Moon Time: A Guide To Celebrating Your Menstrual Cycle (Chu Kỳ Kinh Nguyệt) - Lucy H. Pearce

[Ebooks Việt Hóa] Moon Time: A Guide To Celebrating Your Menstrual Cycle – Lucy H. Pearce: Our cycles – A Biological Understanding (Chu kỳ kinh nguyệt – Kiến thức về mặt sinh học) 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)
  • Nguồn: Moon Time: A Guide To Celebrating Your Menstrual Cycle – Lucy H. Pearce
  • Biên tập & Dịch: Nàng Nguyệt

1. Our cycles – A Biological Understanding (Chu kỳ kinh nguyệt – Kiến thức về mặt sinh học)

A woman re-dreams the world when she bleeds

Tạm dịch: “Một người phụ nữ thay đổi giấc mơ về thế giới khi cô ấy bắt đầu hành kinh” – trích “Native American wisdom“.

Hầu hết chúng ta đều được học về sinh dục nữ ở trường trong bộ môn Sinh học, nhưng thường được tiếp cận từ một góc độ khá tách biệt, với đầy những từ ngữ khoa học vĩ mô và sơ đồ trừu tượng . Đó là lý do khiến nhiều bạn nữ thấy rằng nó chẳng liên quan gì đến mình cả.

Thực tế thì trường học không dạy chúng ta về các khía cạnh khác, về kinh nghiệm chu kỳ kinh nguyệt, hay những món quà tinh thần và ý nghĩa mà kinh nguyệt mang lại. Khi hiểu được những gì đang xảy ra bên trong cơ thể, bạn có thể học cách sống cuộc sống của chính mình khi hài hòa với nó thay vì chiến đấu hoặc phớt lờ nó.

Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt theo kiến thức sinh học

“Mỗi tháng, cơ thể người phụ nữ trải qua một loạt các thay đổi, trong đó có nhiều thay đổi xảy ra mà chính bản thân cô ấy cũng không nhận thức. Bao gồm các thay đổi về cân bằng hormone, nhiệt độ âm đạo, thành phần và số lượng tử cung, trọng lượng cơ thể, nồng độ vitamin, giữ nước, nhịp tim, kích thước và độ căng của ngực, mức độ tập trung, thị lực và thính giác, khả năng tâm linh, cảm giác đau và nhiều yếu tố khác.  – Miranda Grey, Red Moon

Những thay đổi này chắc chắn không phải lúc nào cũng “nằm trong đầu” (có thể tính toán trước được) như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải nhìn nhận chúng và thích nghi càng nhanh càng tốt. Bạn không thể ngăn những thay đổi này xảy ra vì chúng là một phần không thể thiếu trong khả năng sinh sản của phái nữ.

Để đảm bảo rằng tất cả các bạn đều có thể hiểu cơ bản về những gì đang thực sự xảy ra bên trong cơ thể của mình, tôi sẽ trình bày nhanh tổng quan về mặt sinh học của các chu kỳ kinh nguyệt. Để hiểu sâu hơn, tôi khuyên bạn nên đọc thêm cuốn “Taking Charge of Your Fertility” của Toni Weschler  hoặc “Women’s Bodies Women’s Wisdom” của Christiane Northrup.

[Ebooks Việt Hóa] Moon Time: A Guide To Celebrating Your Menstrual Cycle (Chu Kỳ Kinh Nguyệt) - Lucy H. Pearce: Our cycles – A Biological Understanding (Chu kỳ kinh nguyệt – Kiến thức về mặt sinh học) 01

Menstruation (Hành kinh)

  • Ngày 1 là ngày chảy máu đầu tiên. Chảy máu xảy ra khi niêm mạc tử cung phân hủy và rụng xuống do không có quả trứng nào được thụ thai.
  • Hành kinh thường kéo dài từ 4 – 6 ngày và nhẹ hơn trong vài ngày cuối cùng.
  • Dù bạn chỉ mất khoảng một cốc nhỏ đầy máu trong 1 lần hành kinh, nhưng trông sẽ khá nhiều đấy!
  • Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, việc chảy máu mà bạn đang gặp phải có thể không phải là kinh nguyệt mà chỉ đơn giản là trạng thái mang thai giả tạo do các hormone tạo ra.

Pre-Ovulation (Trước khi rụng trứng)

  • Estrogen tăng dẫn đến sự phát triển của các nang trứng và kích thích ngực, thành tử cung.

Ovulation (Rụng trứng)

  • Vào thời điểm rụng trứng (khoảng ngày 12-16) thường chỉ có một quả trứng được phóng ra từ một trong các ống dẫn trứng (chúng luân phiên nhau mỗi tháng).
  • Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tiết dịch trong khoảng thời gian này, cảm thấy rất ẩm ướt và quần lót sẽ bị ẩm do dịch tiết ra, có màu trong và nhầy như lòng trắng trứng. Bên cạnh đó cũng tăng làm tăng ham muốn. Nếu bạn đang muốn mang thai, đây là lúc thích hợp!
  • Trứng trở thành hoàng thể, sản xuất cả estrogen và progesterone để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

[Ebooks Việt Hóa] Moon Time: A Guide To Celebrating Your Menstrual Cycle (Chu Kỳ Kinh Nguyệt) - Lucy H. Pearce: Our cycles – A Biological Understanding (Chu kỳ kinh nguyệt – Kiến thức về mặt sinh học) 02

Tiền kinh nguyệt (ngày 22 trở đi)

  • Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ thoái hóa và nồng độ progesterone và estrogen đều giảm. Sự thay đổi hormone này có thể dẫn đến các triệu chứng PMS.

Nhiều phụ nữ có chu kỳ đều đặn khoảng 28 ngày, nhưng thực chất thì mỗi người có chu kỳ với độ dài khác nhau (14-40 ngày) và số ngày hành kinh cũng khác nhau (3-7 ngày). Một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hoặc dài đều đặn trong suốt cuộc đời.

Nếu chu kỳ của bạn không đều đặn, đặc biệt là bạn đang cố gắng thụ thai, thì tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để giúp điều hòa lại kinh nguyệt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn lập biểu đồ các chu kỳ của mình để tránh mang thai hoặc tìm ra thời gian có cơ hội thụ thai cao nhất. Chu kỳ không đều thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như mất cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng, các vấn đề về cân nặng hoặc mất sức nói chung.

Đọc các phần còn lại của sách tại đây

CẢ NHÀ TẢI BẢN PDF TIẾNG ANH 2.7Mb Ở LINK DƯỚI ĐÂY Ạ

Download

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon