Mục lục
Rất nhiều phụ nữ sẽ sử dụng một hay nhiều hình thức kiểm soát sinh sản vào thời điểm nào đó trong đời. Hãy cùng Nàng Nguyệt tìm hiểu xem các biện pháp tránh thai khác nhau ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào nhé!
Nhiều biện pháp tránh thai sử dụng hormone progestin hoặc estrogen để ngăn rụng trứng và làm tổ. Những hormone này cũng ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến spotting (chảy máu với các đốm li ti) giữa các kỳ kinh, và làm giảm lượng máu kinh nguyệt của bạn.
Xem thêm: Phân biệt giữa spotting (âm đạo ra đốm máu li ti) và hành kinh
Các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Các biện pháp tránh thai như uống thuốc viên, miếng dán, đặt vòng âm đạo, tiêm đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Một số biện pháp tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm lượng máu. Nhiều yếu tố khác cũng có thể bị ảnh hưởng và những tác động này sẽ thay đổi theo thời gian. Thời gian chảy máu có thể dài hơn, ngắn hơn, lưu lượng nặng hơn hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào phương pháp ngừa thai. Ra máu không đều cũng là một tác dụng phụ thường gặp của hầu hết các phương pháp tránh thai bằng hormone, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sử dụng.
Viên uống tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai ban đầu chỉ được đóng gói dưới dạng 28 viên (gồm 21 viên có chứa (các) hormone cần thiết để ức chế sự rụng trứng và 7 viên giả dược (không có hoạt chất). 7 ngày sử dụng giả dược được thiết kế để cho phép kinh nguyệt xảy ra.
Hiện nay, có nhiều chế độ khác nhau, chẳng hạn như 24 ngày thuốc viên có hoạt chất và 4 ngày dùng giả dược, và các chế độ chu kỳ kéo dài có thể được thực hiện lên đến một năm để ngừng chảy máu kinh.
Bất kể bạn đang dùng loại thuốc tránh thai nào, bạn có thể bị ra máu bất thường hoặc ra máu trong vài tháng đầu tiên uống thuốc. Điều này phổ biến hơn khi bạn dùng viên thuốc chỉ chứa progestin, so với viên thuốc kết hợp có chứa estrogen và progestin. Việc bắt gặp triệu chứng spotting khi uống viên thuốc ‘một pha’ (cùng một liều lượng hormone mỗi ngày) cũng phổ biến hơn so với viên thuốc ‘ba pha’ (liều lượng khác nhau trong chu kỳ). Spotting cũng có thể xảy ra do bạn quên uống thuốc hoặc uống muộn. Uống thuốc muộn hơn bình thường vài giờ thậm chí có thể gây ra spotting, đặc biệt là với thuốc tránh thai chỉ có progestin.
Tiêm thuốc tránh thai
Chảy máu bất thường, không thể đoán trước rất phổ biến ở phụ nữ sử dụng các phương pháp tránh thai dựa trên progestin tác dụng kéo dài (ví dụ: Depo Provera®, Implanon®). Sau một năm sử dụng, khoảng một nửa số phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt.
Xem thêm: Chảy máu âm đạo: Cẩm nang từ A đến Z
Đặt vòng tránh thai (IUD)
Có hai loại vòng tránh thai hiện nay trên thị trường, vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai progestin. Với vòng tránh thai bằng đồng, hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh nặng hơn, kéo dài hơn và đau đớn hơn, thường trong 3 đến 6 tháng đầu. Hầu hết phụ nữ nhận thấy điều này sẽ cải thiện theo thời gian và kinh nguyệt trở nên bình thường hoặc gần như bình thường sau một vài tháng.
Với vòng tránh thai progestin, hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh và kinh nguyệt không đều thường xảy ra trong 3 đến 6 tháng đầu. Thông thường, điều này được cải thiện theo thời gian và nhiều phụ nữ sau đó sẽ có kinh nguyệt nhẹ hoặc không có kinh nguyệt với vòng tránh thai progestin. Vòng tránh thai progestin có thể hiệu quả trong nhiều năm (một vòng tránh thai mới được lắp lại sau 5 năm). Một vòng tránh thai nhỏ hơn cũng có sẵn và thích hợp hơn cho những phụ nữ chưa sinh con.
Xem thêm: Sự kết hợp giữa các loại vòng tránh thai và cốc nguyệt san
Vòng âm đạo
Chiếc vòng nhỏ và linh hoạt này được đưa vào cao bên trong âm đạo nhằm giải phóng estrogen và progestin, có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng. Vòng âm đạo thường được để trong ba tuần, sau đó lấy ra trong một tuần để có kinh nguyệt nhưng cũng có thể dùng liên tục hoặc kéo dài hơn mỗi tháng. Hiện tượng spotting giữa các kỳ kinh có thể xảy ra, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt của bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn mong đợi. Nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong 3 tuần đầu tiên của chu kỳ, kinh nguyệt có thể đến sớm. Kinh nguyệt cũng có thể kéo dài hơn bình thường. Nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp vào giai đoạn sau của chu kỳ (sau khi rụng trứng), thì kinh nguyệt có thể bị chậm lại. Một số phụ nữ cũng bị ra máu giữa kỳ kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo cũng có thể dài hơn một chút so với bình thường, nhưng nếu kỳ kinh tiếp theo trễ hơn một vài ngày thì bạn vẫn nên dùng que thử thai.
Thuốc tránh thai khẩn cấp không được sử dụng như một phương pháp ngừa thai an toàn nhưng nếu trong một số trường hợp cần thiết, nó có thể giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ về nếu chảy máu bất thường khi sử dụng các biện pháp tránh thai?
Vì cơ thể của mỗi phụ nữ phản ứng khác nhau với các biện pháp tránh thai, nên khó có thể biết khi nào là hiện tượng ra máu bất thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị chảy máu bất thường trong các trường hợp sau:
- Đang mang thai
- Đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt
- Sau khi quan hệ tình dục
- Bạn đã sử dụng 1 biện pháp ngừa thai trong hơn 3 tháng
- Nhỏ hơn 8 tuổi hoặc chưa có dấu hiệu dậy thì và bị chảy máu âm đạo.
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu đang dùng thuốc tránh thai kết hợp và kỳ kinh đã ngừng hoàn toàn trong tuần dùng thuốc giả dược, mặc dù trong nhiều trường hợp, điều này có thể là bình thường.
Có những phương pháp điều trị dành cho tình trạng chảy máu bất thường (ví dụ: ibuprofen, estrogen bổ sung) có thể hữu ích hoặc bác sĩ có thể đề nghị thay đổi phương pháp tránh thai của bạn.
Tác dụng phụ của biện pháp kiểm soát sinh sản bằng hormone
Bạn có thể gặp các tác dụng phụ khi sử dụng bất kỳ biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố nào. Những điều này thay đổi một chút, tùy thuộc vào biện pháp mà bạn đang sử dụng. Hãy nói với bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào đang làm bạn lo lắng.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, đặc biệt là những phương pháp có chứa estrogen sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu). Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy khó thở. Điều này có thể xảy ra nếu cục máu đông di chuyển vào phổi (thuyên tắc phổi).
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…