Cốc nguyệt san ư? Cái lề gì thốn?
(bài viết có nói bậy, cân nhắc trước khi đọc)
Đêm qua 12h, Tôi- chị Nguyệt Nhí Nhố đi “đổ máu”- theo đúng nghĩa đen. Ở quê thì từ 10h đã im lặng như tờ rồi. Nên nửa đêm tôi ngồi trong phòng vệ sinh cười rấm rức thì đéo đc bt lắm. Lúc tôi chuẩn bị thò tay vào rút em cốc nguyệt san, tôi nhớ đến lời các anh gọi cái ấy là “con cua”, còn tôi thò vào rút tay ra đỏ lòm hệt cua cắn các ông ạ…
Hôm nay tôi kể về chuyện dùng cốc nguyệt san!!
Hỡi ơi, đầu năm hứa sẽ giữ gìn sự trong sạch cho tiếng Việt, nhưng nay cho phép tôi nói vài từ %^** để diễn tả cho trọn. Từ hamlon là tính từ miêu tả phụ nữ trong kì kinh nguyệt phải dùng băng vệ sinh đấy các cụ ông cụ bà ạ!!!
Những ngày tháng xưa cũ ấy tôi như phát dồ dại khi sáng đéo nào ngủ dậy cũng thấy ga giường chấm phá “dòng máu lạc hồng”. Chưa kể bình thường đi đứng như con tăng động, quả diana có cánh cũng đéo cứu vớt đc tình thế, dòng máu lạc hồng cứ thế lạc trôi ra sì lịp, nản ko chịu dc. Quan trọng hơn là nó đéo thơm tho gì, và rất tốn tiền mua bvs (loại có cánh, loại ban đêm, hàng ngày..). Từ #thoilin lại đc sinh ra để hoàn thành vai trò đa dạng ngữ nghĩa cho tiếng Việt.
Rồi tôi dc thông não đến cốc nguyệt san qua mấy bài báo của các chị mẹ hiện đại. Đến khi gặp chị bạn tôi quý, nghe chị giải thích tường tận tôi ưng rất. Ưu điểm là thoải mái tự tin hơn, chi phí thấp hơn, dùng dc nhiều lần, ít phải để ý thời gian thay, dễ sử dụng, tốt cho sức khỏe vì hạn chế tình trạng bí ngứa viêm nhiễm.. Tất nhiên cũng có nhược điểm là khó làm sạch khi ở ngoài, khó áp dụng cho một số người (chưa quan hệ, bị u xơ tử cung, những ai đặt vòng cần chú ý cẩn thận hơn khi dùng).
Nhưng quyết tâm cao độ là ngunghamlon nên tôi quyết định mua luôn. Chờ đợi đến kì…
Vì lúc khỉ đít đỏ thì âm đạo sẽ to hơn lúc bình thường, cộng thêm có “dòng máu 37 độ” nữa nên sẽ trơn, ko bị đau khi nhét vào.
Rồi kì rụng trứng cũng tới, ti to ảo diệu mấy hôm là khỉ đít đỏ.
Lần đầu tiên bao giờ cũng bối rối
Tôi xem video, xem hướng dẫn rồi nín thở ngồi xổm.
Nhưng đéo ai ngờ, nín thở là sai-nầm =)) phải thở ra để “em cua” thả lỏng rồi thì mới nhét dc cái cốc vào, gập đôi cái cốc là cách tôi hay làm nhất. Thực tế thì đưa vào dễ hơn rút ra. Bạn có thể ngồi xổm hoặc tụt sì lịp ngồi trên bệ xí. Thả lỏng, thả lỏng, làm từ từ, nhẹ nhàng và ko được gắt.
Mất vài lần thực hành rồi bạn sẽ quen thôi.
Có bạn bảo là sợ cảm giác cộm khi có cái gì ở trong “em cua”?
Ko ko, tôi ko biết nói sao cho các bạn hiểu nhưng hoàn toàn ko cảm thấy có gì cả!
Và tôi cứ ăn ngủ ị đái như bình thường đến 2-5 tiếng đi “đổ máu”/ lần.
Muốn làm gì cũng dc trừ chịch thôi ạ!
Vì bịt nòn rồi và phần cuống nằm trong “cua” nên sờ vào các anh các chị sẽ nhanh tay nhận ra. Mặc dù đút cốc ngon ơ rồi nhưng mỗi lần lấy ra tôi vẫn bồi hồi lắm =))
Lưu ý các chị mình không được kéo thẳng trực tiếp cốc xuống để làm đau lòn nhau nhé, lý do là lúc đưa cốc vào thì bản chất cốc y như một cái giác hút- hút chân không ấy. Em thường bóp phần đít cốc để ko khí lọt vào, kéo zizzaz sang trái phải trái phải và rút ra như đẻ một quả trứng
Lần đầu chưa quen rút ra thấy hơi căng và thốn bím….
Dù nghe chị Nguyệt nói có vẻ là nhột thật đấy =)) (Khuyến cáo các anh ko nên mò cua trong những ngày này)
Nhưng tôi khuyên thành thật các chị em là ko có gì độc lập tự do hạnh phúc bằng việc chúng ta biết yêu chính bản thân mình cả Tôi dùng dc thì các chị các cậu cũng dùng đc thôi. Google dạy cho chúng ta tất cả, hãy search: cốc nguyệt san, hướng dẫn sử dụng mooncup, phương pháp Marisette, động tác kegel… Mặc dù còn nhiều thứ để nói, nhưng hi vọng một nhìn ngộ nghĩnh của mình sẽ giúp các chị em bạo dạn hơn
Thoải mái tư tưởng lên và hãy sắm cho mình một em cốc nguyệt san thần thánh trị hamlon và kothoilin nhé!!!
Nguyễn Ánh Ngọc
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…