Mục lục
Ai đã từng đẻ, hãy nhận của hạ 1 lậy
Bài viết sau ngày đẻ 4 ngày, có nội dung rùng rợn đề nghị mọi người cân nhắc trước khi đọc.
Các bạn ạ, mấy hôm rồi nói thật là như chết đi sống lại, hôm sinh nhật mà cũng chẳng thiết gì nữa.
Hnay mới tỉnh, tớ kể chuyện đi đẻ!
Giai đoạn mang bầu:
Tớ tăng có 9kg cả thai kì thôi. Các tháng đi siêu âm, bao giờ con cũng thiếu chuẩn kg. Bác sĩ còn phán đẻ không bao giờ quá được 3kg. Tớ buồn lắm, còn mọi người ai cũng trách. Nửa tháng cuối về ngoại, tớ được nhồi với cái thực đơn ngấy người, ăn và ăn thôi. Tớ nhủ thầm: con mà trên 3kg thì công đầu của bà ngoại!
( cuối cùng nỗ lực dc đền đáp, cả cứt nữa thì là 3.2kg haha)
Giai đoạn chuyển dạ:
Dự kiến sinh 3/9 nhưng từ từ quãng 20 tháng 8 trở đi là luôn chuẩn bị tinh thần bất cứ lúc nào rồi. Dấu hiệu đầu tiên là 1/9 ra nút nhầy trắng, dính, trong như keo. Ngày hôm sau ra nhầy màu hồng hồng, cơ thể nặng nề ọc ạch, mẹ với chồng bảo “nhìn e mót lắm rồi đó” . Ngày thứ 3, nhầy hồng rõ vệt máu, người mệt mỏi bất thường, lâm râm đau bụng. Đau kiểu nhâm nhẩm từ bên trong… Đến khi cơn đau ngắn hơn, cứ 30 phút/ lần thì nhà tớ rồng rắn vào viện.
(Dấu hiệu chuyển dạ mỗi người 1 khác bạn nhé, dự kiến sinh cũng có thể sớm hơn hay muộn hơn)
Khi vào viện C
Tớ chọn viện phụ sản trung ương. Vì 1 thân 2 mình, tự túc, chẳng quen biết ai, chẳng có nhiều tiền… Bạn tớ cũng vừa đẻ ở sản C xong nên nó làm gì hướng dẫn chi tiết lại. OK sản C vừa tiết kiệm vừa chuyên môn cao, mặc dù đông và bẩn là có thật…
(Ngày 15/7 xếp hàng đi đăng kí hồ sơ sinh ở sản C, toàn người với người)
Lúc vào viện bạn sẽ được vào khám cấp cứu, chạy máy monitor. Nếu đã có đủ dấu hiệu chuyển dạ, mở cổ tử cung thì mới được mặc váy lên khoa đẻ, còn không thì mời về nhà cho khoẻ nhá!
Vào khoa đẻ
Khoa này cách ly với người thân bên ngoài. Phòng nằm chờ đẻ, cạnh phòng đẻ nên nhìn thấy và nghe thấy các bà đẻ nằm trên bàn FULL HD 100% từ A- Z luôn. Chân thực sống động. Càng sợ!
Nỗi niềm kinh khủng đầu tiên là màn khám trong, bác sỹ thọc vô xem mở bao nhiêu cm… Đau, thốn, sợ, đáng sợ hơn là bạn vẫn phải “khám trong” từ 1cm – cho tới khi đủ gần 10cm để ĐẺ. Thật buồn cho những người đau lâu, mở chậm, như tớ đây huhu…
LÊN THỚT
Tớ đăng kí tiêm mũi đẻ không đau, hình như tiêm xong cổ tử cung mở nhanh hơn thì phải, mới 4 phân đã dc nằm lên bàn đẻ rồi. Và trong khi nằm chờ mở hết cổ tử cung thì tớ chứng kiến trực tiếp bạn kế bên cách chưa đầy 2mét nằm đẻ, 37w sinh non bị vỡ ối, phải kích đẻ . Đau, kêu, gào, thét,van lậy, bác sĩ chửi, đủ cả… Quằn quại khóc lóc mãi em bé cũng chào đời nặng 2,3kg. Bạn ấy đẻ khó vì không biết rặn và không hợp tác với bác sĩ. Nên các cô đỡ đứng cạnh giường tớ ném cho 1 câu nhắc ” đừng có như thế đấy!”
21h hơn tiêm đẻ không đau, tớ nằm đấy tim đập chân run chờ đến 22h thì mở hết 10 phân rồi. Cơn co nhiều hơn, đau ngắn hơn, đau kiểu bị đấm bị thụi bị ai tra tấn cả cơ thể, nhắm mắt cũng thấy ĐAU, thở cũng ĐAU, từng giây trôi qua NỖI ĐAY GIẰNG GIẬT. Cảm nhận của tớ là mũi tiêm chắc chỉ công hiệu được 20% với mình thôi hay sao ấy! Càng về cuối, cơn đau càng ập đến như hàng trăm cái xương bị nghiền vụn – chính lúc thốn như vậy vẫn phải lấy sức – bình tĩnh để rặn cơ! Nói thật khi đau, ko nghĩ dc cái gì, ngu bỏ mẹ ra huhu
ĐỊNH MỆNH
Cả ekip nhảy vào, 1 bác giữ bụng và ấn bụng tớ nghẹt thở, 2 chị ghì chân tớ xuống bàn.
Xin lỗi con lợn, nhưng quả thật lúc đó tớ không khác gì bị chọc tiết (lúc đấy não vẫn bật ra được suy nghĩ là đàn ông các người phải bị cắt ch** băm ra rồi lắp vào mới thấu được nỗi đau đẻ của đàn bà)
Cảm nhận được MỘT ĐƯỜNG DAO từ trên xuống cắt ngọt, cùng với cơn co lên đỉnh điểm, lưng tờ oằn xuống giường như một con tôm và đau tưởng chết đến nơi rồi!
OE OE
Tiếng khóc cất lên… Nước mắt tớ vẫn chưa ngừng rơi thì thấy bác sỹ đặt một thứ gì đó lành lạnh nhớt nhớt ngoe nguẩy lên bụng bảo tớ: Ôm con đi này!
Tớ.. vẫn nước mắt lưng tròng! Vì tủi quá, đau quá, 9 tháng 10 ngày xuân hạ thu đông vất vả ôm chiếc bụng bầu… Những hồi ức hiện ra hết, nghĩ sao cực nhọc và gian nan. Mẹ khóc con oe oe…
Về giường nằm. Kiệt sức. Thiếp đi một tẹo thì chợt tỉnh, đau vết rạch – đau lưng- đau ven ở tay- cho con bú nó mút mút phát nào ruột bị thắt lại. Gần như 6 tiếng đồng hồ tớ bị liệt luôn 1 tư thế không nhúc nhích được, riêng “chỗ đấy” thì như vỡ ra trăm mảnh nó tê dại vỡ vụn như bị nghiền nát, tớ ko thể quay trái quay phải được vì thở thội cũng đau đớn.
Sau đó là chuỗi ngày đau: nứt cổ gà, tắc tia sữa, thông tiểu, co dạ con, táo bón nên rặn nứt cả vết khâu tầng sinh môn…. Chắc ai đã làm mẹ rồi thì hiểu những thứ đó ám ảnh như nào.
Chào mừng con đến với thế giới này! 3/9/2015 và mẹ là 5/9 hihi
Trộm vía e bé có cái miệng nhóp nhép bú mớm yêu lắm ạ.
Nhìn con lại nhớ đến những ngày tháng con trong bụng phải chịu bao vất vả…..
May mắn là tớ dc nhận rất nhiều sự quan tâm và tình yêu thương. Trước dự sinh mấy hôm, ngày nào cũng có bạn bè người quen hỏi thăm đến nỗi tớ bị bồn chồn “Ừ,sao mãi chưa đẻ nhỉ?”.
Suốt hành trình chuyển dạ-đẻ-sau đẻ, có 2 cô bạn người Hải Phòng kẻ Sài Gòn chỉ dẫn online qua tin nhắn cho tớ từng thứ 1 như hướng dẫn viên du lịch ^^
Đẻ xong hôm sau là sinh nhật, cả ngày quằn quại tớ chẳng biết gì nữa.
Nhân đây cảm ơn tất cả tình cảm mà mọi ng đã dành cho mẹ con tớ huhu
Nói cảm ơn k biết bao nhiêu cho đủ….
Các bà mẹ đang mang bầu hãy giữ lại kết quả siêu âm và so sánh sẽ thấy nhiều điều thú vị lắm nhaaa
Hành trình bắt đầu
Bức ảnh dấu ấn không thể nào quên được!
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2015
Nguyễn Ánh Ngọc
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…