Kinh nguyệt

Kinh nguyệt bất thường 

Mục lục

Đánh giá

Thông thường, kinh nguyệt của một phũ nữ kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Một số vấn đề kinh nguyệt bất thường như chu kỳ kinh nguyệt xảy ra cách nhau ít hơn 21 ngày hoặc hơn 35 ngày, mất kinh liên tiếp 3 lần trở lên và kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Kinh nguyệt bất thường là gì?

Hầu hết phụ nữ có “ngày đèn đỏ” kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Kinh nguyệt của phụ nữ thường xuất hiện 28 ngày một lần, nhưng chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể từ 21 ngày đến 35 ngày.

Một số vấn đề kinh nguyệt như:

  • Khoảng thời gian hành kinh cách nhau dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
  • Không có kinh nguyệt 3 chu kỳ liên tiếp trở lên
  • Kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Kinh nguyệt kèm theo đau bụng, buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

Các ví dụ về kinh nguyệt bất thường:

  • Vô kinh là tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ chấm dứt hoàn toàn. Không có kinh từ 90 ngày trở lên được coi là bất thường, trừ khi phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh (thường xảy ra đối với phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi). Những phụ nữ trẻ chưa bắt đầu hành kinh ở độ tuổi 15, 16 hoặc trong vòng 3 năm sau khi ngực bắt đầu phát triển cũng được coi là vô kinh.
  • Thiểu kinh là hiện tượng các kỳ kinh nguyệt xảy ra không thường xuyên.
  • Đau bụng kinh là cảm giác đau bụng kinh dữ dội. Cảm giác khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường đối với hầu hết phụ nữ.
  • Chảy máu âm đạo bất thường có thể xảy ra trong nhiều trường hợp kinh nguyệt không đều như: kinh nguyệt ra nhiều hơn; thời gian kéo dài hơn 7 ngày; hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục, hoặc sau khi mãn kinh.

Xem thêm: Chảy máu âm đạo: Cẩm nang từ A đến Z

Lý do gây ra kinh nguyệt bất thường?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt bất thường, từ căng thẳng đến các tình trạng bệnh lý cơ bản hay nghiêm trọng hơn:

  • Căng thẳng và lối sống. Tăng hoặc giảm cân đáng kể, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi lại, bệnh tật hoặc những gián đoạn khác trong thói quen hàng ngày của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của cô ấy.
  • Thuốc tránh thai. Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Thuốc ngừa thai hoạt động bằng cách ngăn buồng trứng phóng thích trứng. Việc tiếp tục sử dụng hoặc ngừng uống thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ đến sáu tháng sau khi ngừng uống thuốc tránh thai. Đây là một cân nhắc quan trọng khi bạn đang có kế hoạch thụ thai và mang thai. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể bị chảy máu giữa kỳ kinh.
  • Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung. Polyp tử cung là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung. U xơ tử cung là những khối u bám vào thành tử cung. Có thể có 1 hoặc vài khối u xơ có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến kích thước bằng quả bưởi. Những khối u này thường lành tính, nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều và đau đớn khi có kinh. Nếu khối u xơ lớn, có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng, gây khó chịu.
  • Lạc nội mạc tử cung. Các mô nội mạc tử cung lót tử cung bị phân hủy hàng tháng và được thải ra ngoài cùng với kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung. Thông thường, các mô nội mạc tử cung tự gắn vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng; Đôi khi nó phát triển trên ruột hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa dưới và ở khu vực giữa trực tràng và tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường, đau bụng dưới trong kỳ kinh và khi giao hợp.

Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung: Cẩm nang từ A đến Z

  • Bệnh viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo qua đường tình dục và sau đó lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản thông qua các phẫu thuật phụ khoa hoặc khi sinh con, sẩy thai hoặc phá thai. Các triệu chứng của PID bao gồm: tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu, kinh nguyệt không đều, đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng (u nang) có thể hình thành trong buồng trứng. Chúng thường có thể được phát hiện khi siêu âm. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành. Do đó, quá trình rụng trứng có thể không diễn ra liên tục. Đôi khi một phụ nữ bị Hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh hoàn toàn. Ngoài ra, tình trạng này còn liên quan đến béo phì, vô sinh và rậm lông (mọc nhiều lông và nổi mụn). Tình trạng này có thể do mất cân bằng nội tiết tố. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ. Điều trị PCOS phụ thuộc vào việc người phụ nữ đó có mong muốn mang thai hay không. Nếu không có mục tiêu mang thai, thì việc giảm cân, uống thuốc tránh thai và thuốc Metformin® (một chất kích thích insulin được sử dụng trong bệnh tiểu đường) có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Nếu muốn có thai, có thể thử dùng thuốc kích thích rụng trứng.
  • Suy buồng trứng sớm. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, cũng tương tự như mãn kinh. Điều này có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, hoặc có tiền sử gia đình bị suy buồng trứng sớm hoặc một số bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị nhé!

Một số nguyên nhân khác gây ra kinh nguyệt bất thường:

  • Ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như steroid hoặc thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu).
  • Tình trạng y tế, chẳng hạn như rối loạn chảy máu, tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức, hoặc rối loạn tuyến yên ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố.
  • Các biến chứng liên quan đến mang thai, bao gồm sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng).

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon