Kinh nguyệt

Rong kinh sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách xử lý 

Mục lục

Đánh giá

Rong kinh sau sinh mổ là một vấn đề mà rất nhiều bà mẹ bỉm sữa gặp phải, nó gây ra rất nhiều khó chịu trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày, đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với sức khỏe của sản phụ. Vậy, nguyên nhân gây ra rong kinh sau sinh mổ là do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Hiện tượng rong kinh sau sinh mổ

Theo sinh lý bình thường, khoảng sáu tháng sau khi sinh mổ thì chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ trở lại bình thường. Trong quá trình mang thai và sinh nở thì lượng hormone sinh dục ở phụ nữ sẽ có một số thay đổi tương đối lớn, sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi theo, chẳng hạn như: ngắn hơn hoặc dài hơn, hay có thể không còn được đều như trước lúc mang thai…Và một trong những thay đổi thường gặp nhất chính là hiện tượng rong kinh sau sinh mổ.

Hiện tượng rong kinh sau sinh mổ được định nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của sản phụ sẽ kéo dài bất thường trên bảy ngày. Rong kinh là một rối loạn thường gặp rất phổ biến ở những phụ nữ sau sinh.

2. Nguyên nhân dẫn tới rong kinh sau sinh mổ

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ hai hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone điều hòa. Hiện tượng hành kinh chính là do lớp niêm mạc và các mạch máu tăng sinh dày lên ở khoảng nửa đầu của chu kỳ tạo điều kiện cho hợp tử làm tổ, nếu như không có hiện tượng thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, bộc lộ các mạch máu và tạo thành máu kinh nguyệt mỗi tháng.

Rong kinh sau sinh mổ có thể do lạm dụng thuốc tránh thai
Rong kinh sau sinh mổ rất có thể là do lạm dụng thuốc tránh thai

Sau khi mang thai thì sự mất cân bằng của 2 loại hormone là estrogen và progesterone rất có thể sẽ làm cho lớp niêm mạc tử cung và các mạch máu tăng sinh quá mức sẽ gây ra hiện tượng hành kinh, xuất hiện tình trạng lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn, gây ra tình trạng rong kinh sau khi sinh mổ.

Theo như các bác sĩ chuyên khoa thì hiện tượng rong kinh sau sinh mổ rất có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Bị mất cân bằng hormone sinh dục: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rong kinh sau sinh.
  • Buồng trứng đã hoạt động trở lại bình thường: Khi đang mang thai thì buồng trứng sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Sau sinh con thì sự tái hoạt động của buồng trứng sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại và gặp phải một số rối loạn ở giai đoạn đầu. Điều này có thể cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rong kinh sau sinh mổ.
  • Các bệnh lý phụ khoa: Sau khi sinh, rất có thể bởi vì không được chăm sóc cũng như vệ sinh đúng cách nên đã khiến cho vùng kín của nhiều chị em bị tấn công bởi một số loại vi khuẩn, nấm… gây ra viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do uống thuốc tránh thai: Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh sau sinh mổ cũng có thể là do đã lạm dụng thuốc tránh thai. Bởi vì tâm lý sợ hãi việc có thai ngoài ý muốn sau khi mới sinh em bé thế nên có rất nhiều chị em đã dùng thuốc tránh thai, gây ra những rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó vô tình dẫn tới hiện tượng rong kinh sau sinh.

3. Làm thế nào để nhận biết được hiện tượng rong kinh bất thường?

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài từ 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp có thể là dấu hiệu của tình trạng rong kinh
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài ở trong hai chu kỳ hành kinh liên tiếp rất có thể chính là dấu hiệu của hiện tượng rong kinh

Những dấu hiệu giúp nhận biết được hiện tượng rong kinh sau sinh mổ:

  • Số ngày hành kinh kéo dài hơn bảy ngày;
  • Lượng dịch kinh nguyệt lớn hơn 80ml (bình thường chỉ khoảng 50 – 80 ml/ chu kỳ). Dịch kinh nguyệt vón thành những cục lớn;
  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong hai chu kỳ hành kinh liên tiếp;
  • Đôi khi lượng dịch kinh nguyệt sẽ ra rất nhiều, ra liên tục trong khoảng một tiếng và việc sử dụng một miếng băng vệ sinh là không đủ.

Bên cạnh đó, có những dấu hiệu toàn thân khác cũng có thể gợi ý tới hiện tượng rong kinh trầm trọng:

  • Cả cơ thể đều mệt mỏi, uể oải do bị mất máu;
  • Xuất hiện các triệu chứng như thiếu máu, suy nhược và còn có thể ngất xỉu;
  • Tâm lý căng thẳng (stress);
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt;
  • Huyết áp thấp.

4. Rong kinh sau mổ rất nguy hiểm

Rong kinh sau mổ là một yếu tố dễ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh
Rong kinh sau mổ rất dễ trở thành nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh

Rong kinh sau sinh mổ cho dù là ở mức độ nào thì đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các mẹ bỉm sữa. Sau khi trải qua quá trình sinh nở thì cơ thể người phụ nữ vốn đã rất yếu và nếu như lại bị mất thêm một lượng máu khá lớn nữa rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, từ đó sẽ xuất hiện các tình trạng có thể gây nguy hiểm như bị hoa mắt hay chóng măt, hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Vùng kín ra máu nhiều và kéo dài sẽ là môi trường rất thuận lợi để cho các loại vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa trầm trọng, đồng thời cũng rất có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản về sau.

Cuối cùng, rong kinh sau sinh mổ còn có thể khiến cho phụ nữ sau sinh cảm thấy vô cùng khó chịu, tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng, chán nản… và kết hợp cùng với các yếu tố khác rất dễ dẫn tới bệnh lý trầm cảm sau sinh.

5. Xử lý rong kinh sau mổ như thế nào?

Cách điều trị rong kinh sau sinh mổ còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng của từng người. Với những trường hợp nhẹ, rong kinh do bị mất cân bằng hormone sinh dục thì không cần phải điều trị bởi vì nó có thể tự khỏi sau một thời gian.

Với những trường hợp có mức độ nghiêm trọng hơn thì phụ nữ sau sinh cần phải tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra được hướng điều trị thích hợp nhất.

Ngoài ra, khi gặp phải hiện tượng rong kinh thì chị em nên áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế những nguy hiểm do rong kinh gây nên:

Vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục sau sinh tránh tình trạng rong kinh xuất huyết
Vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục sau sinh để tránh tình trạng rong kinh xuất huyết
  • Hằng ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách. Tuyệt đối không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo. Nếu như lượng máu kinh ra quá nhiều thì nên thường xuyên thay băng vệ sinh để giúp cho vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ và không bị ẩm ướt;
  • Tạo cho bản thân một tâm lý thật thoải mái, tránh căng thẳng: Cuộc sống của các bà mẹ sau sinh luôn phải đối diện với rất nhiều vấn đề khác nhau, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, có thể dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, để phòng ngừa rong kinh sau sinh thì các mẹ bỉm sữa hãy cố gắng tạo cho chính mình một tâm lý thật thoải mái, hạn chế tối đa những lo âu và căng thẳng không đáng có;
  • Chia sẻ những khó khăn bản thân đang gặp phải với gia đình, đặc biệt là với người chồng để cùng nhau giải quyết những khó khăn này trong giai đoạn hậu sản;
  • Không quan hệ vợ chồng: Sau khi sinh thì niêm mạc tử cung vốn đang bị tổn thương. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng rong kinh xuất huyết thì vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục sau sinh;
  • Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng thích hợp: Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ cũng là cách giúp cho bạn hạn chế được hiện tượng rong kinh sau sinh mổ. Chế độ ăn uống cần bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu sắt, vitamin B6… để giúp hạn chế được nguy cơ thiếu máu và ổn định được nội tiết tố nữ.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon