên tìm hiểu phương pháp vệ sinh đúng cách trong quá trình sử dụng cốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính bản thân mình. Luôn rửa cốc trước và sau khi sử dụng dưới vòi nước sạch và dung dịch vệ sinh cốc chuyên dụng. Đồng thời sau mỗi kỳ kinh nguyệt cũng cần phải tiệt trùng cốc với nước sôi từ 3 – 5 phút để chắc chắn rằng mọi vi khuẩn gây bệnh còn bám trên cốc đã bị tiêu diệt.

Ngoài ra, trong quá trình đưa cốc vào cũng như lấy ra khỏi vùng kín nếu như quá mạnh tay hoặc không cẩn thận cũng sẽ tạo vết thương và khiến cho vùng kín bị nhiễm khuẩn dẫn đến các viêm nhiễm phụ khoa.
Bị rò rỉ
Một trong những tác dụng phụ của cốc nguyệt san chính là bị rò rỉ. Nếu như bạn sử dụng cốc quá thời gian tối đa (quá 12 tiếng) cũng có thể gây ra tình trạng bị rò rỉ. Thế nên cho dù đeo cốc có khiến bạn cảm thấy dễ chịu đến đâu thì bạn cũng cần phải nhớ thời gian để lấy cốc ra khỏi cơ thể nhé! Thời gian sử dụng tốt nhất của cốc là từ 8 đến 10 tiếng, sau thời gian đó bạn nên lấy cốc ra khỏi cơ thể để tiến hành vệ sinh lại cốc, sau đó tiếp tục sử dụng. Việc bạn tháo cốc và làm vệ sinh thường xuyên (cho dù cốc chưa đầy) cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác tươi mới, sạch sẽ và dễ chịu hơn, quan trọng nhất là sẽ tránh được sự cố rò rỉ, vấy bẩn lên quần áo của bạn.
Ngoài ra, nếu như bạn không muốn bị tràn kinh nguyệt một cách bất ngờ thì cũng nên để ý đến quá trình đặt cốc vào âm đạo nhé! Khi tiến hành đưa cốc vào bên trong âm đạo thì bạn hãy nhớ xoay phần cuống cốc theo chiều kim đồng hồ và ngược lại vài lần để chắc chắn rằng cốc đã bung mở hoàn toàn bên trong, miệng cốc đã ôm sát lấy thành tử cung, đảm bảo kinh nguyệt sẽ không rò rỉ ra ngoài.

Bị đau rát trong khi sử dụng
Tác dụng phụ khó chịu nhất của cốc nguyệt san chính là gây ra cho chị em cảm giác bị đau rát ở vùng kín. Nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu này là do bạn đã đặt cốc sai vị trí. Nếu như đặt cốc ở vị trí cao có thể sẽ khiến cốc nguyệt san chạm tới cổ tử cung gây ra cảm giác đau nhói. Còn nếu như đặt cốc ở vị trí thấp quá thì rất có thể sẽ khiến phần cuống cốc cọ sát với miệng âm đạo gây ra cảm giác ngứa rát. Chính vì vậy, kinh nghiệm sử dụng cốc là điều vô cùng quan trọng để bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Trên đây là 3 tác dụng phụ của cốc nguyệt san khi không sử dụng đúng cách. Từ việc lựa chọn sản phẩm với các tiêu chí như chất liệu, kích thước phù hợp đến cách thức đeo – tháo hay vệ sinh cốc đều cần được quan tâm. Hãy ghi nhớ những nguyên nhân cũng giải pháp đã được nêu ra trong bài viết này để có thể tránh không bị rò rỉ, đau rát hay viêm nhiễm trong quá trình sử dụng cốc nguyệt san, bạn nhé!

Lê Quỳnh
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…