Mục lục
Trải nghiệm kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và nơi mà họ đang sống.
Thái độ đối với phụ nữ
Ý nghĩa của kinh nguyệt về cơ bản sẽ khác nhau giữa các nhóm văn hóa và tôn giáo. Ví dụ, ở Cherokee Nation, phụ nữ có kinh nguyệt được coi là thiêng liêng và quyền lực. Tuy nhiên, những quan điểm tích cực như vậy khá hiếm hoi, và ở nhiều nơi trên thế giới, kinh nguyệt bị coi là bẩn thỉu, không tinh khiết và cấm kỵ.
Trên thực tế, nhiều năm trước, phụ nữ không được đi làm hoặc đi học khi đã đến “ngày đèn đỏ”. Ngày nay, một số phụ nữ theo đạo Bà la môn phải sống ẩn dật, kín đáo khi đến kỳ kinh nguyệt và không được tham gia các hoạt động bình thường trong gia đình.
Trong một số hình thức của đạo Do Thái, phụ nữ tham gia nghi lễ tắm vào cuối kỳ kinh nguyệt được gọi là Mikvah, trước khi bắt đầu lại việc quan hệ tình dục. Nhiều nền tôn giáo hoặc văn hóa cấm phụ nữ đang có kinh nguyệt tham gia vào các nghi lễ tôn giáo hoặc vào các hoạt động thân mật.
Trong khi những ví dụ trên thể hiện sự cực đoan trong nhận thức văn hóa về kinh nguyệt, kinh nguyệt vẫn là một chủ đề cấm kỵ ở một số nền văn hóa, có thể bao gồm cả nơi mà bạn và tôi đang sống. Những quan điểm tiêu cực về kinh nguyệt đang dần được cải thiện theo thời gian.
Xem thêm: Tiết lộ sức mạnh tiềm ẩn của chu kỳ kinh nguyệt
Tiếp cận các sản phẩm kinh nguyệt
Trên toàn cầu, khả năng tiếp cận các sản phẩm kinh nguyệt và giáo dục về kinh nguyệt khác nhau đáng kể ở nhiều khu vực. Các nước phát triển có xu hướng cung cấp nhiều sản phẩm vệ sinh phụ nữ như băng vệ sinh, miếng đệm lót, cốc nguyệt san và quần lót. Ở các khu vực khác, đặc biệt là ở các khu vực Châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á, việc tiếp cận các sản phẩm kinh nguyệt, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần rất hạn chế. Phụ nữ ở những khu vực này thường sử dụng vải có thể tái sử dụng để thấm máu kinh nguyệt, nhưng không phải lúc nào cũng có phương tiện hoặc sản phẩm vệ sinh thích hợp để làm sạch vải bẩn hoàn toàn. Ở những quốc gia mà những sản phẩm kinh nguyệt được phổ biến rộng rãi, việc tiếp cận sản phẩm vẫn có thể khó khăn đối với một số phụ nữ, đặc biệt là những người sống trong cảnh nghèo đói hoặc vô gia cư. Nơi tạm trú cho những người vô gia cư thường tập trung vào việc cung cấp bữa ăn, quần áo, và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ không được ưu tiên bởi các nhà tài trợ.
Việc tiếp cận còn kém với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể khiến nhiều trẻ em gái và phụ nữ phải nghỉ học. Đây là vấn đề lớn ở một số cộng đồng châu Á và châu Phi, nhưng cũng có ở một số vùng của Canada. Hơn nữa, một số trường học ở các vùng của châu Phi không có chỗ cho nữ sinh thay sản phẩm vệ sinh, nghĩa là các em không thể đến trường khi đang hành kinh.
Việc tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm kinh nguyệt ở cả các nước phát triển và đang phát triển là một vấn đề cần được quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực hơn. Việc cải thiện trải nghiệm kinh nguyệt của phụ nữ trên toàn cầu đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của các nhà hoạch định chính sách ở mỗi quốc gia, khu vực tư nhân và các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ.
Xem thêm: The Cup
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…