Nguyên nhân và khắc phục rò rỉ

Đau khi sử dụng cốc nguyệt san – Nguyên nhân & Cách khắc phục 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Một chiếc cốc nguyệt san phù hợp với cơ thể của bạn chắc chắn sẽ đem đến sự thoải mái và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, vì sao nhiều người vẫn có cảm giác đau đớn, khó chịu dù đã chọn đúng chiếc cốc phù hợp? Cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau khi sử dụng cốc nguyệt san và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả ngay dưới đây nhé!

Đau khi chèn cốc nguyệt san

Nếu bạn cảm thấy đau khi đưa cốc nguyệt san vào thì “thủ phạm” rất có thể là do thiếu chất bôi trơn hoặc do bạn đã gấp cốc không đúng cách. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thêm một ít chất bôi trơn gốc nước vào vành cốc giúp chèn dễ dàng hơn. Nếu chất bôi trơn vẫn chẳng giúp ích được gì, bạn hãy thử các cách gấp cốc nguyệt san khác nhé. Phương pháp gấp Punchdown có thể thoải mái hơn khi đưa cốc vào vì đầu mút hẹp và cốc từ từ thu nhỏ lại. Nếu cần gấp cốc nhỏ hơn nữa, bạn có thể thử nếp gấp Labia (phù hợp với các loại cốc mềm).

Đau khi chèn cốc nguyệt san

Xem thêm: 3 cách gập cốc hiệu quả nhất

Nếu bạn cảm thấy đau khi đặt cốc vì cảm giác như có vật gì đó đang cản trở cốc nguyệt san đưa vào, thì đó có thể là do bạn có cổ tử cung thấp và cốc đang chạm vào nó. Trong trường này, bạn không nên cố nhét cốc quá sâu, có thể cắt bớt phần cuống cốc để không cảm thấy cộm và khó chịu ở cửa mình.

Đau khi sử dụng cốc nguyệt san

Nếu bạn cảm thấy âm đạo rất căng, khó chịu khi cố gắng đưa cốc nguyệt san vào, hay thậm chí là không thể sử dụng được tampon thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo (vaginismus). Hãy gặp ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác nhất nhé!

Đau khi đeo cốc bên trong cơ thể

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khi đeo cốc bên trong cơ thể là do cốc nguyệt san quá cứng. Trong trường hợp này, cốc đang tác động một lực ra bên ngoài khiến các cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể của bạn cũng có thể cảm nhận được.

Không phải tất cả mọi người đều gặp phải vấn đề này khi sử dụng cốc cứng, nhưng rất nhiều người dùng nhận thấy rằng cốc nguyệt san mềm phù hợp hơn với họ. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng kinh, co thắt tử cung hay có bàng quang nhạy cảm thì hãy lựa chọn những loại cốc nguyệt san mềm hơn để sử dụng, ví dụ như Saalt Soft Cup dưới đây!

Đau khi đeo cốc bên trong cơ thể

Cảm giác đau bụng, co thắt cực kỳ buốt và đau là một dấu hiệu cho thấy rằng cốc đang chạm vào, thậm chí là hút vào cổ tử cung của bạn. Ngay cả khi bạn cố gắng chèn cốc xuống vị trí thấp hơn thì nó cũng sẽ tự di chuyển lên khi đeo bên trong. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần tìm một chiếc cốc có đường kính vành rộng hơn để không hút cổ tử cung hoặc là một chiếc cốc ngắn hơn. Bạn cũng có thể chuyển sang các loại đĩa nguyệt san vì nó hoàn toàn không gây ra lực hút khi sử dụng.

Xem thêm: Đĩa nguyệt san là gì?

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng kinh do các vấn đề sức khỏe khác thì bạn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng cốc/đĩa nguyệt san bình thường. Trên thực tế, nhiều phụ nữ bị chứng lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hay u xơ tử cung nhận xét rằng cốc/đĩa nguyệt san là lựa chọn tốt nhất đối với họ thay vì băng vệ sinh/tampon.

Xem thêm: Sử dụng cốc nguyệt san khi bị nghiêng tử cung như thế nào?

Đau khi tháo cốc nguyệt san

Mặc dù hầu hết các loại cốc nguyệt san đều có phần cuống dài ở đáy, nhưng bạn không nên trực tiếp giật mạnh nó xuống khi tháo cốc. Do cốc nguyệt san đã tạo ra một lực hút bên trong ống âm đạo khi đeo, thế nên nếu không phá vỡ lớp niêm phong của lực hút trước khi rút cốc sẽ dẫn đến cảm giác cực kỳ đau đớn. Đây là một sai lầm phổ biến nhưng rất dễ để khắc phục. Bạn chỉ cần dùng ngón tay véo phần đế để đưa vành ra khỏi thành âm đạo và phá vỡ lớp niêm phong, sau đó nhẹ nhàng lấy cốc nguyệt san ra là xong.

Đau khi tháo cốc nguyệt san

Xem thêm: Mẹo hữu ích để chèn và lấy cốc nguyệt san ra

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến đau khi sử dụng cốc nguyệt san là do kích thước của cốc. Chúng ta gấp cốc khi chèn vào nhưng lại thường không làm vậy khi tháo ra. Đối với một số người dùng, điều này có thể gây đau đớn, đặc biệt là với những chiếc cốc có đường kính rộng và cứng, nếu bạn trực tiếp kéo thẳng nó xuống có thể sẽ rất đau. Thay vào đó, hãy thử nghiêng vành cốc một chút khi tháo nó ra khỏi cơ thể. Điều đó giúp làm giảm kích thước tổng thể. Hay một cách hiệu quả hơn (nhưng hơi lộn xộn một chút) để lấy cốc ra mà không bị đau là gập đôi cốc lại trong khi tháo. Bạn nên ngồi trên bồn cầu hoặc thực hiện khi tắm để tránh máu bị dây ra quần áo nhé!

Bạn đã thực sự tìm được chiếc cốc nguyệt san phù hợp?

Bên cạnh những lý do phổ biến dẫn đến đau khi sử dụng cốc nguyệt san trên, có 1 điều mà bạn cũng nên xem xét đó là: Liệu chiếc cốc nguyệt san này có thực sự phù hợp với cơ thể của bạn hay không? Một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi mua cốc:

  • Bạn đã đo cổ tử cung chưa?
  • Bạn là người có cổ tử cung cao hay thấp?
  • Bạn có bàng quang nhạy cảm hay không?

Nếu chưa, hãy đọc ngay bài viết Kinh nghiệm chọn cốc nguyệt san  để tìm ra câu trả lời cho riêng mình nhé!

Mong rằng những thông tin mà Nàng Nguyệt cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon