Kinh nguyệt

Những thông tin bạn cần biết về các cơn đau do kinh nguyệt 

Mục lục

Đánh giá

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Những cơn đau bụng kinh thường đau nhói và có cảm giác bị chuột rút ở vùng bụng dưới. Ngoài ra thì đau bụng kinh cũng có thể có những triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu hay buồn nôn và tiêu chảy. Trong bài viết này, Nàng Nguyệt sẽ gửi tới các bạn những thông tin cụ thể về cơn đau này.

1. Đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra mỗi tháng 1 lần ở phụ nữ khi tử cung bong lớp niêm mạc. Tình trạng này sẽ gây ra những cơn đau và chuột rút cũng như cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, đây được coi là điều bình thường. Thường thì sẽ rất hiếm xảy ra những cơn đau quá mức khiến cho bạn phải nghỉ làm hay nghỉ học.

Đau bụng kinh thường có hai loại phổ biến nhất là: nguyên phát và thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xảy ra ở giai đoạn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu như bạn đã từng có kinh nguyệt bình thường nhưng sau này lại trở nên đau đớn thì rất có thể đó là đau bụng kinh thứ phát. Tình trạng đau bụng kinh này có thể gây ảnh hưởng tới tử cung hay các cơ quan vùng chậu khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh không phải lúc nào cũng có thể được xác định rõ ràng. Thế nhưng, trong một số trường hợp cụ thể thì người phụ nữ sẽ có nguy cơ bị đau kinh nguyệt cao hơn. Những trường hợp đó bao gồm:

  • Những bạn gái đang trong độ tuổi dưới 20 (tuổi teen)
  • Gia đình đã có tiền sử về tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Những người hút thuốc
  • Khi có kinh thường ra máu nhiều
  • Những người chu kỳ kinh nguyệt không được đều
  • Phụ nữ chưa có con
  • Bạn gái dậy thì (bắt đầu có kinh) trước 11 tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh
Có rấtnhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng kinh

Có một loại hormone gọi là prostaglandin sẽ kích hoạt những cơn co thắt cơ trong tử cung để có thể đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Những cơn co thắt này có thể sẽ gây ra những cơn đau và viêm. Mức độ prostaglandin sẽ tăng ngay trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể là triệu trứng của một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể kể tới như:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Đây là một tình trạng khá phổ biến được tạo thành do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và thường sẽ xảy ra trước khi bắt đầu có kinh nguyệt khoảng 1 đến 2 tuần. Các triệu chứng của hội chứng này thường sẽ mất đi sau khi bắt đầu có kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng bệnh lý gây đau do những tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở một số bộ phận khác của cơ thể. Các bộ phận đó thường là trên ống dẫn trứng, ở buồng trứng hoặc là mô lót trong khung chậu.
  • U xơ trong tử cung. U xơ là những khối u những không phải ung thư có thể gây áp lực lên tử cung hoặc có thể làm cho kinh nguyệt bất thường và gây ra những cơn đau, tuy nhiên chúng sẽ thường không gây ra các triệu chứng.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID). Đây là một căn bệnh nhiễm trùng tại những vị trí ở tử cung, ở ống dẫn trứng hoặc là ở buồng trứng. Căn bệnh này thường do loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, đồng thời nó cũng có thể gây ra viêm hoặc các cơn đau cơ quan sinh sản.
  • Bệnh dị tật. Bệnh dị tật là một tình trạng bệnh khá hiếm gặp do niêm mạc tử cung phát triển vào thành cơ của tử cung dẫn tới gây viêm, áp lực và đau đớn. Về thời gian căn bệnh này có thể kéo dài và trở nặng hơn.
  • Hẹp cổ tử cung. Đây là một tình trạng hiếm gặp mà trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc quá hẹp đến mức làm chậm lưu lượng của dịch kinh nguyệt dẫn tới làm tăng áp lực bên trong tử cung gây ra các cơn đau.

Kinh nguyệt đau cũng có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn
Những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể là triệu trứng của một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn

2. Những câu trắc nghiệm về các cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt có phải là chuyện “bình thường”? Theo Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ thì đa phần phụ nữ sẽ đều có cảm giác khó chịu trong những kỳ kinh nguyệt và hơn một nửa sẽ bị đau trong khoảng 1 hoặc 2 ngày mỗi tháng.
  • Đau bụng kinh sẽ được xem là “đau bụng kinh” bất thường khi: Các cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức khiến cho bạn không thể thực hiện những hoạt động bình thường được.Thế nhưng, trong hầu hết các trường hợp bị bệnh thì đều có thể điều trị được.
  • Triệu chứng nào được coi là những triệu chứng tiềm ẩn của đau bụng kinh? Những triệu chứng tiềm ẩn của đau bụng kinh bao gồm bị chuột rút hay bị đau ở vùng bụng dưới, bị đau ở lưng dưới hoặc có cảm giác “co kéo” ở vùng đùi trong, bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, bị đau đầu và chóng mặt.
  • Phụ nữ bị đau bụng kinh thì có nên tránh quan hệ tình dục hay không? Nói chung thì phụ nữ bị đau bụng kinh không cần phải tránh quan hệ tình dục. Trên thực tế thì cực khoái cũng là một biện pháp có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh ở một số phụ nữ. Thế nhưng, có thể cũng có những lý do cụ thể mà một cá nhân thường được khuyên tránh quan hệ tình dục. Chính vì vậy hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề này.
  • Lạc nội mạc tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau bụng kinh, đây một tình trạng xảy ra khi những mô nội mạc tử cung, một bộ phận nằm ở bên trong tử cung. Trong bệnh lạc nội mạc tử cung thì mô nội mạc tử cung sẽ được hình thành ở các khu vực khác trong cơ thể, ví dụ như ở buồng trứng, ở bàng quang, ở ruột, hay là ở bề mặt ngoài của tử cung. Điều này có thể dẫn tới sẹo ở trong khoang bụng và gây đau.
  • Đau bụng kinh cũng có thể là do bị u xơ tử cung. U xơ có thể hình thành ở bên ngoài, ở bên trong hoặc ở trong thành tử cung. Chúng có thể gây ra các cơn đau và chảy máu kinh nhiều.
  • Bạn nên đi khám nếu như bị đau bụng kinh dữ dội hay là bị chuột rút kéo dài: Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị nếu như bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng hay bị chuột rút kéo dài hơn 2 đến 3 ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám nếu như cảm thấy bị sốt, tiết dịch âm đạo có mùi hôi bất thường hay tăng tiết dịch âm đạo, hoặc nếu như bị trễ kinh hơn 01 tuần hay nếu như cơn đau xuất hiện vào các thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu như thời gian gần đây bạn đang đặt vòng tránh thai hoặc nếu như trong chu kỳ kinh nguyệt có xuất hiện những cục máu đông lớn hay có những triệu chứng khác kèm theo cơn đau.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội hoặc kéo dài
Nếu như bạn gặp những cơn đau bụng kinh kéo dài thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ
  • Những phụ nữ có kinh nhiều, hút thuốc hoặc uống rượu thì khả năng bị đau bụng kinh hay các cơn đau kéo dài sẽ cao hơn. Những người phụ nữ cũng sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này hơn nếu như lần đầu có kinh ở độ tuổi khá sớm (dưới 11 tuổi) hoặc nếu như chu kỳ kinh nguyệt của họ kéo dài trong 5 ngày hay lâu hơn.
  • Đa số các cơn đau kinh nguyệt thường sẽ xảy ra ở trong giai đoạn nào của chu kỳ? Kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi tử cung bong tróc lớp niêm mạc, và đây là thời điểm đau bụng kinh nhất. Theo như Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ thì bấm huyệt và châm cứu là những biện pháp có thể giúp giảm các cơn đau bụng kinh, thế nhưng những biện pháp này không thể ngăn ngừa tuyệt đối.
  • Biện pháp nào sau đây có thể giúp giảm đau bụng kinh? Theo như Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ thì mặc dù thiamine (vitamin B1) không thể ngăn chặn được những cơn đau bụng kinh nhưng nó cũng có thể giúp giảm đau. Thiamine có thể được tìm thấy trong những loại hạt ngũ cốc, các loại đậu, hạt và thịt. Vitamin B6 hay các chất bổ sung canxi và magiê cũng có thể giúp giảm đau.
  • Thiền và các kỹ thuật giảm căng thẳng khác cũng có thể giúp giảm các cơn đau bụng kinh? Các biện pháp kích thích, yoga hay các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng khác cũng có thể giúp giảm những cơn đau bụng kinh. Tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng có thể là biện pháp hữu ích.
  • NSAID (thuốc chống viêm không chứa steroid) cũng có thể giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Điều nào sau đây là một ví dụ chính xác về NSAID? NSAID, ví dụ như ibuprofen và naproxen, thường có thể sử dụng mà không cần phải kê đơn để điều trị đau bụng kinh. Thuốc này sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu như bạn bắt đầu sử dụng ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện hay ngay khi bắt đầu có kinh trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Có một số người được khuyến cáo không nên sử dụng NSAID. Ví dụ như bạn không nên sử dụng NSAID nếu như bạn bị rối loạn chảy máu, bị loét hay bị tổn thương thận hoặc gan. NSAID cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo về sự an toàn khi sử dụng NSAID thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Phương pháp điều trị đau bụng kinh liệu có làm mỏng niêm mạc bên trong tử cung hay không? Thuốc tránh thai cũng như những phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố khác sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung để sản xuất ít prostaglandin hơn; ít prostaglandin có nghĩa là sẽ ít co thắt hơn và cũng ít đau hơn.
  • Đau bụng kinh có thể sẽ được giảm bớt sau khi sinh con. Nhiều phụ nữ sẽ có kinh nguyệt ít hơn sau khi sinh con hay khi họ già đi.

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon