Đĩa nguyệt san

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng – Mua ở đâu – Có nên dùng? 

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu bạn đã bắt đầu theo dõi Nàng Nguyệt hay đọc các bài viết trên blog này thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với khái niệm “đĩa nguyệt san” hay “đĩa kinh nguyệt” rồi đúng không? Tuy nhiên, với những bạn mới ghé thăm mình lần đầu và chưa tìm hiểu nhiều về sản phẩm này thì chắc hẳn sẽ còn một chút bỡ ngỡ.

Vì thế, Nàng Nguyệt đã quyết định tổng hợp tất tần tật mọi thông tin về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) do chính bản thân mình rút ra trong quá trình trải nghiệm, tư vấn và lắng nghe từ nhiều bạn nữ khác trong bài viết này. Mong rằng sẽ phần nào có ích cho bạn!

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) là gì?

Nếu bạn tra google từ khóa “Đĩa kinh nguyệt là gì/ Thông tin về đĩa nguyệt san” sẽ nhận được một số kết quả như sau:

  • Đĩa kinh nguyệt là sản phẩm dành cho chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ, được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ lên đến 12 giờ bên trong âm đạo.
  • Đĩa kinh nguyệt dùng dễ dàng và hiệu quả hơn cốc nguyệt san.
  • Bạn có thể sử dụng đĩa nguyệt san để quan hệ tình dục xâm nhập khi tới tháng.
  • Đĩa kinh nguyệt giúp giảm thiểu chứng đau bụng kinh, co thắt tử cung.
  • Sau khi đưa vào qua ống âm đạo, đĩa kinh nguyệt sẽ nằm theo đường chéo, thu thập máu kinh suốt cả ngày. Vành đĩa nằm ngay sau xương mu để giảm thiểu rò rỉ.

Trên đây là gạch đầu dòng một số thông tin về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên google. Tuy nhiên, những thông tin mang tính chung chung như vậy thực sự không mang đến nhiều giá trị và giúp ích cho người dùng. Đặc biệt nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về đĩa kinh nguyệt, chưa bao giờ thử dùng cốc nguyệt san hay các sản phẩm tương tự (như màng ngăn tránh thai) thì sẽ rất khó cho bạn trong việc hình dung về sản phẩm này. Vì thế, hãy xem video hướng dẫn trực quan cách sử dụng đĩa dưới đây của Nàng Nguyệt nhé!

@nangnguyet

Cách dùng đĩa nguyệt san: đẩy vào trong cùng ống âm đạo. Thao tác dễ hơn so với cốc nguyệt san. #nàngnguyệt #đĩanguyệtsan #dianguyetsan #menstrualdisc

♬ At My Home – BDKSonic

Đĩa nguyệt san có giống cốc nguyệt san không? Nên chọn cốc hay đĩa?

Đây là câu hỏi mà Nàng Nguyệt rất hay nhận được. Theo trải nghiệm của mình, cốc nguyệt san đã chiếm ưu thế như một giải pháp vượt trội cho chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt thay vì tampon hay băng vệ sinh công nghiệp. Thế nhưng, vẫn còn một sản phẩm ưu việt hơn cả cốc, đó chính là đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san). Cùng mình so sánh một chút nhé!

 

Về hình dáng

  • Cốc nguyệt san có hình dáng như chiếc phễu, hoặc chiếc chuông nhỏ 
  • Đĩa kinh nguyệt có hình tròn, lòng chứa sâu hơn, đường kính miệng rộng hơn

Về chất liệu

  • Đĩa kinh nguyệt và cốc nguyệt san đều có 2 loại: loại dùng 1 lần và tái sử dụng nhiều lần.
  • Cả hai đều được làm từ silicone y tế hoặc TPE cấp y tế an toàn cho sức khỏe người dùng.

Vị trí bên trong âm đạo

Sự khác biệt chính giữa cốc nguyệt san và đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) là vị trí đặt bên trong âm đạo.

  • Cốc nguyệt san nằm xuyên suốt dọc khoang ống âm đạo. 
  • Đĩa kinh nguyệt được đi qua khoang ống âm đạo, nằm ở vị trí sâu hơn và sát dưới cổ tử cung tạo một màng ngăn cách.

Về giá thành

Cốc nguyệt san có giá từ 20$ – 40$. Đĩa kinh nguyệt có giá khoảng 40$, tùy theo thương hiệu mà bạn lựa chọn. Nhìn chung đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) vẫn nhỉnh hơn cốc một chút xíu. Tuy nhiên, khi so sánh với băng vệ sinh và tampon, bạn phải chi trung bình từ 50$ đến 150$ mỗi năm thì cốc/ đĩa vẫn tiết kiệm hơn gấp nhiều lần vì tuổi thọ sử dụng của cốc/ đĩa từ 3- 5 năm.

So sánh cách sử dụng cốc nguyệt san và đĩa kinh nguyệt

Cốc nguyệt san thường có hình chuông, được làm bằng silicone hoặc TPE, đặt vào trong dọc ống âm đạo . Đối với đĩa kinh nguyệt, bạn nên đặt sâu hơn bên trong.

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) sẽ dễ thao tác hơn cốc một chút vì 2 lý do sau:

  • Cốc nguyệt san khi đưa vào vùng kín phải luôn luôn làm các cách để cốc bung mở ra, về hình dạng “chiếc phễu” ban đầu để có thể hứng máu được, vành cốc mà không bật mở thì kinh dịch sẽ lọt qua gây rò rỉ.
    Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) hoạt động như 1 màng ngăn, cấu tạo của đĩa kinh nguyệt chỉ có phần vành cứng cáp hơn để định hình form chứ lòng đĩa mỏng như “vải silicone mềm”, chất liệu dầy hơn bao cao su. Đĩa  không cần bung mở hết vì nguyên lý và cấu tạo đó, nên bạn chỉ cần gập đôi đĩa lại rồi đẩy sâu, đặt vành đĩa ở trên xương mu là xong. Đơn giản hơn nhiều!
  • Khi tháo ra, cốc và đĩa khác biệt ở lực hút. Bản chất cốc nguyệt san khi đưa vào vùng kín sẽ tạo giác hút như hút chân không, nên trước khi rút cốc bạn luôn phải phá bỏ lớp niêm phong này. Cốc nguyệt san càng bám chắc càng ngăn rò rỉ cao. Một số bạn gái chưa biết kĩ thuật sử dụng cốc nguyệt san sẽ bị đau vì rút cốc sai cách (kéo cuống cốc ra)…
    Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) không có lực hút nên tháo ra sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, bạn đưa ngón tay móc vào vành đĩa rồi kéo nó ra ngoài. Nhưng đĩa ở vị trí sâu trong cùng ống âm đạo nên đa số người dùng có feedback nhược điểm khi sử dụng đĩa nguyệt san là họ chưa thạo tay với thao tác này, đặc biệt những bạn sở hữu cổ tử cung cao thì đĩa nguyệt san sẽ thường ở vị trí sâu hơn.

Đĩa nguyệt san có giống cốc nguyệt san không? Nên chọn cốc hay đĩa 02

So sánh thời gian sử dụng

Bạn có thể đeo cốc nguyệt san từ 8 – 12 giờ hoặc cho đến khi đầy cốc. Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) có thể giữ nguyên vị trí lên đến 12 giờ. Không nên đeo quá lâu so với thời gian được khuyến nghị từ nhà sản xuất.

Nhận xét của một số chuyên gia

Sharon Thompson, M.D., bác sĩ sản phụ khoa và giám đốc điều hành tại Central Phoenix cho biết: Cốc nguyệt san có hình dạng cái cốc nhỏ và đĩa kinh nguyệt có hình dạng giống như cái đĩa sâu lòng. Đĩa kinh nguyệt được cấu tạo bởi hai phần: vành silicon dày hơn và lòng hứng trông giống như một chiếc túi nhựa. Ngoài các biến thể về hình dạng, cốc nguyệt san nằm trong ống âm đạo, trong khi đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) nằm ở vị trí cao hơn, sát dưới cổ tử cung và đi qua ống âm đạo.

Dana Elborno, M.D., bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Northwestern Medicine Central DuPage cho biết: Về vị trí, cốc nguyệt san giống như tampon ở chỗ cả hai đều nằm trong ống âm đạo. Trong khi đĩa được đặt ở sâu bên trong ống âm đạo, tức là đường nứt ở đáy cổ tử cung và thu thập máu kinh ngay dưới cổ tử cung (mà không phải đi qua ống âm đạo). Đĩa và cốc nguyệt san đều tạo ra một lớp niêm phong bám vào thành âm đạo. Tuy nhiên, cốc nguyệt san sử dụng lực hút để giữ nguyên vị trí, còn đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) được giữ ở vị trí sau xương mu.

So sánh trực quan giữa cốc nguyệt san và đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san)

@nangnguyet

Đĩa nguyệt san khác gì cốc nguyệt san hả Nàng Nguyệt? #nàngnguyệt #nangnguyet #menstrualdisc #lummadisc #đĩanguyệtsan #dianguyetsan #periodproduct

♬ Canon In D – Piano

Lưu lượng máu nhiều nên chọn cốc hay đĩa?

Đối với những người có lưu lượng kinh dịch nhiều, nên chọn đĩa nguyệt san vì dung tích của đĩa lên tới 60ml trong khi cốc nguyệt san cỡ lớn từ 30- 37ml.

Sử dụng cốc & đĩa kèm với vòng tránh thai được không?

Lực hút của cốc có thể làm vòng tránh thai bị dịch chuyển, khiến khả năng tránh thai kém hiệu quả hơn. Bạn chỉ cần cẩn thận và chú ý hơn khi tháo cốc thì đây cũng không phải vấn đề quá nghiệm trọng.

Bạn có thể sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) với vòng tránh thai hiệu quả hơn vì chúng không có lực hút nên tỉ lệ tuột vòng tránh thai thấp hơn.

Nên chọn cốc hay đĩa?

Theo Nàng Nguyệt, cả hai đều mang đến cảm giác thoải mái trong suốt ngày dài, ngay cả khi bạn tập thể dục, bơi lội, vận động thể chất mạnh ngoài trời. Nhưng sự khác biệt là gì chúng ta hãy cùng phân tích kĩ hơn nhé!

Đĩa nguyệt san ra đời từ 1994 (bắt nguồn từ màng ngăn tránh thai diaphragm birth control ra đời năm 1843 có hình dáng tương tự) còn cốc nguyệt san ra đời cùng thời với tampon từ 1930. Vì lịch sử lâu đời hơn nên cốc có nhiều sự lựa chọn, còn đĩa hiện nay trên thế giới có trên dưới khoảng 10 thương hiệu.

Nếu xét về sự chỉ dẫn, các chủng loại và kinh nghiệm sử dụng thì cốc nguyệt san có số lượng người dùng nhiều hơn. Đa số người dùng lần đầu đều có xu hướng chọn lựa cốc nguyệt san vì lí do này. Còn với trường hợp người dùng có kinh nghiệm sử dụng cốc nguyệt san trước đó muốn tìm sản phẩm khắc phục được các nhược điểm của cốc, thì đĩa nguyệt san chính là câu trả lời.
Nếu xét về độ hiệu quả và thao tác đơn giản thì đĩa nguyệt san vượt trội hơn!

Mọi thông tin về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 01

Một số bạn gái dùng cốc nguyệt san thường gặp các vấn đề trở ngại như: rò rỉ không rõ nguyên nhân, cốc cứng gây áp lực niệu đạo, khó khăn khi tháo cốc ra do lực hút mạnh, cốc mềm thì hay rò rỉ… Còn đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) khắc phục được các nhược điểm đó và ưu việt hơn như sau:

  • Đĩa kinh nguyệt dung tích lên tới 60ml trong khi cốc từ 30- 35ml (đĩa hứng chứa được nhiều gấp đôi).
  • Đĩa không bị đau khi tháo ra (Vì đĩa không tạo lực hút như cốc, nó cũng không gây áp lực niệu đạo hay gây cảm giác đau tức khi đặt bên trong vùng kín).
  • Đĩa kinh nguyệt thao tác đơn giản, ngắn gọn và dễ dàng hơn cốc.
  • Đĩa kinh nguyệt có thể quan  hệ xâm nhập được ngày đèn đỏ và chân thực tới 80%.
  • Đĩa kinh nguyệt ngăn rò rỉ tốt hơn vì nó như lớp màng chắn, hứng ngay dưới cổ tử cung, không hở lối thoát cho kinh dịch chảy ra ngoài.

Được nhiều lời khen đến vậy, đĩa nguyệt san có nhược điểm gì không?

  • Nếu nhìn bằng mắt thường thì mọi người e dè đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) trông khá to, không hiểu nó vận hành như nào trong cô bé (nhưng đĩa rất mềm, lòng đĩa như tấm vải silicone mỏng, dễ dàng gập đôi. Cơ âm đạo của chúng ra là các mô cơ mềm đàn hồi co giãn nên không có cảm giác đĩa đang ở trong đâu nhé!)
  • Nhiều bạn chưa quen với thao tác đĩa khi lấy ra. Sử dụng đĩa đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với cô bé (vì vị trí của đĩa ở trong cùng ống âm đạo) như vậy bạn cũng có có cơ hội được khám phá bản thân mình một cách sâu sắc hơn.
  • Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) chỉ mới toanh với các bạn gái Việt Nam. Nhưng đã phổ biến và là xu hướng thay thế thay thế cho cốc nguyệt san tại nước ngoài (search google, youtube với từ khóa “Menstrual Disc” bạn sẽ có câu trả lời).

Mọi thông tin về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 02

Với mình, một người đã sử dụng cốc nguyệt san trong vài năm và sau khi thử dùng thử đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san), mình đã chính thức xiêu lòng và quyết định chuyển đổi hoàn toàn sang sản phẩm này.

Xem thêm bài viết Làm “chuyện ấy” với đĩa nguyệt san – trải nghiệm của Nàng Nguyệt 

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san)

Ở trên thì mình đã để một video hướng dẫn cách sử dụng trực quan về đĩa nguyệt san (đĩa kinh nguyệt) rồi, nhưng đề phòng bạn không nghe kịp thì mình sẽ ghi chú lại một chút dưới này nhé!

Cách đưa đĩa nguyệt san vào trong cơ thể

Nếu việc đưa đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) vào cơ thể khiến bạn cảm giác sợ hãy thì hãy ổn định lại tâm lý, thư giãn một chút trước khi bắt đầu thử nhé. Không sao đâu, tin mình đi, chèn đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) không quá khó! Nếu bạn đã từng dùng cốc nguyệt san rồi thì còn dễ dàng hơn nhiều!

Dù bạn đang sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) dùng nhiều lần hay loại dùng một lần thì phương pháp chèn vào đều giống nhau. Quá trình đưa đĩa vào bên trong có thể hơi khó hình dung lúc đầu và cần thực hành một vài lần. 

  • Bắt đầu bằng cách rửa tay thật sạch.
  • Chọn tư thế ngồi xổm trên bồn cầu hoặc chống một chân lên, hay bất cứ tư thế nào giúp bạn tiếp cận với âm đạo dễ dàng nhất.
  • Đảm bảo đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) đã được tiệt trùng sạch trước khi dùng.
  • Kẹp mép đĩa để gập đôi lại.
  • Đưa đĩa (đang được ép lại) qua ống âm đạo theo hướng 45 độ để đẩy về phía xương cụt càng sâu càng tốt.
  • Sau khi đĩa được đưa vào, dùng ngón tay cái đẩy vành đĩa lên trên xương mu cho đến khi đĩa bao phủ hoàn toàn cổ tử cung. Đảm bảo rằng vành mép đi vào cuối cùng được đẩy ra phía sau xương mu.

Cách tháo đĩa kinh nguyệt

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) nằm sâu trong cùng âm đạo – ôm gọn cổ tử cung khi được đặt đúng vị trí. Bạn có thể bối rối và lo sợ rằng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) có thể bị mắc kẹt ở bên trong nếu đút vào quá sâu. Nhưng yên tâm rằng, nó không thể lạc đi đâu được bên trong cơ thể. Hãy bình tĩnh! Hít thở, thả lỏng, và chúng ta cùng tháo đĩa như sau:

  • Rửa tay thật sạch sẽ.
  • Tìm một vị trí thoải mái, ngồi trên bồn cầu hoặc dưới vòi hoa sen. Quá trình lấy đĩa ra hay được mô tả bằng tính từ “messy”, vì vậy tốt nhất là bạn nên tháo đĩa ở nơi có thể dễ dàng đổ được kinh dịch.
  • Cúi xuống cơ xương chậu giống như khi bạn đi vệ sinh. Quá trình này giúp di chuyển đĩa đến gần cửa âm đạo.
  • Đưa tay vào và dùng ngón trỏ móc vành đĩa từ phía trên xương mu. Sau đó, trượt phần còn lại của đĩa ra.
  • Đổ máu kinh từ đĩa vào bồn cầu và rửa sạch bằng nước.

Vệ sinh đĩa kinh nguyệt đúng cách

Nhìn chung thì cách vệ sinh đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) cũng tương tự như cốc.

  • Bạn nhớ rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi sử dụng đĩa (khi tháo, chèn, cầm, nắm). Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giữ cho âm đạo và khu vực xung quanh luôn sạch sẽ.
  • Trước lần đầu tiên sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) và sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tiệt trùng đĩa sạch sẽ và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Có rất nhiều phương pháp khử trùng, bạn hãy chọn cho mình cách làm phù hợp nhất.
  • Mình thường sử dụng cách đun sôi đĩa nguyệt san trong nồi đặt trên bếp hoặc ngâm cồn y tế 70 độ trong 1 giờ.

Cách làm tương tự như nhau nên mình sẽ để một video hướng dẫn vệ sinh cốc dưới đây để bạn tham khảo nhé!

@nangnguyet

Nàng Nguyệt hướng dẫn làm sạch cốc nguyệt san và mẹo hay loại bỏ cặn máu #nàngnguyệt #cốcnguyệtsan #đĩanguyệtsan #cocnguyetsan #nangnguyet #learnon

♬ countrymorning – Official Sound Studio

Mẹo sử dụng đĩa nguyệt san cho người dùng mới

Với kinh nghiệm của mình, các vấn đề khi sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) thường chỉ phát sinh trong vài chu kỳ đầu tiên khi bạn mới bắt đầu học cách dùng thôi! Bản thân Nàng Nguyệt đã tư vấn cho rất nhiều bạn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đĩa kinh nguyệt rồi. Và mình nhận ra rằng có một số những khó khăn chung mà các bạn mới thường sẽ gặp phải, bên cạnh đó mình cũng tổng hợp cách khắc phục hiệu quả nhất dưới đây.

Rò rỉ đĩa khi sử dụng

Nếu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) của bạn bị rò rỉ nhiều thì nguyên nhân chính có thể là do bạn đã đặt nó sai cách hoặc sai vị trí. Khi sử dụng đĩa, bạn cần phải đặt nó nằm gọn bên dưới và phía sau cổ tử cung. Nếu bạn chỉ chèn đĩa vào trước cổ tử cung nơi máu chảy ra thì chắc chắn việc rò rỉ là không thể tránh khỏi.

Theo mình thì vấn đề này không quá khó để giải quyết. Khi đưa đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) vào, bạn nên hướng nó về phía xương cụt (xương cụt là xương rất nhỏ ở phần cuối của cột sống). Góc cũng rất quan trọng trong khi chèn đĩa. Nếu bạn đẩy thẳng lên, đĩa có thể nằm trước cổ tử cung thay vì bên dưới và nằm gọn phía sau.

Đĩa nguyệt san tuột ra ngoài không rõ nguyên nhân

Nếu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) bị tuột ra lúc hoạt động nhẹ hoặc đi vệ sinh, theo kinh nghiệm của mình có thể là do bạn đã không đẩy mặt trước của đĩa lên đủ cao. Vấn đề này thường xuyên xảy ra với những người mới sử dụng đĩa. Nỗi lo lắng về việc đẩy đĩa lên cao & khó lấy ra rất phổ biến. Bản thân mình đã gặp phải vấn đề này trong những ngày đầu tiên sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) rồi nên mình biết đấy là điều thường gặp!

Theo thời gian sử dụng, mình đã học được cách tự tin hơn và thực sự đã nhét vành trước của đĩa kinh nguyệt vào đúng vị trí. Thử cảm thấy xương mu và cố định mặt trước của đĩa phía sau “phần rãnh” là được. Cơ thể và cấu tạo của mỗi người khác nhau. Nếu đĩa của bạn liên tục bị trượt xuống trong các hoạt động bình thường hàng ngày, có lẽ bạn nên thử một chiếc đĩa nhỏ hơn hoặc lớn hơn, phù hợp hơn với cơ thể của bạn.

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng?

Auto-dumping khi tập thể dục hoặc hắt hơi

Nếu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu khi bạn tập thể dục hoặc do hắt hơi mạnh hay ho thì đây không phải là một nguyên nhân quá khó để giải quyết. Vân đề này chỉ xảy ra khi bị kích thích bởi hoạt động thể chất hoặc do cử động cơ không tự chủ, đây thường là dấu hiệu do đĩa nguyệt san của bạn có đường kính quá lớn hoặc quá nhỏ.

Lúng túng khi tháo đĩa nguyệt san lần đầu

Hầu hết các loại đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) dù là dùng một lần hay tái sử dụng cũng có kết cấu như một chiếc đĩa có lòng sâu, Nàng Nguyệt thấy rằng đĩa sẽ dễ lấy ra hơn khi dùng ngón cái và ngón trỏ để nắm vào vành, hoặc dùng ngón tay để “móc” vành và kéo ra.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, hãy bình tĩnh và thả lỏng cơ thể nhé, đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) không thể biến mất bên trong vùng kín của bạn được đâu. Hãy thử ngồi xổm trong vòi hoa sen, sau đó với dùng tay móc vành đĩa ra.

Vì đĩa nguyệt san không tạo ra lực hút nên nhiều người dùng không phải sử dụng quá nhiều lực hay cần sự khéo léo như với cốc nguyệt san

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng? 02

Máu dây ra ngoài khi tháo đĩa nguyệt san

Hình dạng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) rộng hơn giúp đựng được một lượng máu kinh nhiều hơn. Nhưng hình dạng này không thu gọn lại khi lấy ra khỏi cơ thể để vừa với ống âm đạo và cửa mình, thế nên máu bị dây ra ngoài khi tháo đĩa là vấn đề rất phổ biến.

Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san), hãy thử tháo nó lần đầu tiên khi đi tắm để giảm bớt tình trạng lộn xộn và vệ sinh dễ dàng hơn. Bạn nên cầm đĩa thẳng khi lấy ra để hạn chế máu trong đĩa bị tràn ra ngoài. Hãy móc vành hoặc sử dụng cuống nếu có.Đôi lúc sẽ có một lượng máu dây ra bàn tay hoặc ngón tay của bạn khi lấy đĩa ra. Nhưng điều này không hay gặp lắm đâu. Máu có thể dễ dàng rửa sạch, và dung tích đĩa cũng lớn gấp đôi cốc, nên đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng!

Auto dumping – hiện tượng đĩa nguyệt san tự làm rỗng

Đây là hiện tượng những người đeo đĩa nguyệt san khi đi vệ sinh phát hiện ra rằng đôi khi có máu chảy vào bồn cầu như thể đĩa đang tự động đổ xuống. Giải thích một cách đơn giản, sự kết hợp của tư thế ngồi trên bồn cầu và lực của cơ sàn chậu khi đi tiểu hoặc đại tiện có thể làm dịch chuyển đĩa trong chốc lát và đủ để chất lỏng bên trong đó chảy ra ngoài. Đây là hiện tượng có thể xảy ra đối với chỉ một số ít người sử dụng đĩa (không phải tất cả).

Như vậy có nghĩa là đĩa nguyệt san dễ bị rò rỉ?

Không phải vậy! Điều này dường như sẽ không xảy ra vào những những lúc khác trừ khi bạn đi vệ sinh. Theo mình nghĩ thì hiện tượng “tự làm rỗng” này thực sự là một điểm cộng của đĩa nguyệt san đối với những người có lượng kinh nguyệt nhiều!

Tận dụng cơ chế “auto- dumping” để đổ bớt kinh dịch mà không cần tháo đĩa.

Mẹo: Khi bạn ngồi trên bồn cầu, lấy đầu ngón tay đưa vào bên trong, ấn vành đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) xuống cho  máu chảy ra rồi nhanh chóng đẩy vành đĩa lên. Cơ chế này giúp bạn làm rỗng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) mà không cần tháo ra như với cốc.

Đối với trải nghiệm của bản thân mình, sau khi đĩa tự làm rỗng, nó cũng sẽ tự trở lại vị trí như cũ khi mình không ngồi hay đi vệ sinh nữa. Mình không cần phải lấy đĩa ra và đặt lại hay phải đẩy nó vào vị trí cũ sau đó. Nó tự trở lại vị trí cũ một cách kỳ diệu và hoạt động suốt cả ngày dài mà không bị rò rỉ. Tuy nhiên, trải nghiệm có thể khác đối với bạn, có thể bạn sẽ cần phải đặt đĩa lại sau khi nó bị nghiêng do đi vệ sinh đấy!

** Lưu ý: Cho dù đĩa nguyệt san của bạn có cơ chế tự làm rỗng, nhưng bạn vẫn phải lấy đĩa ra và rửa ít nhất 12 tiếng một lần. Cơ chế này không thể thay thế cho việc tháo đĩa ra và làm sạch định kỳ đâu bạn nhé!

Bạn đã biết về màng ngăn tránh thai (diaphragm birth control)?

Màng ngăn tránh thai hay màng ngăn âm đạo (diaphragm birth control) là một thiết bị tránh thai có dạng hình đĩa, nông và có thể gấp để đặt vào bên trong âm đạo, bao trọn cổ tử cung khi quan hệ tình dục với tác dụng tránh thai. Cơ chế hoạt động của màng ngăn tránh thai khá giống với đĩa nguyệt san. Vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng thiết kế của đĩa nguyệt san được lấy ý tưởng từ chính dụng cụ tránh thai này.

Đĩa nguyệt san có công dụng tránh thai không?

Màng ngăn tránh thai
Màng ngăn tránh thai (diaphragm birth control)
Đĩa nguyệt san có thiết kế khá giống màng ngăn tránh thai

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) là lựa chọn lý tưởng để quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt mà không lo vương vãi hay máu me. Đĩa nguyệt san cũng được đặt ở đáy cổ tử cung giống như màng ngăn tránh thai, với thiết kế khá tương tự và làm từ silicone cấp y tế. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng rằng cơ chế hoạt động của hai thứ này giống nhau và có tác dụng như nhau.

Nhưng Nàng Nguyệt khẳng định rằng: Mặc dù đĩa nguyệt san trông khá giống màng ngăn tránh thai (diaphragm birth control) nhưng nó hoàn toàn không có tác dụng ngừa thai.

Theo Tiến sĩ Vanessa Cullins – Phó chủ tịch phụ trách y tế của Planned Parenthood giải thích: “Mặc dù đĩa nguyệt san an toàn để sử dụng trong khi quan hệ tình dục, nhưng bạn chỉ nên sử dụng các phương pháp được thiết kế đặc biệt để kiểm soát sinh sản nếu đang cố gắng tránh thai.” Không sản phẩm kinh nguyệt nào giúp bảo vệ khỏi việc mang thai hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp kiểm soát sinh sản hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng? 03

Đĩa nguyệt san (đĩa kinh nguyệt) có làm rộng “cô bé” không?

“Đĩa nguyệt san quá lớn nên chắc không vừa với âm đạo của mình đâu, mình chưa sinh con bao giờ!” ” Mình sợ đĩa nguyệt san sẽ làm rộng “cô bé” nên không dám dùng!” “To thế này thì làm sao nhét vừa âm đạo được!”. Rất nhiều bạn đã nói như vậy với Nàng Nguyệt khi lần đầu nghe về “đĩa nguyệt san“. Nhưng sự thật thì hoàn toàn không phải vậy. Sau khi đã tự trải nghiệm một vài loại cốc, đĩa khác nhau thì mình có thể khẳng định rằng các vấn đề đó không thể là rào cản khiến bạn lo sợ và băn khoăn khi quyết định có nên sử dụng đĩa nguyệt san hay không ^^

Đĩa nguyệt san quá lớn và không thể vừa với âm đạo?

Mặc dù đĩa nguyệt san rộng hơn nhiều so với tampon, nhưng hãy nhớ một điều rằng, một trong những chức năng chính của âm đạo là cho phép em bé “đi qua”— vì vậy so với đường kính vành của đĩa sau khi gấp gọn gàng thì chỉ rất hẹp thôi các bạn ạ!

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng? 04

Âm đạo cũng có thể mở rộng, di chuyển và uốn cong linh hoạt. Thành âm đạo được lót bằng mô niêm mạc mềm với nhiều nếp gấp nhỏ dọc theo bề mặt. Ở trạng thái thư giãn, khi không có gì bên trong ống âm đạo, thành âm đạo bị ép vào nhau (3,4 nếp gấp). Nếu bạn đưa vật gì đó vào bên trong âm đạo, chẳng hạn như đĩa nguyệt san, tampon, đồ chơi tình dục hoặc dương vật – thành và nếp gấp của âm đạo sẽ uốn cong và di chuyển để tạo đủ không gian cho vật thể được đưa vào. Trong đó có rất nhiều không gian để đặt đĩa nguyệt san rất thoải mái.

Thay vì lo lắng về câu hỏi vô bổ trên, hãy tìm hiểu về cơ thể của bạn và tự mình thử nghiệm. Hãy thử đưa một ngón tay vào âm đạo và trải nghiệm cảm giác của thành âm đạo. Thử dùng ngón tay ấn nhẹ vào thành âm đạo và bạn sẽ nhận thấy âm đạo khá mềm, ẩm và có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt để tạo khoảng trống.

Mọi thông tin về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 03

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng? 05

Đĩa nguyệt san có làm rộng “cô bé” không?

Hoàn toàn không. Như Nàng Nguyệt đã đề cập ở trên, âm đạo có khả năng co giãn và nở ra để phù hợp với các vật thể bên trong nó như đĩa, cốc nguyệt san, dương vật,… Khi vật bên trong âm đạo được lấy ra, âm đạo sẽ trở lại trạng thái gấp và nén. Do đó, đĩa nguyệt san không thể làm căng các mô cơ của âm đạo. Không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng đĩa hay cốc nguyệt san sẽ làm thay đổi hoặc rộng âm đạo hay giảm khoái cảm tình dục.

Âm đạo được cấu tạo từ các mô niêm mạc và có khả năng giãn nở, “đàn hồi” phi thường. Vì thế sử dụng đĩa nguyệt san không thể làm rộng “cô bé” đâu!

Trải nghiệm dùng đĩa nguyệt san của Nàng Nguyệt

Vào đầu tháng 1/2020, lần đầu tiên cầm chiếc đĩa nguyệt san trên tay, Nàng Nguyệt vô cùng phấn khích vì được thử nghiệm chiếc đĩa kinh nguyệt “trendy” trên thế giới – thứ mà rất nhiều phụ nữ dùng nó, nói về nó rằng “Tôi không dùng cốc nữa, tôi thích thứ này hơn – menstrual disc”.

Bật mí với mọi người, đó là trong suốt 15 năm xuân xanh đồng hành với “bà dì đèn đỏ”, mình đã từng thử mọi thứ. Từ băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san cho đến quần lót kinh nguyệt. Trong năm 2020 vừa rồi, mình đã tìm hiểu một sản phẩm xu hướng mới, đó là đĩa nguyệt san. Mình cũng đã review đĩa nguyệt san trong rất nhiều các bài viết trên blog, bởi vì đây là một sản phẩm rất thú vị và đáng để thử.

Có vô số thắc mắc Nàng Nguyệt muốn nhanh chóng tìm ra câu trả lời như là: đĩa to như đĩa?? đút đĩa vào khó không? Dễ dùng hơn cốc ở điểm nào? Tại sao nó to chà bá thế? Và đương nhiên, tò mò nhất là: Đĩa nguyệt san có thể quan hệ tình dục xâm nhập được ngay chính ngày đèn đỏ bằng cách nào? (sau này có rất nhiều chị em cũng chia sẻ với mình rằng họ đều test thử việc qhtd với đĩa nguyệt san chỉ để check xem có đúng như hãng quảng cáo hay không)

Nàng Nguyệt dùng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) với một tâm thế: Wow! Tôi là người đầu tiên làm chuyện đấy! Ở Việt Nam chưa ai biết tới đĩa còn tôi thì mang đĩa nguyệt san từ bển về và sẵn sàng thử điều mới lạ này! 

Như Nàng Nguyệt đã chia sẻ rất nhiều về vị trí của đĩa khác với cốc, đó là đĩa nằm ở sâu trong cùng ống âm đạo (cốc nằm ở dọc ống âm đạo) và sát dưới cổ tử cung (nơi chảy máu ra). Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) được làm từ silicon mềm, dẻo.

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san): Cách sử dụng - Mua ở đâu - Có nên dùng? 06

Như vậy “cô bé” sẽ mất 1 phần diện tích cho đĩa nguyệt san nên đối tác không thể xâm nhập được sâu 100% so với bình thường. Nếu nhạy cảm bạn sẽ cảm giác có gì đó chặn lại một cách mơ hồ không rõ rệt lắm.

Khẳng định một điều rằng: việc quan hệ xâm nhập vẫn đạt được cực khoái và cảm giác sung sướng vì khi tới tháng âm đạo + cơ thể của bạn nhạy cảm hơn nhiều lần so với ngày thường. Nếu bạn được kích thích, mơn trớn đủ thì phản xạ co thắt âm đạo – Vaginismus (Co thắt âm đạo là những co thắt tự động của phụ nữ trong sàn chậu bằng phản xạ khi có vật lạ thâm nhập vào âm đạo) sẽ diễn ra nhanh hơn đấy! Đặc biệt khi đeo đĩa nguyệt san bên trong cô bé thì sau khi lên đỉnh, mình cảm thấy rất rõ cô bé “ôm khít” đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) theo từng nhịp, từng nhịp một. Bạn nào tập kegel lâu sẽ mô tả giống như cô bé “siết chặt” bóp đĩa của bạn vào.

“Đối tác” nói rằng nó vẫn giống như quan hệ tình dục ngày thường không kinh nguyệt đến 80%, nên cũng sẽ là một hoạt động không tệ cho các cặp đôi yêu xa hoặc vì điều kiện công việc ngặt nghèo gặp bạn gái đúng ngày đèn đỏ, thì đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) sẽ hỗ trợ rất tốt giúp cặp đôi gần gũi nhau mà không lo sợ vương vãi, máu me ra giường, thậm chí nó cũng ko bị mùi máu tanh như khi bạn dùng băng vệ sinh. Các bạn gái hãy thả lỏng, tự tin lên nhé! À, nó cũng không hề bật ra khỏi vị trí đâu, nếu bạn nào lo lắng chả may “yêu” cuồng nhiệt quá thì đĩa có long ra không thì câu trả lời là không – với trải nghiệm của mình.

Thời điểm mình sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) được làm từ silicon mềm, dẻo. Không giống như cốc nguyệt san đặt gọn trong ống âm đạo, đĩa nguyệt san được đẩy lên ngay dưới cổ tử cung và sau xương mu. thì mình hoàn toàn chưa biết đến việc đĩa bắt nguồn từ màng ngăn tránh thai (diaphragm birth control) có hình dáng, thiết kế tương đồng nhau ra đời vào 1842.

Tới thời điểm này, Nàng Nguyệt đã nghiên cứu nhiều kênh tài liệu thì có thể khẳng định rằng tuy lấy ý tưởng từ dụng cụ tránh thai lâu đời nhưng đĩa được các nhà sản xuất sau này cải tiến nhằm hứng kinh dịch hiệu quả. Tuy cùng thiết kế giống màng ngăn tránh thai nhưng các bạn gái cũng không nên sử dụng đĩa nguyệt san cho mục đích tránh thai. Và việc quan hệ xâm nhập vào ngày đến tháng không phải điều mình khuyến khích cho lắm. Hơn nữa các màng chắn thai thường có lò xo ở vành, làm cho chúng có độ khít chặt hơn. Còn đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) được thiết kế để bên trong lòng đĩa hứng được nhiều máu nhất có thể.

Hiện tại dựa theo số liệu thống kê số người đã mua, sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) và được hỗ trợ bởi Nàng Nguyệt thì 95% phụ nữ đều công nhận đĩa dễ dùng hơn cốc nguyệt san (bạn chỉ việc làm 2 thao tác: đút và đẩy vành, móc vành và kéo ra, trong khi cốc nguyệt san cần khá nhiều kĩ thuật mới sử dụng được thành thạo).

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 06

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 05

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 04

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 03

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 02

Từ A-Z về đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) 01

Một điểm nữa Nàng Nguyệt cực kì muốn nhấn mạnh đó là việc dùng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, hiểu về cơ thể của bạn hơn rất nhiều! Thi thoảng mình đọc được một vài comment rằng có những chị em phụ nữ còn chưa bao giờ đưa tay vào lỗ âm đạo hoặc phải nhờ người khác … đút thuốc hộ. Mình cảm thấy chuyện đó rất kì, bởi vùng kín cũng chính là cơ thể của bạn mà, là một bộ phận vô cùng kì diệu và có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời người phụ nữ, tại sao lại không bao giờ muốn hiểu nó?

Nếu như các bạn gái từng được Nàng Nguyệt tư vấn tiêu chí chọn cốc nguyệt san sẽ được chỉ dẫn tìm & đo chiều cao cổ tử cung, khi thực hành đưa ngón tay vào trong âm đạo, bạn sẽ cảm nhận được bên trong cô bé là một thực thể sống động, ấm áp, ẩm ướt, mềm mại và đàn hồi linh hoạt. Hóa ra cái nơi mà đầu đứa trẻ đi qua lại kì diệu đến như vậy, mình đã có nhiều cảm xúc khi chạm vào chính mình. Sử dụng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với cô bé (vì vị trí của đĩa ở trong cùng ống âm đạo) như vậy bạn cũng có có cơ hội được khám phá bản thân mình, yêu thương thấu hiểu, chạm vào góc phụ nữ nhất tạo nên cuộc đời bạn.

Về câu hỏi tại sao Nàng Nguyệt lại chọn Lumma Disc?

Thời điểm Nàng Nguyệt tìm hiểu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) khi ấy trên toàn thế giới mới chỉ có 5 thương hiệu (con số bây giờ đã nhân lên gấp đôi). Và Lumma Disc nổi trội hơn các hãng đĩa khác vì duy nhất nó có 3 size đĩa + màu sắc dễ thương + có cuống (bạn nào dùng cốc nguyệt san rồi sẽ biết là trường hợp cổ tử cung cao cốc thường có xu hướng trôi lên trên và cuống cốc để định vị cốc).

Thực tế Nàng Nguyệt dùng Lumma Disc size trung bình (Medium) vì mình sở hữu chiều cao cổ tử cung trung bình, và mình đã cắt cái cuống đi vì nó không cần thiết. Các hãng đĩa nguyệt san khác chỉ sản xuất 1 size duy nhất, việc đó làm mình thấy cần cơ sở về size thì Lumma Disc đảm bảo được rằng 3 size: Small- Medium – Large tương ứng với chiều cao cổ tử cung thấp – trung bình – cao, mình hài lòng với căn cứ đó.

Nàng Nguyệt nghĩ khó khăn hiện tại đối với người sử dụng đĩa nguyệt san là việc vượt qua chính mình thôi. Cũng như khi mình dùng đĩa với tâm thế: phải thử cái mới, phải tân tiến và làm nên điều khác biệt! Kinh nguyệt nên trở thành một thứ đáng chào đón!

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) tuy có từ 1994 trên thế giới, và là xu hướng 1 năm gần đây trên thế giới nhưng nó còn đầy mới mẻ và lạ lẫm tại Việt Nam. Nàng Nguyệt là người đầu tiên nói về đĩa nguyệt san trên khắp các mặt trận!

Ưu điểm của đĩa nguyệt san

  • Thoải mái, dễ chịu hơn, giải phóng cơ thể.
  • Không bị rò rỉ, không hề rò rỉ!!!
  • Có thể đeo đĩa nguyệt san cho hoạt động quan hệ tình dục xâm nhập.
  • Đĩa nguyệt san có thể tái sử dụng lên tới 5 năm (bạn sẽ tiết kiệm được một khoản so với các sản phẩm kinh nguyệt dùng một lần).
  • Đeo khi tập thể dục, bơi lội và tắm, hoạt động thể chất mạnh ngoài trời.
  • Thời gian sử dụng lên đến 12 giờ, mang đến một giấc ngủ êm ái.
  • Dung lượng bằng 4 chiếc băng vệ sinh và gấp đôi cốc nguyệt san, rất phù hợp cho những người chảy nhiều.

Đặt đĩa vào đúng vị trí: Mình đã thử sử dụng đĩa nguyệt san trong vài chu kỳ kinh nguyệt. Sau mỗi lần thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn. Đặt đĩa nguyệt san cũng tương tự như cốc, nhưng dễ hơn vì bạn chỉ cần gấp một lần. Vòng kép của đĩa khá cứng cáp, giúp bạn đẩy nó trượt vào đúng vị trí. Tuy nhiên, có thể mất một chút thời gian để thử và thực hành nếu bạn chưa bao giờ sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san.

Kiểm tra đĩa khi đã vào bên trong: Đưa ngón tay vào bên trong âm đạo để kiểm tra cổ tử cung không bị lọt ra ngoài vành đĩa. Nếu đặt đĩa vào đúng cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và đĩa sẽ nằm ở đúng vị trí cả ngày. Mình hoàn toàn không nhận thấy nó ngay cả khi tập luyện. Thi thoảng bạn nên kiểm tra để đảm bảo rằng đĩa vẫn nằm gọn sau xương mu.

Tháo đĩa nguyệt san: Việc tháo đĩa có thể khó hơn cốc nguyệt san hay tampon một chút. Bạn phải đưa một ngón tay của mình vào bên trong cùng để móc lấy vành đĩa. Mặc dù đĩa nguyệt san không tạo ra bất kỳ lực hút nào, nhưng vì vị trí của nó sâu hơn so với cốc nên mình đã phải thực hành vài chu kì mới nắm được kĩ thuật thành thục. Giả sử lần đầu sử dụng, bạn gặp phải khó khăn khi tháo đĩa, hãy hít một hơi thật sâu và thư giãn các cơ, rặn để đẩy đĩa ra như thể đang đi đại tiện giúp ngón tay bạn tiếp cận đĩa dễ dàng hơn đấy! Quá trình tháo đĩa lần đầu có thể hơi lộn xộn và làm máu dây ra ngoài. Vì vậy bạn nên làm điều đó trong nhà vệ sinh có bồn rửa hoặc dưới vòi hoa sen.

Bạn hoàn toàn có thể đeo đĩa nguyệt san khi quan hệ tình dục, tất cả phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Một số người thậm chí không muốn nghĩ đến điều đó khi đến tháng. Nhưng đối với mình thì đây là một trải nghiệm khá “lạ” và thú vị. Bởi vì cả hai đều không cảm nhận được sự tồn tại của đĩa nguyệt san.

Mình rất hào hứng sau khi sử dụng đĩa nguyệt san, mọi thứ dễ dàng hơn nhiều vì mình đã có kinh nghiệm rùi. Mình cực kỳ thích vì đĩa rất dễ chèn và thoải mái, hoàn toàn “vô hình” bên trong cơ thể và ngăn rò rỉ hiệu quả. Có thể tái sử dụng, dễ vệ sinh và bảo quản, đeo được đến 12 giờ liên tục. Chắc chắn đĩa nguyệt san sẽ là sản phẩm mình lựa chọn để gắn bó lâu dài trong thời gian sắp tới!!

Sau 5 tháng sử dụng và hỗ trợ nhiều bạn gái thành công, các chỉ dẫn của Nàng Nguyệt đã hoàn thiện và sẽ còn được bổ sung đầy đủ hơn trong tương lai.

Bạn có muốn cùng mình là những nhân tố đầu tiên của Việt Nam “go global” chạm tay vào chiếc đĩa – xu hướng của 5- 10 năm tới không? Thử dùng nó nhé!

Các thương hiệu đĩa kinh nguyệt tốt nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường mới chỉ có khoảng từ 8 – 10 thương hiệu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) uy tín và chất lượng tốt. Một số loại dùng nhiều lần mà mình biết đến như: Nixit, Lumma Unique, Ziggy hay dùng một lần như Flex.

Các thương hiệu đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) tốt nhất hiện nay

Trong đó, mình cảm thấy ưng ý nhất với đĩa nguyệt san Lumma – loại đĩa có 3 kích thước khác nhau để lựa chọn: nhỏ, vừa và lớn. Đây cũng là loại mà mình đang sử dụng và tư vấn cho mọi người dùng. Đọc thêm bài viết Review chi tiết đĩa kinh nguyệt Lumma Unique của tìm hiểu thêm về sản phẩm này.

Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (đĩa kinh nguyệt)

Làm thế nào để biết đã đặt đĩa đúng vị trí hay chưa?

Khi đặt đúng vị trí, bạn sẽ không thể cảm thấy đĩa nữa. Nó đã được cố định một cách an toàn và không bị trượt ra ngoài.

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) có dùng để tránh thai không?

Mặc dù đĩa nguyệt san được thiết kế để sử dụng trong khi giao hợp, nhưng đĩa này KHÔNG phải là một hình thức ngừa thai hay tránh thai. Nó sẽ KHÔNG ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.

Có thể sử dụng đĩa trong bao lâu?

Đĩa kinh nguyệt có thực sự để được trong cơ thể bạn 12 giờ không bị rò rỉ không? Điều này phụ thuộc vào lượng kinh dịch và lưu lượng dòng chảy của bạn.

Tùy thuộc vào thương hiệu, trung bình một đĩa có thể hứng chứa tương đương với năm băng vệ sinh siêu mỏng hoặc ba băng vệ sinh siêu thấm (khoảng 5 hoặc 6 thìa cà phê). Và, miễn là bạn không dự định dành hơn 12 giờ để ngủ, bạn có thể đeo đĩa qua đêm. 

Có thể quan hệ tình dục với đĩa kinh nguyệt không?

Khi nội tiết tố dao động trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy sự gia tăng ham muốn tình dục của mình khi “ngày đèn đỏ” bắt đầu. Một trong những ưu điểm chính của đĩa kinh nguyệt so với các loại đĩa khác là quan hệ tình dục không gây messy trong thời kỳ kinh nguyệt. 

Đĩa có dùng để tập luyện thể thao không?

Đĩa kinh nguyệt là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ hoạt động thể chất nào. Bạn vẫn có thể tập yoga, chạy bộ, bơi… và thậm chí là leo núi.

Có thể dùng đĩa kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai?

Đĩa kinh nguyệt rất an toàn để sử dụng với vòng tránh thai. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy cốc nguyệt san có thể được sử dụng khi bạn đặt vòng tránh thai. Vì vậy, với những đặc điểm tương đồng của cốc và đĩa, các đĩa cũng vẫn ổn khi bạn đang đặt vòng. Vòng phải được đặt trước đĩa. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) có làm giảm đau bụng kinh không?

Mặc dù bạn sẽ thấy nhiều bài đánh giá cho rằng đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) giúp giảm đau bụng kinh, nhưng không nhiều bằng chứng để chứng minh chúng làm giảm chứng đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt.

Theo đĩa nguyệt san OG Flex, hình dạng và vị trí của đĩa kinh nguyệt bên ngoài ống âm đạo giúp giảm đau bụng kinh vì nó nằm ở phần rộng của âm đạo. Mặt khác, băng vệ sinh nằm thấp hơn trong ống phế vị, nơi đang thu hẹp và có khả năng bị nén lại khi băng vệ sinh/ tampon nở ra cùng với máu kinh. Các cơn co thắt gây ra ở tử cung, do đó, vị trí của đĩa một cách trùng hợp là sẽ không tạo ra sự khác biệt trong việc bạn bị đau bụng kinh.

Có thể sử dụng lại đĩa nhiều lần không?

Câu trả lời là tùy loại đĩa kinh nguyệt. Có loại dùng một lần và loại tái sử dụng nhiều lần. Đối với đĩa dùng một lần – Vòng đời 12 giờ của đĩa có nghĩa là bạn sẽ có thời gian thay đĩa lâu hơn so với băng vệ sinh/ tampon, nhưng đĩa không thể sử dụng lại như cốc. Và đừng nghĩ rằng bạn có thể rửa sạch và sử dụng lại. Điều đó không chỉ gây mất vệ sinh mà còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Có những rủi ro nào khi dùng đĩa kinh nguyệt không?

Các đĩa nguyệt san tương đối mới và chưa có bất kỳ rủi ro nghiêm trọng nào được báo cáo. Những gì chúng tôi biết là có nguy cơ mắc Hội chứng sốc độc (TSS) với cốc nguyệt san chất lượng kém (tương tự như mức độ rủi ro của băng vệ sinh). Với những điểm tương đồng của chúng, có thể các đĩa nguyệt san có nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, TSS ngày nay thực sự hiếm, và bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay trước khi lắp hoặc lấy ra. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như sốt, huyết áp thấp và phát ban, hãy gửi cho bác sĩ.

Lưu ý khi dùng đĩa nguyệt san là gì?

Bạn có thể không muốn hoặc không thể nhanh chóng nhét một cái đĩa nguyệt san ở trong nhà vệ sinh công cộng nếu bất ngờ “đèn đỏ”. Hoàn cảnh sử dụng đĩa có thể là rào cản đối với nhiều người. Một số trường hợp đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) không được khuyến khích sử dụng cho đối tượng: bệnh nhân có vách ngăn âm đạo hoặc màng trinh bị tắc nghẽn không thể sử dụng sản phẩm này.

Đặc biệt với phụ nữ đã trải qua sinh nở, Nàng Nguyệt khuyên các bạn nên làm sạch vùng kín trước khi sử dụng đĩa sau sinh, vì bất cứ thứ gì lạ trong cơ thể ngay sau khi sinh con đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dùng đĩa nguyệt san có thân thiện với môi trường?

Có tới 12 tỷ miếng lót/ tampon/ băng vệ sinh được thải ra ngoài mỗi năm và một phụ nữ trung bình sử dụng 11.000 băng vệ sinh trong suốt cuộc đời của họ – theo số liệu của thương hiệu Thinx. Và bởi vì đĩa kinh nguyệtđược làm bằng silicone hoặc TPE, chúng có thể là lựa chọn an toàn hơn cho những phụ nữ bị kích ứng với băng vệ sinh/tampon (chẳng hạn như thuốc nhuộm hoặc chất tẩy rửa có trong đó).

Xem thêm: Sự thật về băng vệ sinh

Kết luận: Bạn có sẵn lòng trải nghiệm đĩa nguyệt san?

Đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) cung cấp một giải pháp thay thế không chỉ cho băng vệ sinh/ tampon mà thậm chí, còn có thể thay thế cốc nguyệt san.

Kết luận: Bạn có sẵn lòng trải nghiệm đĩa nguyệt san?

Sự khác biệt chính giữa đĩa kinh nguyệt và cốc kinh nguyệt là hình dạng, vị trí chúng nằm trong cơ thể bạn và cảm nhận mức độ thoải mái, tiện dụng tùy từng người!

Đĩa kinh nguyệt không nằm trong ống âm đạo của bạn, giúp cho việc quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt không bị rò rỉ. Bạn cũng có thể đeo nó để đi bơi và một số người dùng cho biết nó làm giảm chứng đau bụng kinh.Cách tốt nhất để biết liệu một đĩa kinh nguyệt (đĩa nguyệt san) có phù hợp với bạn hay không? Hãy thử nó!

Mua đĩa nguyệt san uy tín ở đâu?

Tại Việt Nam, Nàng Nguyệt là đơn vị đầu tiên cung cấp đĩa/cốc nguyệt san chính hãng, đạt tiêu chuẩn quốc tế và là kênh thông tin đầu tiên chia sẻ những đánh giá & trải nghiệm chân thực nhất. Mình sẽ hỗ trợ và giúp bạn giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm cốc & đĩa nguyệt san.

Nàng Nguyệt là tiếng nói độc lập, mạnh mẽ và đáng tin cậy trong việc cung cấp cho bạn những thông tin chuẩn xác và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời.

Đặt hàng ngay

Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon