Mục lục
Đĩa nguyệt san có lẽ không còn là một sản phẩm quá mới trên thị trường kinh nguyệt và theo Nàng Nguyệt đánh giá thì đây sẽ là một trong những sản phẩm cực kỳ tiềm năng và ngày càng được nhiều chị em ưa chuộng. Với kinh nghiệm của mình, các vấn đề khi sử dụng đĩa nguyệt san thường chỉ phát sinh trong vài chu kỳ đầu tiên, khi bạn mới bắt đầu học cách dùng thôi!
Bản thân Nàng Nguyệt đã tư vấn cho rất nhiều bạn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đĩa nguyệt san rồi. Và mình nhận ra rằng có một số những khó khăn chung mà các bạn mới thường sẽ gặp phải. Vì thế mình đã tổng hợp cũng như hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết này. Hãy cùng khám phá và chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Xem thêm: Ước gì mình biết đến đĩa nguyệt san sớm hơn!
Rò rỉ đĩa nguyệt san khi sử dụng
Nguyên nhân
Nếu đĩa nguyệt san của bạn bị rò rỉ nhiều thì nguyên nhân chính có thể là do bạn đã đặt nó sai cách hoặc sai vị trí. Khi sử dụng đĩa nguyệt san, bạn cần phải đặt nó nằm gọn bên dưới và phía sau cổ tử cung. Nếu bạn chỉ chèn đĩa vào trước cổ tử cung nơi máu chảy ra thì chắc chắn việc rò rỉ là không thể tránh khỏi.
Giải pháp
Theo mình thì vấn đề này không quá khó để giải quyết. Khi đưa đĩa nguyệt san vào, bạn nên hướng nó về phía xương cụt (xương cụt là xương rất nhỏ ở phần cuối của cột sống). Góc cũng rất quan trọng trong khi chèn đĩa. Nếu bạn đẩy thẳng lên, đĩa nguyệt san có thể nằm trước cổ tử cung thay vì bên dưới và nằm gọn phía sau.
Nếu bạn có cổ tử cung nghiêng về phía lưng (một số người dùng không biết điều này và mọi người có thể phát hiện khi đi khám bác sĩ sản phụ khoa) thì đĩa có thể khó sử dụng đấy. Hãy thử dùng đĩa chạm vào cổ tử cung xem bạn có thể cảm nhận được hay không. Cổ tử cung bị ép vào thành âm đạo phía sau có thể là nguyên nhân khiến bạn không thể sử dụng đĩa nguyệt san.
Xem thêm bài: Sử dụng cốc nguyệt san khi bị nghiêng cổ tử cung.
Đĩa nguyệt san tuột ra ngoài không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân
Nếu đĩa nguyệt san có xu hướng bị tuột ra ở vành trước và trượt vào ống âm đạo thì sẽ gây khó chịu và có khả năng khiến bạn bị rò rỉ.
Giải pháp
Nếu đĩa nguyệt san bị tuột ra lúc hoạt động nhẹ hoặc đi vệ sinh, theo kinh nghiệm của mình có thể là do bạn đã không đẩy mặt trước của đĩa lên đủ cao. Vấn đề này thường xuyên xảy ra với những người mới sử dụng đĩa. Nỗi lo lắng về việc đẩy đĩa lên cao & khó lấy ra rất phổ biến. Bản thân mình đã gặp phải vấn đề này trong những ngày đầu tiên sử dụng đĩa rồi nên mình biết đấy là điều thường gặp!
Theo thời gian sử dụng, mình đã học được cách tự tin hơn và thực sự đã nhét vành trước của đĩa vào đúng vị trí. Thử cảm thấy xương mu và cố định mặt trước của đĩa nguyệt san phía sau “phần rãnh” là được.
Cơ thể và cấu tạo của mỗi người khác nhau. Nếu đĩa nguyệt san của bạn liên tục bị trượt xuống trong các hoạt động bình thường hàng ngày, có lẽ bạn nên thử một chiếc đĩa nhỏ hơn hoặc lớn hơn, phù hợp hơn với cơ thể của bạn.
Trong trường hợp xương mu của bạn không đủ rõ để giữ cho đĩa nguyệt san cố định, không bị trượt xuống thì có lẽ cốc nguyệt san sẽ là sự lựa chọn tốt hơn đối với bạn.
@nangnguyet Đĩa nguyệt san khác gì cốc nguyệt san hả Nàng Nguyệt? #nàngnguyệt #nangnguyet #menstrualdisc #lummadisc #đĩanguyệtsan #dianguyetsan #periodproduct
Đĩa nguyệt san tuột ra ngoài khi tập thể dục hoặc hắt hơi
Nguyên nhân
Nếu đĩa nguyệt san bị trượt khi bạn tập thể dục hoặc do hắt hơi mạnh hay ho thì đây không phải là một nguyên nhân quá khó để giải quyết.
Giải pháp
Vân đề này chỉ xảy ra khi bị kích thích bởi hoạt động thể chất hoặc do cử động cơ không tự chủ, đây thường là dấu hiệu do đĩa nguyệt san của bạn có đường kính quá lớn hoặc quá nhỏ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp các kích cỡ đĩa với đường kính và độ cứng khác nhau để bạn lựa chọn.
Nếu bạn sử dụng đĩa quá rộng, bạn vẫn có thể cố định nó thành công nhưng chỉ giống như một chiếc lò xo mà thôi. Chỉ cần là một tiếng ho hoặ cử động mạnh là nó đã có thể bật ra khỏi vị trí. Một chiếc cốc có đường kính quá nhỏ cũng có thể đưa vào đúng vị trí nhưng sẽ trượt khỏi xương mu nếu bạn chuyển động mạnh.
Gặp khó khăn khi tháo đĩa nguyệt san
Nguyên nhân
Hầu hết các loại đĩa nguyệt san dù là dùng một lần hay tái sử dụng cũng có kết cấu như một hình tròn đơn giản và không có chỗ để lấy ra dễ dàng hơn. Nàng Nguyệt thấy rằng đĩa nguyệt san dẽ lấy ra hơn khi dùng ngón cái và ngón trỏ để nắm vào vành, hoặc dùng ngón tay để “móc” bên dưới vành và kéo ra. Một số người có cổ tử cung cao thường gặp phải vấn đề với đĩa nguyệt san vì nó không có cuống khiến việc lấy ra khó khăn hơn.
@nangnguyet Cách dùng đĩa nguyệt san: đẩy vào trong cùng ống âm đạo. Thao tác dễ hơn so với cốc nguyệt san. #nàngnguyệt #đĩanguyệtsan #dianguyetsan #menstrualdisc
Giải pháp
Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, hãy thật nhẹ nhàng khi tháo để đĩa lệch khỏi xương mu và lấy nó ra. Nếu bạn khó khăn trong việc tiếp cận đĩa, hãy thử ngồi xổm trong vòi hoa sen, sau đó với dùng tay móc vành đĩa ra.
Nếu bạn yêu thích sử dụng đĩa nguyệt san nhưng việc tháo ra luôn gặp khó khăn, hãy thử chuyển sang loại đĩa có thân đặc biệt như Lumma – loại đĩa tốt cho những người có cổ tử cung cao. Hoặc đĩa nguyệt san Cora nếu bạn thấy việc tháo lắp khó khăn vì vành khó cầm hoặc trơn.
Vì đĩa nguyệt san không tạo ra lực hút nên nhiều người dùng thấy nó dễ tháo hơn cốc và không phải sử dụng quá nhiều lực hay cần sự khéo léo.
Máu dây ra ngoài khi tháo đĩa nguyệt san
Nguyên nhân
Hình dạng đĩa nguyệt san rộng hơn giúp đựng được một lượng máu kinh nhiều hơn. Nhưng hình dạng này không thu gọn lại khi lấy ra khỏi cơ thể để vừa với ống âm đạo và cửa mình, thế nên máu bị dây ra ngoài khi tháo đĩa là vấn đề rất phổ biến.
Giải pháp
Đĩa nguyệt san có một siêu năng lực đặc biệt đối với một số người dùng – nó có thể “tự động đổ” khi bạn đi vệ sinh. Nếu bạn là một người may mắn có được tính năng này thì chắc chắn sẽ giúp giảm bớt tình trạng lộn xộn khi lấy cốc ra đấy. Còn nếu không thì cũng không sao cả, mình cũng vậy, và mình thấy mọi thứ vấn rất ổn.
Xem thêm: Giải thích hiện tượng đĩa nguyệt san tự làm rỗng
Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng đĩa nguyệt san, hãy thử tháo nó lần đầu tiên khi đi tắm để giảm bớt tình trạng lộn xộn và vệ sinh dễ dàng hơn. Bạn nên cầm đĩa thẳng khi lấy ra để hạn chế máu trong đĩa bị tràn ra ngoài. Một số loại đĩa có thể ít lộn xộn hơn khi tháo. Đừng kẹp chặt vành đĩa vì có thể sẽ làm máu tràn ra tay, hãy móc vành hoặc sử dụng cuống nếu có.
Đôi lúc sẽ có một lượng máu dây ra bàn tay hoặc ngón tay của bạn khi lấy đĩa ra. Nhưng điều này không tệ lắm đâu. Nàng Nguyệt đã từng rất lo lắng khi mới thử sử dụng đĩa nguyệt san vì lý do này mặc dù đã có kinh nghiệm dùng cốc rồi. Máu có thể dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng và nước nên đó không phải là vấn đề quá lớn.
Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Nếu bạn cần sự tư vấn để quyết định xem loại đĩa nguyệt san nào phù hợp nhất với mình, đừng ngần ngại nhắn tin cho Nàng Nguyệt tại đây nhé.
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…