Những thông tin hữu ích

Băng vệ sinh- những điều bạn không được biết 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn thân mến, thành âm đạo là mô cơ mềm trong cơ thể nên nó có tính thấm hút. Hội chứng sốc độc tố khi dùng tampon/ băng vệ sinh là kết quả của việc này. Và đây là lý do tại sao chúng ta cần phải quan tâm tới các nguyên liệu được sử dụng để làm băng vệ sinh công nghiệp. Đã đến lúc bạn cần biết sự thật…

Băng vệ sinh (sanitary napkin) là miếng lót thấm hút dành cho phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, sau khi vừa thực hiện ca phẫu thuật âm đạo, sau khi sinh nở, hoặc phá thai. Băng vệ sinh được ứng dụng trong các tình huống cần phải thấm hút chất lỏng chảy ra từ âm đạo. Một số người sử dụng cho chứng tiểu tiện không kiểm soát ở cả nam lẫn nữ, hoặc bị căng thẳng không kiểm soát.

(theo Wikipedia)

Lịch sử hình thành và phát triển băng vệ sinh

Thời cổ đại xa xưa, người phụ nữ sử dụng cỏ cây khô, rong biển, túi vải, da thuộc và phổ biến nhất là giấy cói mềm để đối phó với kì kinh nguyệt đến hàng tháng. Trong chiến tranh thế giới thứ I, ý tưởng về băng vệ sinh thấm hút đến từ việc các nữ y tá sử dụng băng gạc để giúp các binh sĩ bị thương cầm máu, họ nhận ra băng kết hợp gạc sẽ thấm hút tốt hơn. Năm 1888, băng vệ sinh dùng một lần đã xuất hiện, có tính thương mại hóa với thương Southll được ra đời. Biến thể của băng vệ sinh dùng một lần là tã cũng được xuất hiện lần đầu ở Mỹ với nhãn hiệu Lister’s Towels cùng năm đó.

Mất vài năm để băng vệ sinh dùng một lần phổ biến hơn, vì cái giá của nó vẫn quá đắt đỏ đối với nhiều người phụ nữ. Thiết kế những miếng lót đầu tiên có hình chữ nhật làm nên từ sợi bông gòn được phủ một lớp thấm hút và buộc dây dưới đáy quần lót. Thiết kế này gây ra rắc rối về việc miếng băng có thể trượt cả về phía sau hoặc phía trước khỏi vị trí ban đầu. Sau đó người ta nghĩ ra việc cố định một dải băng keo dính nằm ở đáy băng vệ sinh để dán vào quần lót. Miếng lót kinh nguyệt buộc dây nhanh chóng biến mất vào đầu những năm 1980.

Miếng lót bằng vải quay trở lại vào những năm 1970, và tăng dần vào những năm cuối thập niên 80 và đầu những năm 90. Lý do phụ nữ chọn để chuyển sang băng vệ sinh bằng vải bao gồm tiết kiệm tiền bạc, thời gian, tác động môi trường và lý do sức khỏe. Ở các nước kém phát triển, miếng lót tái sử dụng vẫn được sử dụng phổ biến hơn băng vệ sinh dùng một lần.

Băng vệ sinh vải

Băng vệ sinh bằng vải, như cái tên được làm nên từ nhiều lớp vải. Chức năng tương tự băng vệ sinh công nghiệp dùng 1 lần: đó là thấm hút kinh dịch, nhưng tái sử dụng nhiều lần thay vì dùng 1 lần.

Điểm khác biệt của nó là chất liệu và số lần sử dụng.

Ưu điểm vượt trội là băng vệ sinh vải giảm thiểu tối đa tác động của hóa chất lên vùng kín, tiết kiệm tiền bạc và siêu thân thiện với môi trường. Nhược điểm là chưa tối ưu được về mặt thẩm mĩ, vệ sinh lích lích và chưa thực sự phổ biến với số đông.

Các chủng loại băng vệ sinh công nghiệp dùng 1 lần

  • Băng vệ sinh hàng ngày (Panty liner) – dùng thấm khí hư hoặc kinh dịch ít trong chu kì kinh nguyệt ít. Hoặc thấm nước tiểu không kiểm soát hoặc dùng dự phòng nếu sử dụng tampon/ cốc nguyệt san.
  • Băng siêu mỏng (Ultra-thin) – diện tích rất nhỏ gọn và mỏng nhẹ
  • Băng vệ sinh loại thường (Regular) – miếng lót thấm hút tầm trung
  • Băng vệ sinh siêu thấm (Maxi/Super)– miếng lót thấm hút lớn hơn
  • Băng vệ sinh đêm (Overnight) – miếng lót dài hơn, thấm lớn hơn để dùng được qua đêm.
  • Băng lót sản phụ (Maternity) –  dài hơn miếng băng Maxi/Super và được thiết kế dành riêng cho sản phụ sau sinh thấm hút sản dịch và nước tiểu.

Kích cỡ nhỏ nhất đến lớn nhất từ loại hàng ngày cho tới loại ban đêm, có cánh hoặc không cánh… Hình dạng, độ thấm và độ dài có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Nguyên liệu

Có một sự thật là, nhà sản xuất băng vệ sinh không cần phải tiết lộ các thành phần được sử dụng vì sản phẩm vệ sinh phụ nữ được dán mác là “thiết bị y tế”. Họ thường miễn cưỡng, chính xác hơn là không muốn thừa nhận rằng, các nguyên liệu chính thường là rayon đã được tẩy trắng (cellulose từ bột gỗ), cotton và nhựa. Thêm các hương liệu tạo mùi. Những phần từ nhựa là màng đáy chống thấm (backsheet) và bột polymer như một chất hấp thụ bổ sung mạnh mẽ (các polymer siêu bám) biến thành gel khi được làm ẩm.

Các nhà sản xuất bẳng vệ sinh quảng cáo một vật liệu độc quyền được gọi là infinicel làm lõi trong miếng lót của hãng – siêu thấm hút, có thể chứa đến 10 lần trọng lượng của nó. Oái ăm thay, khi đốt chúng tạo ra rất nhiều khói đen và cặn dày – cho thấy “vật liệu độc quyền” có thể chứa dioxin, sợi tổng hợp và phụ gia hóa dầu. Sau nghiên cứu, mỗi miếng băng vệ sinh thông thường chứa tương đương với khoảng 4 túi nhựa! Với tất cả những gì chúng ta biết về bản chất nguy hiểm của hóa chất nhựa, điều này lại khiến chúng ta đáng lo ngại.

Cụ thể, hoá chất dẻo như BPA và BPS có nguy cơ phá vỡ sự hình thành và phát triển phôi thai, nó cũng liên quan đến bệnh tim và ung thư. Phthalates – nguyên liệu làm tampon giấy- được biết đến như là một tác nhân gây rối loạn gen và DEHP dẫn đến nhiều cơ quan bị tổn thương. Bên cạnh đó các sản phẩm nhựa thô, băng vệ sinh công nghiệp dùng 1 lần cũng chứa vô số các thành phần độc hại khác như trung hóa mùi và nước hoa. Các chất tổng hợp và nhựa ngăn cản dòng chảy tự do của không khí và gây ra môi trường bí và ẩm, thúc đẩy sự tăng trưởng của nấm men và vi khuẩn có hại trong môi trường âm đạo.

Hơn nữa, để cho băng vệ sinh nhìn được sạch sẽ có màu trắng tinh khiết thì các sợi bông được sử dụng phải được tẩy trắng. Clo thường được sử dụng để làm điều này, chính điều này có thể tạo ra chất độc dioxin.

Bông dc dùng sản xuất băng vệ sinh là loại dùng thuốc trừ sâu nhiều nhất hành tinh. Theo USDA, 94 % tất cả các bông trồng ở Mỹ đều được biến đổi gen (GMO). Cây bông chỉ chiếm 2,4 % diện tích đất của thế giới, nhưng mỗi năm một số tiền khổng lồ là 2 tỷ đô la là chi phí phun thuốc cho loại cây này.

Mùi hương nhân tạo bạn ngửi thấy không khác gì loại hóa chất tẩm màu nhân tạo, polyester, chất kết dính, polyethylene (PET), polypropylene, và propylene glycol (PEG), chất gây ô nhiễm có liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố, ung thư, dị tật bẩm sinh ở thai nhi; khô âm đạo và vô sinh ở phụ nữ…

Tất cả chúng ta biết  biết rằng đây thực sự là một điều rất nguy hại, các vật phẩm tiếp xúc với da sẽ thẩm thấu trực tiếp vào trong máu mà không qua bất cứ sự thanh lọc nào và phân bổ đi khắp cơ thể. Một khi hóa chất tìm được đường vào cơ thể của bạn, chúng có xu hướng tích lũy qua thời gian bởi vì cơ thể thường thiếu các enzyme cần thiết để phá vỡ chúng. Bởi vậy, băng vệ sinh công nghiệp và tampon dành cho phụ nữ như “một quả bom hẹn giờ”.

Cảnh giác với hội chứng sốc độc tố khi dùng băng vệ sinh công nghiệp và tampon

Điều then chốt bạn cần ghi nhớ là băng vệ sinh/tampon luôn tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Có một rủi ro khi bạn sử dụng băng vệ sinh/tampon, đó chính là hội chứng sốc độc tố (TSS), được gây ra bởi độc tố Staphylococcus aureus (tụ cầu) hoặc vi khuẩn nhóm A Streptococcus (liên cầu khuẩn). Hội chứng này đe dọa đến tính mạng nếu bạn không kịp thời phát hiện ra chúng.

Tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ ngay khi bạn gặp phải các dấu hiệu & triệu chứng sau:

– Đột ngột sốt cao, ói mửa, tiêu chảy

– Động kinh, tụt huyết áp, phát ban trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

– Cơ bắp đau nhức, mắt, miệng hoặc cổ họng có màu đỏ hoe

Để giảm thiểu nguy cơ của tình trạng đe dọa tính mạng này, bạn nên:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng băng vệ sinh công nghiệp hoặc tampon
  • Nếu chưa thay đổi được ngay, hãy chọn loại băng có tốc độ thấm hút thấp nhất. Đừng bao giờ dùng băng vệ sinh/ tampon quá lâu trong cơ thể bạn. Thời gian thay thế trung bình tối thiểu 4-6

Những sai lầm thường gặp khi bạn dùng băng vệ sinh sai cách

Để băng vệ sinh trong phòng tắm

Nhà tắm là nơi có nhiều vi khuẩn gây hại. Cho dù có kì công lau chùi cọ rửa thì bạn cũng khó đảm bảo nhà tắm của mình không có vi khuẩn. Thậm chí khi bạn giật cần xả nước bồn cầu, một số vi khuẩn có thể được giải phóng ra. Mắt thường khó nhận biết được mầm bệnh như vi khuẩn virus , kí sinh trùng hay nấm trú ngụ trên các vật dụng. Có tới 500000 con vi khuẩn ẩn nấp trong mỗi cm vuông diện tích.  Đáng lo ngại, vi khuẩn còn có khả năng bắn cao từ 5m – 7m, lây lan qua bàn tay, qua tay nắm cửa, bồn cầu… Có nhiều bạn gái hay cất sẵn băng vệ sinh để tiện lấy ra dùng trong kì đèn đỏ. Điều này rất tai hại ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn về sau. Nếu băng vệ sinh của bạn bị ẩm, chất lượng của nó cũng giảm đi.

Dùng băng vệ sinh có mùi thơm

Các chị em thường có thói quen chọn loại có mùi thơm để át đi mùi khó hôi khó chịu trong kì đèn đỏ. Tuy nhiên mùi hương nhân tạo đó có chứa rất nhiều chất độc hại, sẽ gây ra tình trạng kích ứng hoặc gia tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn.

Không thay băng vệ sinh thường xuyên

Lượng kinh nguyệt ra nhiều nhất vào 1 – 3 ngày đầu chu kỳ và ít dần trong những ngày tiếp theo. Nhiều bạn gái để băng vệ sinh quá lâu trong cơ thể sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Dùng băng vệ sinh quá hạn, kém chất lượng

Hạn sử dụng của băng vệ sinh có thật, vì băng vệ sinh được sản xuất và thiết kế kháng khuẩn trong một thời gian nhất định. Những loại băng vệ sinh không rõ nguồn gốc và kém chất lượng thường sản xuất từ vật liệu rẻ tiền, không đạt tiêu chuẩn, không thấm hút nhiều, kém khô thoáng. Dẫn tới vùng kín bí bách ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển. Biểu hiện ban đầu là vùng kín ngứa rát, có mùi hôi khó chịu, sau đó sẽ nổi hột, loét và nhiễm trùng. Mặt khác băng vệ sinh kém chất lượng cũng không được sản xuất trong điều kiện đảm bảo vệ sinh, nên trên sản phẩm tồn tại bụi bẩn, vi khuẩn. Những vi khuẩn này khi tiếp xúc với máu của cơ thể sẽ gây hiện tượng nhiễm trùng ngược, xâm nhập vào sâu âm đạo & tử cung , tăng nguy cơ tắc nghẽn vòi trứng và vô sinh.

Quên rửa tay sạch trước và sau khi thay băng vệ sinh

Tay của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với băng vệ sinh và cô bé. Bạn có giữ băng vệ sinh sạch sẽ nhưng quên rửa tay thì các chất bẩn và vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập được “lãnh địa” bên trong cô bé. Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cẩn thận trước và sau khi thay băng nhé!

Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày quá nhiều

Đó cũng là thói quen khó bỏ, khi các bạn gái thường dùng thêm băng vệ sinh hàng ngày vào những ngày cuối chu kì kinh nguyệt khi lượng kinh dịch ít đi. Nhưng có nhiều bạn vẫn sử dụng mỗi ngày kể cả khi không hành kinh.

3 nguy hiểm chị em phải đối mặt từ băng vệ sinh thông dụng

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Như đã phân tích ở trên về thành phần và chất  hóa học tạo mùi hương của băng vệ sinh ( có chứa nhiều loại hóa chất như như polyethylene (PET), polypropylene và propylene glycol (PEG) tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn cũng như gây ra tình trạng hăm da, kích ứng da khiến da mẩn đỏ. Những hóa chất này còn có nguy cơ gây vô sinh, ung thư và rối loạn nội tiết tố)

Chính bảng hóa học này khiến nồng độ pH ở vùng kín thay đổi khiến “cô bé sụt sịt” ra nhiều khí hư hơn. Đồng thời khi bạn sử dụng băng vệ sinh trong suốt kì kinh nguyệt khiến cho vùng kín bị gò sát, bí nóng dễ đổ mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn & nấm phát triển. Đó chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Vùng kín có mùi hôi, mẩn đỏ, kích ứng, hăm…

Dùng băng vệ sinh/ tampon quá lâu không thay thì đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, gây tình trạng rau mùi, mẩn ngứa, phồng rộp da… Khi vùng kín có dấu hiệu bất thường là báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về cô bé. Đó có thể viêm nhiễm nhẹ, cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của các loại bệnh nặng liên quan đến cổ tử cung.

Đặc biệt khi viêm, ngứa, gãi nhiều gây ra tình trạng vùng da ở khu vực cô bé bị chai bì, dày sừng, hoặc trợt da. Từ đó có thể xảy đến các tình trạng như khí hư ra nhiều, khí hư có mùi lạ, mủ âm đạo, đái buốt…Khi cô bé bị viêm nhiễm lâu ngày ở bên ngoài có thể di căn vào trong khiến gây tắc, bán tắc vòi trứng gây ra vô sinh thứ phát. Nếu nhiễm trùng sâu vào trong tử cung có thể gây viêm nội mạc tử cung,… làm tăng nguy cơ gây vô sinh.

Hội chứng sốc độc (TSS)

TSS là hội chứng sốc độc có tỷ lệ cao nhất khi chị em sử dụng tampon. Cụ thể, khi dùng tampon lâu, vi khuẩn tích tụ, sinh sôi, đặc biệt là Staph và Strep, khi âm đạo bị trầy xước, chúng sẽ tấn công âm đạo, đi sâu vào trong khiến toàn bộ cơ thể nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong (đã có trường hợp tử vong do TSS). Biểu hiện của hội chứng gồm sốt cao, tụt huyết áp nhanh, nôn mửa, tiêu chảy, mắt sưng đỏ, suy thận, suy hô hấp…

Bao lâu thay băng vệ sinh một lần?

Khi máu kinh đã từ trong người được tiết ra khỏi cơ thể là đã gặp vi khuẩn bên ngoài, vì thế nên nếu không thay băng thường xuyên sẽ bị những vi khuẩn đó xâm nhập lại vào cơ thể. Ngay cả khi trong những ngày cuối kỳ lượng máu ra ít hơn, tuy băng vệ sinh có thể không đầy nhưng vẫn phải thay băng.

Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 6 giờ 1 lần. Có thể thay băng ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. Những phụ nữ có lượng máu thải ra ngoài càng nhiều thì cần phải thường xuyên thay hơn nữa.

Đối với những người sử dụng tampon cũng như vậy, nên thay ít nhất mỗi 4-8 giờ 1 lần. Nếu để tampon trong âm đạo một thời gian dài có thể có liên quan tới hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu lượng máu kinh thải ra quá nhiều thì cần phải thay tampon thường xuyên hơn.

Ngoài ra, một số người sử dụng cốc nguyệt san được làm bằng silicone y tế, nhựa hoặc cao su. Cốc nguyệt san có thời gian sử dụng lâu hơn băng vệ sinh và tampon, có thể thay sau mỗi 8-12 giờ đồng hồ, lấy ly ra và làm sạch rồi tái sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon