Mục lục
Bất kỳ một sản phẩm vệ sinh dành cho chị em phụ nữ nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng, cốc nguyệt san cũng không ngoại lệ. Chỉ với một chút bất cẩn, bạn cũng có thể vô tình làm cho cốc nguyệt san bị rò rỉ. Làm thế nào để tránh bị tràn dịch kinh nguyệt khi sử dụng cốc nguyệt san? Hãy cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu nguyên nhân cũng như những biện pháp khắc phục sự cố không mong muốn này trong bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn ra ngoài
Những nguyên nhân khiến cốc bị rò rỉ
Gặp phải sự cố rò rỉ khi sử dụng cốc nguyệt san sẽ khiến bất kỳ cô gái nào đều cảm thấy vô cùng xấu hổ, đặc biệt là ở những chỗ đông người. Trước khi đến với các biện pháp để khắc phục thì hãy cùng với Nàng Nguyệt tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến sự cố này nhé:
1. Cốc nguyệt san rò rỉ do đã quá đầy
Mặc dù theo như hướng dẫn sử dụng thì cốc nguyệt san có thời hạn sử dụng tối đa lên tới 12 tiếng. Thế nhưng, bạn cần phải cân nhắc về khoảng thời gian này (nếu như lượng dịch kinh nguyệt của bạn tiết ra nhiều).
Nếu như sử dụng cốc nguyệt san trong 12 tiếng mà lượng dịch kinh nguyệt lại tiết ra nhiều thì rất có thể sẽ bịt kín các lỗ thoát khí. Điều này sẽ khiến cho cốc không còn có độ bám hút tốt như lúc mới đeo. Đây chính là lý do khiến kinh nguyệt bị rò rỉ.
2. Cốc nguyệt san bị rò rỉ do miệng cốc chưa được bung mở hoàn toàn
Trước khi đưa cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo, bạn cần phải tiến hành gấp nhỏ miệng cốc lại thì mới có thể đưa vào âm đạo được. Bạn hãy lựa chọn cách gấp cốc đơn giản nhất giúp cho miệng cốc có thể dễ dàng bung mở hoàn toàn và bám chặt được vào thành tử cung.
Bạn cũng nên lựa chọn mua sản phẩm cốc nguyệt san của những thương hiệu uy tín để đảm bảo cốc có thể bung mở hoàn toàn sau khi được đưa vào trong âm đạo, tránh trường hợp bị rò rỉ. Đồng thời, khi đưa cốc vào trong âm đạo, bạn hãy lưu ý lắng nghe tiếng “tách nhỏ” như đang nhắc nhở bạn rằng miệng cốc đã được bung mở rồi đó. Thế nhưng, để cẩn thận hơn nữa thì bạn vẫn nên kiểm tra lại và tiến hành xoay phần cuống cốc để miệng cốc có thể bung mở hoàn toàn và ôm sát được vào thành âm đạo.
3. Cốc nguyệt san bị rò rỉ do lỗ thoát khí bị bí tắc
Lỗ thoát khí là thiết kế vô cùng quan trọng mà bất kỳ sản phẩm cốc nguyệt san nào cũng cần phải có. Bộ phận này kích thước rất nhỏ thế nên vị trí này rất dễ bị bít tắc và lãng quên khi vệ sinh cốc. Điều này sẽ làm giảm đi lực bám hút của miệng cốc với thành âm đạo và dẫn đến hiện tượng rò rỉ kinh nguyệt khi đeo cốc.
4. Cổ tử cung nằm sai vị trí ban đầu
Trong “mùa dâu”, nồng độ estrogen trong cơ thể bạn bị giảm. Điều này rất có thể khiến cho cổ tử cung bị di chuyển sang vị trí khác. Ngoài ra, cổ tử cung của bạn cũng sẽ mở ra nhẹ hoặc sưng lên để cho phép chất nhầy trong tử cung có thể chảy ra dễ dàng.
Trong thời gian này, thông thường tử cung có thể nghiêng một chút sang bên trái hoặc sang bên phải, hay nó cũng có thể di chuyển lên hoặc xuống so với vị trí ban đầu. Chính vì vậy, bạn sẽ gặp phải tình trạng bị rò rỉ mà không hiểu lý do vì sao.
5. Cốc bị đặt ở sai vị trí
Nếu như cốc nguyệt san bị đặt sai vị trí, dù là quá sâu hoặc quá nông thì đều tiềm ẩn những nguy cơ gây rò rỉ dịch kinh nguyệt. Nếu như bạn đặt cốc quá sâu thì không những sẽ gây ra cảm giác đau rát và đau tức vùng bụng dưới khi sử dụng cốc mà còn có thể sẽ khó xác định được định đúng hướng chảy của dịch kinh nguyệt dẫn đến dễ xảy ra sự cố rò rỉ.
Trường hợp ngược lại, nếu như bạn đặt cốc quá thấp ở sát ngoài cửa âm đạo, độ bám chắc của miệng cốc với thành cơ âm đạo sẽ là rất thấp. Do đó, nếu như vận động nhiều và mạnh thì rất có thể sẽ khiến cốc dễ bị bung tuột hoặc bị lệch hướng.
6. Bạn thuộc nhóm người có xương chậu to
Xương chậu là bộ phận có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc làm cho cốc nguyệt san bị méo mó. Nếu như bạn lựa chọn một sản phẩm cốc nguyệt san kém chất lượng, thì chắc chắn rằng nó sẽ rất dễ bị nhăn hoặc bóp méo dẫn đến làm máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.
7. Cốc nguyệt san bị rò rỉ do cặn bã của máu kinh
Đây được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố rò rỉ dịch kinh nguyệt trong khi dùng cốc nguyệt san của nhiều chị em. Nếu như bạn thấy kinh nguyệt bị rò rỉ thì rất có thể là do dịch kinh nguyệt vẫn còn dư ở vách âm đạo sau khi bạn thay cốc. Bạn có thể lau sạch phần dịch kinh nguyệt còn sót ở phần đáy của cốc. Nhưng nhìn chung nếu như bạn để ý cẩn thận thì sẽ không ảnh hưởng nhiều và cũng rất hiếm khi xảy ra.
Những cách khắc phục hiệu quả nhất
Từ các nguyên nhân kể trên, Nàng Nguyệt đã đưa ra một số cách khắc phục để chị em cùng tham khảo như sau:
-Trường hợp cốc đã đầy: Làm sao để có thể biết được là cốc nguyệt san của bạn đã đầy? Nếu như là lần sử dụng thì bạn nên lấy cốc ra khỏi âm đạo sau khoảng 6 – 8 tiếng đeo cốc. Trên cốc nguyệt san sẽ có các vạch định lượng đánh dấu để bạn có thể biết được lượng dịch kinh nguyệt của mình. Từ đó thì bạn sẽ có thể xác định được chính xác thời gian đeo cốc cho những lần sử dụng tiếp theo nhé.
-Trường hợp lỗ thoát khí bị tắc: Để khắc phục trường hợp này, trong khi vệ sinh cốc nguyệt san bạn hãy chú ý hơn đến lỗ thoát khí. Bạn hãy đổ đầy nước vào trong cốc, đặt lòng bàn tay lên trên, giữ chặt và úp ngược cốc lại, bóp cốc làm sao để nước ở bên trong chảy thành tia mạnh ra ngoài qua các lỗ này. Hoặc cũng có thể dùng bàn chải đánh răng sạch để vệ sinh các lỗ thoát khí.
– Trường hợp cổ tử cung nằm sai vị trí ban đầu: Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng ngón tay chạm xung quanh cốc và cố gắng cảm nhận xem cốc có còn lung lay hay không. Khi cốc đã bám chặt vào được thành tử cung thì bạn sẽ thấy cốc không thể xê dịch đi đâu được nữa.
– Trường hợp đặt cốc sai vị trí: Đừng lo lắng quá nếu như bạn vẫn chưa biết cách đặt cốc nguyệt san sao cho phù hợp nhất nhé.
– Trường hợp bạn thuộc nhóm người có xương chậu to: Trong trường hợp này, bạn cần phải lựa chọn một sản phẩm có chất lượng tốt và có kích thước phải phù hợp với bản thân bạn.
Hy vọng với những nguyên nhân dẫn đến sự cố bị rò rỉ dịch kinh nguyệt cũng như cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn ra ngoài mà Nàng Nguyệt đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong những ngày “đèn đỏ”.
Lê Quỳnh
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…