Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Buồng trứng bình thường có bao nhiêu nang? 

Mục lục

Đánh giá

Buồng trứng đảm nhiệm vai trò sản xuất cũng như phóng thích trứng (noãn) vào trong đường sinh dục nữ ở thời điểm giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời thì buồng trứng cũng đảm nhiệm vai trò sản xuất ra các hormone nữ (estrogen và progesterone) nhằm để tạo thành giới tính nữ ngay từ lúc giai đoạn bào thai.

1. Tìm hiểu về buồng trứng?

Buồng trứng là 1 bộ phận nằm trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Mỗi người phụ nữ đều sẽ có hai buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung và thuộc phần hạ vị. Buồng trứng có hình dạng bầu dục, dài chừng 4cm và được giữ cố định bằng dây chằng gắn với tử cung, tuy nhiện lại không được gắn trực tiếp vào phần còn lại của đường sinh sản nữ (hai ống dẫn trứng).

Buồng trứng có vai trò là đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong cơ thể. Chúng vừa có thể tạo ra noãn (trứng) để thụ tinh, vừa tạo thành phôi thai và cũng tạo ra các hormone sinh sản (estrogenprogesterone). Chức năng của buồng trứng sẽ được kiểm soát bởi hormone giải phóng ra gonadotropin được phóng thích từ các tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi, sau đó sẽ gửi thông điệp tới tuyến yên để sản xuất ra hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng. Từ đó thì chu kỳ về nồng độ của các loại hormone này trong máu sẽ tạo ra chu kỳ kinh nguyệt.

Buồng trứng đóng vai trò là chức năng sinh sản chính trong cơ thể
Buồng trứng có vai trò là đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong cơ thể

2. Buồng trứng bình thường gồm có bao nhiêu nang?

Trong một chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng sẽ giải phóng trứng (noãn) vào thời điểm giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường thì sẽ chỉ có duy nhất một tế bào trứng từ ​​một buồng trứng được phóng thích trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và hai buồng trứng sẽ luân phiên nhau giải phóng trứng (chu kỳ này là buồng trứng này thì chu kỳ sau sẽ là buồng trứng còn lại).

Buồng trứng bình thường gồm có bao nhiêu nang thì còn phải tùy thuộc vào số lượng ngay từ khi tạo hình thai nhi mang giới tính nữ ở tử cung của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Số lượng nang trứng cũng sẽ giảm dần trong quá trình phát triển của bào thai. Và cho tới khi chào đời thì một em bé gái sẽ được sinh ra với số lượng ước tính vào khoảng 2 triệu quả.

Thế nhưng khi bé gái tới tuổi dậy thì thì con số này đã giảm xuống chỉ có khoảng bốn trăm nghìn quả trứng còn được dự trữ ở trong buồng trứng. Dẫu vậy thì từ tuổi dậy thì cho tới khi mãn kinh, sẽ chỉ có khoảng bốn trăm tới năm trăm trứng trưởng thành, sẽ được phóng thích ra khỏi buồng trứng (ở trong một quá trình gọi là rụng trứng) và có thể được thụ tinh ở trong ống dẫn trứng của đường sinh dục nữ và tạo thành bào thai.

3. Buồng trứng hoạt động như thế nào?

Sự hoạt động của buồng trứng được thể hiện thông qua chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó thì các giai đoạn của buồng trứng ở trong một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài trong vòng 28 ngày. Sự rụng trứng sẽ xảy ra vào thời điểm giữa chu kỳ (khoảng ngày thứ 14).

Sự hoạt động của buồng trứng thể hiện thông qua chu kỳ kinh nguyệt
Sự hoạt động của buồng trứng được thể hiện thông qua chu kỳ kinh nguyệt

Trong buồng trứng thì tất cả trứng ban đầu đều được bao bọc ở trong 01 lớp tế bào duy nhất (được gọi là nang trứng), có chức năng là nâng đỡ trứng. Theo thời gian thì những quả trứng này sẽ bắt đầu trưởng thành và sẽ để 01 quả chín nhất phóng thích ra khỏi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Khi trứng trưởng thành thì các tế bào trong nang trứng sẽ phân chia một cách nhanh chóng và nang trứng sẽ trở nên lớn dần. Nhiều nang trứng sẽ mất đi khả năng hoạt động trong quá trình này, rất có thể sẽ mất vài tháng, thế nhưng một nang trứng sẽ chiếm ưu thế trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và trứng mà nó chứa đựng sẽ được giải phóng vào trong ống dẫn trứng lúc rụng trứng.

Khi các nang phát triển thì chúng sẽ tạo ra hormone estrogen. Khi trứng đã được giải phóng vào thời điểm rụng trứng thì nang trứng trống còn lại trong buồng trứng sẽ được gọi là thể vàng và sẽ phóng thích lượng hormone progesterone cao hơn và lượng hormone estrogen sẽ ít đi. Những hormone này sẽ chuẩn bị cho niêm mạc tử cung sẵn sàng với nhiệm vụ mang thai trong trường hợp trứng sẽ được giải phóng vào tử cung và được thụ tinh thành công. Nếu như trứng được giải phóng ra nhưng không được thụ tinh (nghĩa là không có thai trong chu kỳ kinh nguyệt này) thì thể vàng sẽ rất nhanh chóng bị tiêu hủy và quá trình tiết estrogenprogesterone sẽ ngừng lại. Sự sụt giảm nồng độ của các hormone này một cách đột ngột sẽ khiến nội mạc tử cung bắt đầu bị bong tróc và sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể thông qua các cơn co thắt của cơ tử cung và tạo thành kinh nguyệt. Sau ba đến năm ngày hành kinh thì một chu kỳ buồng trứng khác sẽ lại bắt đầu.

Khi người phụ nữ bước vào giai đoạn trung niên thì có nghĩa là thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ bắt đầu và sẽ chuẩn bị cho việc kết thúc độ tuổi sinh sản của phụ nữ ( sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng được chính thức xác định). Nguyên nhân của việc này là do đã mất tất cả các nang còn lại trong buồng trứng có chứa trứng. Khi không còn nang trứng thì buồng trứng sẽ không còn tiết ra được các hormone estrogenprogesterone, có nghĩa là không còn tác dụng điều hòa cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp diễn. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt.

Sự sụt giảm hormone khiến nội mạc tử cung bong tróc và hình thành kinh nguyệt
Sự sụt giảm các hormone khiến cho nội mạc tử cung bong tróc và hình thành kinh nguyệt

4. Điều gì có thể xảy ra với buồng trứng?

Bất cứ yếu tố hoặc tình trạng bệnh lý nào làm ngăn cản sự hoạt động bình thường của buồng trứng thì đều có thể sẽ làm giảm đi khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Buồng trứng tự nhiên thường sẽ có khuynh hướng dãn cách và ngưng hoạt động vào thời kỳ mãn kinh. Điều này thường xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sau 50. Nếu như điều này xảy ra sớm hơn (trước bốn mươi tuổi) thì được gọi là suy buồng trứng sớm.

Một hiện tượng bất thường phổ biến nhất xảy ra ở buồng trứng chính là hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khoảng năm đến mười phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nếu như tình trạng bệnh của bạn không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ xảy ra nguy cơ hiếm muộn và vô sinh. Chính vì thế, nếu như bạn đang ở độ tuổi sinh sản mà lại có những dấu hiệu bất thường như: chu kỳ kinh nguyệt thất  thường, đau âm ỉ ở các vùng bụng, vùng lưng, vùng chậu thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có thể sớm phát hiện được bệnh và có giải pháp điều trị thích hợp.

Tóm lạibuồng trứng bình thường gồm có bao nhiêu nang thì sẽ tùy thuộc vào lúc bé gái chào đời thế nhưng số lượng này sẽ nhanh chóng giảm đi cho tới tuổi dậy thì. Chính vì vậy, để duy trì được chất lượng của các nang trứng cũng như kéo dài được đời sống tính dục nữ giới thì người phụ nữ cần phải có các biện pháp chăm sóc sức khỏe thích hợp, để cho hệ thống các cơ quan nói chung và buồng trứng nói riêng có thể hoạt động bình thường.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon