Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Thú nhận nhé, Nàng Nguyệt cũng đã từng vật lộn với sự cố rò rỉ cốc nguyệt san.
Và không có gì khó chịu bằng …một chiếc quần lót bị vấy bẩn cùng tâm trạng bực bội không hiểu tại sao!

Nếu bạn đang gặp vướng mắc với tình trạng rò rỉ khi dùng cốc nguyệt san, đừng lo lắng, mình sẵn sàng trợ giúp! Như với bất kỳ sản phẩm mới nào, cốc nguyệt san sẽ cần một chút thời gian để bạn làm quen với cơ thể của mình. Hai lý do phổ biến nhất khiến cốc của bạn có thể bị rò rỉ là: cốc không được mở đúng cách hoặc đặt không đúng vị trí. Kinh nghiệm sử dụng đã khiến mình đúc rút ra 4 lý do rất phổ biến và dễ giải quyết như sau:

1. Cốc nguyệt san có vừa vặn với bạn không?

 

Một chiếc cốc nhỏ so với âm đạo của bạn sẽ khiến tình trạng rò rỉ xảy ra thường xuyên.

Một chiếc cốc quá mềm cũng là nguyên nhân khiến cốc không phù hợp với cơ thể bạn. Đa số tâm lý chị em phụ nữ khi nghe lời quảng cáo cốc mềm không gây đau nên lựa chọn mà ko hề biết rằng:
1. Cốc cứng hay mềm đều không hề có cảm giác gì khi đã ở trong âm đạo. 2 là 80% cốc nguyệt san được ưa chuộng trên thế giới không phải là mẫu cốc quá mềm. Chưa kể qua năm tháng, độ bền của cốc kém dần dẫn tới độ bung mở đàn hồi cũng giảm theo thời gian.

Giải pháp là chị em hãy đổi size cốc và chọn chất liệu cốc cứng – mềm phù hợp cơ địa nhé!
(Xem thêm giải đáp tại đây: Cốc cứng hay cốc mềm)

2. Miệng cốc chưa mở ra hết

Lý do rò rỉ phổ biến nhất là do mép cốc vẫn còn nếp gấp và chưa mở ra hết để tạo thành một khe hở với thành âm đạo. Điều này đặc biệt phổ biến với những người mới sử dụng cốc nguyệt san. 

Giải pháp để kiểm tra cốc nguyệt san của bạn đã ở đúng vị trí và mở hoàn toàn chưa, ngay ở bước đặt cốc, mình sẽ kiểm tra 2 thao tác.
1. Cốc khi đưa vào âm đạo, tay mình có cảm giác cốc bung nhẹ (làm nhiều sẽ quen và cảm nhận dc nha). Rồi mình rờ đít cốc (phần trên của cuống) xem có tròn căng ko, nếu căng thì chính tỏ cốc đã bung/ mở hoàn toàn.
2. Cuối cùng mình kéo nhè nhẹ xuống phía dưới để chắc chắn cốc đã bám chắc vào thành âm đạo. Cốc ở đúng vị trí sẽ như giác hút, tạo ra niêm phong ở trong “cô bé” và bạn sẽ thấy cốc không ”xê dịch” đi đâu được nữa. 

(Xem thêm hướng dẫn gập cốc tại ĐÂY)

3. Cốc đầy và tràn

Nếu bạn có lượng kinh dịch nhiều, cốc nguyệt san của bạn sẽ nhanh chóng đầy và tràn ra ngoài.

Mặc dù cốc nguyệt san có dung tích gấp ba lần băng vệ sinh (34ml so với 10ml) tuy nhiên vào những ngày lượng kinh dịch ra nhiều mà bạn chưa kịp đi đổ thường xuyên, nó có thể gây ra tình trạng “vỡ đê”.


Có 2 cách khắc phục trong trường hợp này:

  • Nếu chiếc cốc đang sử dụng không thể hứng chứa kịp dòng chảy mạnh mẽ của bạn, hãy lựa chọn những thương hiệu cốc có dung tích lớn hơn. Thông thường size to các hãng chứa khoảng 30ml nhưng có những chiếc cốc có thể chứa đến 40-50ml và nhanh chóng là cứu cánh cho những chị em “máu trâu”. Hãy nhớ đi đổ cốc trong thời gian ngắn 3-4h thay vì 6-8h như các bạn có lượng máu kinh ít.
  • Dùng thêm miếng băng vệ sinh vải lót ở dưới để bạn không còn phải thấp thỏm không chắc có bị rò rỉ ra quần lót hay không.

4. Cổ tử cung của bạn đã thay đổi và cốc nguyệt san của bạn không ở đúng vị trí.

Cơ thể con người là một điều tuyệt vời. Bạn có biết, trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen trong cơ thể bạn giảm, điều này có thể khiến cổ tử cung di chuyển sang vị trí khác, âm đạo cũng có thể nghiêng một chút sang bên trái hoặc phải, hay nó có thể lên hoặc xuống so với vị trí ban đầu.

 

Điều này giải thích tại sao bạn có thể bị rò rỉ cốc mềm hoặc cốc kinh nguyệt của bạn bị rò rỉ vào ban đêm – ngay cả khi cốc nguyệt san của bạn chưa đầy. Điều này là do dịch kinh nguyệt của bạn chảy xuống thành cốc thay vì chảy vào trong. 

Để giải quyết tình trạng rò rỉ xảy ra vì lý do này, hãy cố gắng đặt cốc nguyệt san của bạn bên dưới cổ tử cung – chứ không phải bên cạnh nó.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon