Kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng về tim 

Mục lục

Đánh giá

Bệnh lý về tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn tới tử vong trên thế giới và đặc biệt là với nữ giới. Thế nhưng nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể giúp nâng cao được tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống ở những đối tượng này. Có rất nhiều yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như mắc phải một số bệnh lý về chuyển hóa (ví dụ như đái tháo đường, bị rối loạn lipid máu), cao tuổi hay chế độ sinh hoạt không hợp lí. Và có một điều rất thú vị, đó chính là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng được xem là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ tim mạch.

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt hiểu đơn giản là tập hợp những sự thay đổi sinh lý có tính chu kỳ ở nữ giới dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục nhằm sản sinh giao tử cái để phục vụ cho mục đích sinh sản. Đánh dấu của tuổi dậy thì là khi xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên và khi kỳ kinh nguyệt cuối cùng kết thúc cũng là lúc đánh dấu cho sự bắt đầu của giai đoạn mãn kinh ở nữ giới.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng chứa nang trưởng thành sẽ tiến hành giải phóng 1 trứng (đôi khi có thể là 2 trứng, và khi đó có thể sẽ dẫn tới hình thành 2 hợp tử và tạo ra sinh đôi khác trứng). Trước khi rụng trứng thì nội mạc tử cung sẽ tăng sinh nhằm phục hồi lại lớp nội mạc đã bị bong ra trước đó trong lần hành kinh trước. Sau khi đã phóng noãn thì nội mạc này cũng sẽ thay đổi để có thể phù hợp với trứng đã được thụ tinh thành công làm tổ.

Nếu như quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp nội mạc ở tử cung sẽ bị bong ra, đào thải ra ngoài và chu kỳ kinh mới sẽ bắt đầu. Quá trình này được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là máu kinh (chính là phần nội mạc tử cung và những sản phẩm của máu) được đào thải ra ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường sẽ diễn ra vào độ tuổi khoảng từ 12 tới 17 tuổi. Nhưng đôi khi kinh nguyệt cũng có thể diễn ra sớm hơn, có thể từ lúc các bé gái mới khoảng 8 tuổi, và trong trường hợp này vẫn được xem là bình thường. Tuổi hành kinh trung bình ở những nước đang phát triển sẽ thường bắt đầu muộn hơn so với những nước đã phát triển. Thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt thường sẽ vào khoảng từ 21 tới 45 ngày (ở phụ nữ trẻ tuổi) và vào khoảng từ 21 tới 31 ngày (ở phụ nữ trưởng thành), và trung bình được tính là khoảng 28 ngày. Phụ nữ khi bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh (khoảng từ 45 tới 55 tuổ) sẽ được đánh dấu bởi sự giảm dần về tần suất của các chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được điều khiển bởi sự thay đổi của nồng độ những hormone sinh dục có trong cơ thể. Những hormone gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt chính là progesterone estroge. Sự gia tăng cũng như sụt giảm của hai hormon này là động lực chính để tạo nên các chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Sau khi hành kinh thì các nang noãn ở buồng trứng sẽ bắt đầu được chiêu mộ và sản xuất ra estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng lên cũng sẽ kích thích nội mạc tử cung tăng sinh và sẽ dày lên. Nang trứng ở trong buồng trứng sẽ bắt đầu phát triển dưới sự chi phối phức tạp của  những hormon, và sau 1 vài ngày thì 1 hoặc đôi khi cũng có thể là 2 nang trứng sẽ phát triển vượt trội, trong khi đó những nang trứng khác sẽ bị thoái triển.

Ở khoảng giai đoạn giữa chu kỳ, cứ khoảng từ 24 đến 36 tiếng sau khi lượng hormone LH tăng lên đột biến thì nang trứng vượt trội sẽ tiến hành giải phóng 1 trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng. Sau khi trứng rụng thì tế bào trứng sẽ chỉ có thể sống trong khoảng 24 tiếng hoặc thậm chí cũng có thể ít hơn để chờ được thụ tinh. Phần còn lại của nang noãn ở trong buồng trứng sẽ trở thành  thành hoàng thể và hoàng thể có chức năng chính là sản xuất ra 1 lượng lớn progesterone.

Dưới sự tác động của progesterone thì nội mạc tử cung sẽ có sự biến đổi để chuẩn bị chờ phôi thai trở về làm tổ, khi đó cơ thể sẽ bước vào quá trình mang thai. Nếu như trong khoảng 2 tuần mà phôi thai không tới làm tổ thì thể vàng sẽ bị thoái hóa làm cho lượng hai hormone progesteroneestrogen sẽ giảm mạnh. Sự suy giảm hai hormone này sẽ khiến cho lớp nội mạc tử cung bắt đầu bong ra, đó chính là kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường diễn ra vào độ tuổi từ 12 đến 17
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ thường diễn ra vào độ tuổi khoảng từ 12 tới 17 tuổi

2. Tác động của những hormone sinh dục tới hệ tim mạch

Bên cạnh một số tác động của hai hormone estrogenprogesterone lên những cơ quan sinh dục và cụ thể hơn chính là chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thì hai hormone này còn có những tác dụng tới các cơ quan khác của cơ thể, và trong đó có hệ tim mạch.

2.1. Những tác động của estrogen đến hệ tim mạch

Hiện nay thì những nhà khoa học vẫn còn đang tìm hiểu về những hoạt động của hormone estrogen bên trong cơ thể. Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone estrogen có thể ảnh hưởng tới gần như hầu hết tất cả các mô hay các hệ cơ quan, trong đó bao gồm cả tim lẫn mạch máu. Những tác động được biết tới của hormone estrogen tới hệ thống tim mạch bao gồm cả các tác động tích cực lẫn tiêu cực.

  • Tăng hàm lượng cholesterol HDL (loại có lợi);
  • Giảm hàm lượng cholesterol LDL (loại có hại);
  • Làm giãn các mạch máu giúp lưu lượng máu tăng;
  • Hấp thụ những gốc tự do, những gốc tự do này sẽ xuất hiện một cách tự nhiên trong máu có thể gây tổn thương cho động mạch và các mô khác;
  • Tăng nguy cơ hình thành nên những huyết khối cũng như gây ra những thay đổi khác có tác động bất lợi cho tim mạch.

Hormone estrogen cũng có thể gây các ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch theo một số cách khác nhưng hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Trong các năm qua, thông qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của estrogen cũng đã giúp nhiều chị em phụ nữ chống lại được các căn bệnh về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng nữ giới thường sẽ mắc bệnh tim muộn hơn khoảng mười năm so với nam giới, thế nhưng tới năm 65 tuổi thì nguy cơ của họ cũng sẽ tương đương với đàn ông.

Giả thuyết này được đặt ra chính là do sự sụt giảm của nồng độ hormone estrogen liên quan tới mãn kinh chiếm tỷ lệ khá cao trong những nguy cơ gây mắc bệnh tim ở nữ giới. Khi nồng độ của estrogen giảm thì nồng độ cholesterol LDL (loại xấu) sẽ tăng và nồng độ cholesterol HDL (loại tốt) sẽ giảm, dẫn tới sự tích tụ chất béo cũng như cholesterol ở trong những động mạch góp phần gây ra xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Điều đó cho thấy, những liệu pháp thay thế estrogen sẽ có khả năng giúp cải thiện được sức khỏe của tim mạch ở độ tuổi sau mãn kinh. Thế nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

2.2. Những tác động của progesterone đến hệ tim mạch

Có rất nhiều bằng chứng quan trọng cho thấy hormone progesterone (không giống như loại progestin tổng hợp) hầu như không có tác động bất lợi đối với những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Không có nhiều sự thay đổi trong bất cứ dấu hiệu huyết khối hay viêm nào được nghiên cứu cho thấy sẽ giúp cải thiện được những triệu chứng đáng kể so với giả dược.

Khi hormone progesterone tự nhiên được dùng ở trong 1 nhóm trong những nghiên cứu sử dụng PEPI thay cho medroxyprogesterone acetate (MPA), nhóm progesterone tự nhiên thường có nồng độ cholesterol HDL cao hơn đáng kể so với nhóm MPA.

Không những progesterone tự nhiên không có những tác động bất lợi tới hệ thống tim mạch, mà còn có những bằng chứng cho thấy nó có nhiều tác động tích cực. Trong 1 nghiên cứu đãcho thấy rằng gel âm đạo có chứa progesterone có thể giúp làm tăng khả năng gắng sức ở nữ giới sau độ tuổi mãn kinh bị  mắc bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim mà trước đó đã được điều trị bằng estrogen, khi so sánh với nhóm chỉ điều trị bằng estradiol đơn thuần ở phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Việc giảm nguy cơ của các cơn đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ và những bệnh tim mạch cũng như mạch máu lớn khác bằng cách khôi phục sự cân bằng của các hormone có thể giúp làm giảm đi sự suy giảm các chức năng tim mạch ở nữ giới trong nhiều năm.

Progesterone không có tác dụng bất lợi đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch
Progesterone không có bất kì tác động tiêu cực nào đối với những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

3. Sự thay đổi của nồng độ hormone sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt cũng gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch

Phụ nữ mắc các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim ở trong 1 số thời điểm nhất định của chu kỳ. Vào 1 giai đoạn nhất định ở trong chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ của estrogen đang lưu thông trong máu sụt giảm thì phụ nữ thường sẽ có xu hướng bị đau ngực hoặc đau thắt ngực nhiều hơn.

Khi tiến trành kiểm tra bằng những xét nghiệm để có thể đánh giá tình trạng tưới máu của cơ tim, thì những bệnh nhân này thường có kết quả đánh giá chức năng tưới máu của cơ tim trong khi gắng sức cho thấy lưu lượng máu đến tim có sự sụt giảm, theo như 1 nghiên cứu nhỏ đã được công bố ở trên tạp chí Heart.

Đau thắt ngực được hiểu là 1 cơn đau ngực tạm thời do sự sụt giảm của lưu lượng máu tới tim. Nó đã được mô tả giống như là 1 cảm giác căng, nặng, tê, nóng hay là có cảm giác giống như bị đè nặng ở vị trí sau xương ức. Nó còn có thể lan tới cánh tay, cổ hoặc hàm, và thường sẽ được khởi phát ngay sau khi tiến hành những hoạt động thể lực (như tập thể dục) hay sau khi phải chịu căng thẳng.

Những cơn đau thắt ngực thường sữ kéo dài trong khoảng dưới 5 phút, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài trong vòng từ 30 giây cho đến 30 phút. Cơn đau thắt ngực thường không phải lúc nào cũng sẽ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim, tuy nhiên cơn đau thắt ngực cũng có thể phát triển thành hiện tượng nhồi máu cơ tim và trong trường hợp này cần phải có sự chú ý của bác sĩ – đặc biệt là nếu như những cơn đau này xảy ra thường xuyên hơn hoặc kéo dài hơn do những hoạt động ít gắng sức hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra chứng đau thắt ngực bằng cách cho bệnh nhân thực hiện những bài test đánh giá gắng sức, sau đó sẽ theo dõi lượng máu được đưa tới cơ tim có đủ hay không.

Những nghiên cứu thường được thực hiện trên các đối tượng nữ giới có độ tuổi trung bình vào khoảng 39 tuổi, đang mắc bệnh tim, bị đau ngực và đã có kết quả kiểm tra dương tính với lưu lượng máu thấp trong những bài test gắng sức. Những nghiên cứu viên đã tiến hành thực hiện các kiểm tra gắng sức bằng máy chạy bộ hàng tuần trong vòng 4 tuần liên tiếp, trong cùng 1 thời điểm ở trong ngày. Những nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo nồng độ hormone estrogen và progesterone của những đối tượng tham gia.

Phụ nữ mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim trong một số giai đoạn nhất định của chu kỳ
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim trong một số giai đoạn nhất định của chu kỳ

Những kết quả đã cho thấy rằng ở trong tuần có sự xuất hiện hay ngay sau khi có kinh nguyệt, khi nồng độ estrogenprogesterone ở mức thấp nhất. Hiệu suất của những bài kiểm tra gắng sức trong thời gian này là thấp nhất so với tất cả các lần kiểm tra, và trong giai đoạn trước khi có kinh nguyệt thì nồng độ hormone estradiol ở mức cao nhất.

Cũng ở trong giai đoạn này, thời gian xuất hiện của những dấu hiệu đau thắt ngực trong khi bắt đầu bài tập thể dục ngắn hơn khi so sánh với các giai đoạn trước chu kỳ kinh nguyệt (thời điểm cả hai hormone estradiol và progesterone đều có nồng độ cao). Những nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng nồng độ progesterone dường như không có bất cứ sự ảnh hưởng nào tới những nguy cơ gây ra bệnh về tim mạch.

Chính vì thế, đối với các bệnh nhân có nguy cơ mắc những  bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cần phải được thăm khám để đánh giá các chức năng tim mạch định kỳ. Những đối tượng này thường có nồng độ hormone sinh dục bắt đầu sụt giảm cũng như xuất hiện hiện tượng lão hóa của những cơ quan của hệ tuần hoàn. Bác sĩ cần phải kiểm tra để kịp thời phát hiện những bệnh lý tim mạch để có thể đưa ra những phương pháp trị liệu đúng đắn và hiệu quả. Qua đó giúp nâng cao được tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon