Kinh nguyệt

Có thật là đôi bạn thân sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau? 

Mục lục

Đánh giá

Một sự trùng hợp kì lạ rằng, những người bạn thân hoặc phụ nữ sống chung với bạn cũng có chu kì kinh nguyệt giống bạn? Nghe thật sự khó tin, nhưng hãy cùng xem những lí giải dưới đây nhé!

Đồng bộ chu kì kinh nguyệt là gì?

Tại Mỹ, theo Tạp chí sức khỏe Phụ nữ những năm 1970 đã xuất hiện cụm từ “đồng bộ chu kì kinh nguyệt” với ý nghĩa: những người phụ nữ chơi thân, hoặc sống cùng nhau sẽ có chung chu kì kinh nguyệt như nhau.

Giả thuyết về hiện tượng này đã được truyền tai nhiều thế kỷ. Nhưng cho tới năm 1971, một nữ chuyên gia tâm lý học có tên là Martha McClintock khẳng định trên trang tạp chí Nature rằng: hiện tượng đó là do tồn tại một hoá chất không mùi tên là Pheromones gây tác động đến sinh lý và hành vi của các cá thể cùng loài xung quanh. Tức là khi một người phụ nữ tiếp xúc gần với một phụ nữ khác đang trong kì kinh nguyệt, sẽ bị ảnh hưởng bởi pheromones của người đó một cách tự nhiên, cuối cùng là họ có chung chu kì kinh nguyệt hàng tháng.

Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài. Đôi khi chất nầy còn được gọi là hormone xã hội (social hormone) hay được xem như một hệ thống thông tin hóa học. Có loài chỉ sản xuất một số ít pheromone, một số loài khác lại có khả năng sản xuất nhiều hơn. Hệ thống pheromone khá phức tạp ở các loài côn trùng sống thành xã hội.

Pheromone giữ vai trò trong nhiều hoạt động của đời sống côn trùng. Pheromone có thể là chất báo động, chất giúp cho côn trùng biết và nhận ra nhau, chất hấp dẫn sinh dục, chất quyết định cho việc tụ tập lại thành đàn của côn trùng, và cũng là chất quyết định cho các loài hình cá thể (caste determination) của các côn trùng sống thành xã hội.

Thông tin hóa học này khác với cơ quan thị giác hay thính giác. Sự truyền bá thông tin bởi pheromone tương đối chậm (pheromone phân tán trong không khí) nhưng tín hiệu của pheromone được duy trì lâu, xa và đôi khi đến 2 km hay xa hơn nữa.

-Theo Wikipedia-

Bà tiến hành một cuộc nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt của 135 nữ sinh sống trong kí túc xá ở Mỹ. Và Martha McClintock có kết luận rằng chu kì kinh nguyệt những người tham gia đều đồng bộ. Từ đó hiện tượng đồng bộ chu kì kinh nguyệt được gọi là hiệu ứng Martha McClintock.

Sau McClintock, nhiều dự án và nghiên cứu cũng đã được triển khai để làm rõ.

Một bác sĩ tại nhóm Y khoa Mount Kisco tên là Alyssa Dweck cũng chia sẻ rằng, việc các bạn gái cùng phòng, các chị em gái cùng nhà, hay mẹ và con gái có cùng chu kì kinh nguyệt là chuyện dễ thấy. Bác sĩ Dweck giải đáp rằng: Pheromones dễ dàng ảnh hướng một cách tự nhiên nếu những người ở gần nhau thường có thói quen sinh hoạt giống nhau như thời gian đi ngủ, luyện tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống hay thậm chí là … chung stress.

Một bài viết khác được đăng trên trang BBC với nhan đề “Có hay không việc phụ nữ sống cùng nhau có chu kì kinh nguyệt giống nhau” cũng nếu ra sự trùng lặp về ngày tới tháng của chị em phụ nữ bắt nguồn từ Pheromones. Thông tin và nhân vật được đưa ra là cô Emma – 24 tuổi – chung sống cùng với 5 cô bạn gái ở kí túc xá Đại học. Emma chia sẻ rằng cứ vài tháng 1 lần thì cả 6 người đều có chu kì kinh nguyệt giống nhau. Emma khẳng định “Trùng hợp không thể lặp lại nhiều đến như vậy!”

Theo Guardian, một nghiên cứu khoa học vào năm 1999 cũng kết luận: Có 80% phụ nữ tin vào hiện tượng đồng bộ chu kỳ kinh nguyệt. Và 70% phụ  nữ cho biết đó là một trải nghiệm thú vị khi những người bạn gái có thể đồng cảm với nhau về ngày tới tháng của nhau.

Kết quả nghiên cứu khoa học hiện tại

Sự ra đời của các ứng dụng theo dõi chu kì kinh nguyệt phụ nữ giúp số liệu thông tin được ghi chép đầy đủ và xác thực hơn. Vì thế, các nhà khoa học đã nghiên cứu để xác minh liệu hiện tượng đồng bộ chu kì kinh nguyệt có thật hay không. Và bất ngờ rằng: kết quả hiện tại ngược lại với kết luận – giả thuyết McClintock.Vào năm 2006, theo số liệu thu thập được từ 186 phụ nữ tại kí túc xá đại học Trung Quốc, nghiên cứu này kết luận các cô gái có chu kì kinh nguyệt giống nhau chỉ là sự trùng hợp.

Nghiên cứu lớn hơn được tiếp tục thực hiện. Lần này là đại học Oxford và công ty Clue (đơn vị tạo ra ứng dụng theo dõi chu kì kinh nguyệt) đã thu thập dữ liệu từ hơn 1500 phụ nữ tham gia, và kết quả là kể cả những người phụ nữ sống gần nhau hay chơi thân thì cũng không thể gây ảnh hưởng và có chung chu kì kinh nguyệt giống nhau.

Chu kì kinh nguyệt có liên quan tới chu kì mặt trăng?

 

Các nền văn hóa cổ đại trên khắp thế giới đã ghi nhận mối quan hệ chặt chẽ này. Có bốn chu kỳ mặt trăng chính: trăng non, nguyệt san đầu tiên, trăng tròn và nguyệt san cuối cùng. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28-30 ngày, bằng một chu kì mặt trăng. Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã sử dụng mặt trăng như một công cụ để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.

Trong thập niên 70,80 và 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu cho thấy chu kỳ rụng trứng trùng với thời kỳ trăng non, trăng mới. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa các chu kỳ của mặt trăng và sự thay đổi của nồng độ melatonin – một loại hooc môn giúp điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ và giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nepah cho thấy những phụ nữ có chu kỳ rụng trứng trùng với giai đoạn trăng tròn có nhiều khả năng mang thai con trai và những phụ nữ thụ thai trước chu kỳ trăng tròn có nhiều khả năng sinh con gái.

Kết luận: chưa chứng minh được hiện tượng đồng bộ chu kì kinh nguyệt có hay không?

Cơ sở thứ nhất được giải đáp như sau: Pheromone là tín hiệu hóa học mà cơ thể người này tác động tự nhiên đến người kia ở xung quanh họ. Và mặc dù Pheromone có ảnh hưởng tới các yếu tố như hưng phấn tình dục, hấp dẫn giới tính nhưng không chắc chắc cơ sở khoa học nào chứng minh pheromone khiến chu kì kinh nguyệt của những người phụ nữ gần nhau diễn ra vào cùng một thời điểm cả.

Cơ sở thứ hai giải đáp kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Thông thường là 28 ngày nhưng không phải ai cũng lặp lại chu kì kinh nguyệt như vậy, có người ngắn hơn hoặc dài hơn. Có những người kéo dài lên tới 40 ngày và nó vẫn được coi là bình thường. Trong khi đó một số phụ nữ chu kì ngắn hơn, chỉ khoảng 20 ngày và lượng máu trong kì chỉ diễn ra từ 2 – 3 ngày.

Do vậy hiện tượng đồng bộ chu kì kinh nguyệt mà Martha McClintock đưa ra rất có thể do quy luật xác suất! Điều này có khả năng cao chứ không được chứng nhận là một hiện tượng. Ví dụ: Bạn có 4 người bạn gái thân thiết, thì ít nhất bạn và 1 người trong đó sẽ có chung chu kì kinh nguyệt giống nhau.

Tuy xác suất không phải là tuyệt đối vì còn nhiều yếu tố khác tác động. Nhưng đây cũng là một hiện tượng thú vị với hội bạn thân.

Còn bạn thì sao? Đã bao giờ có sự ngẫu nhiên trùng hợp đầy lạ lùng như vậy với BFF chưa nè?

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon