Đánh giá

Cốc nguyệt san có cấu tạo như thế nào? Gồm những bộ phận gì, chức năng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

A – Cấu tạo của cốc nguyệt san gồm có 5 phần :

1. Cổ (miệng cốc)
2. Lỗ thông khí
3. Thân (cốc đựng)
4. Đáy cốc.
5. Cuống cốc.

Phần 1: Zoom vào cổ (miệng cốc) của chiếc cốc 
Tùy từng loại thương, cổ của chiếc cốc có thể có 1 hoặc 2 gờ (nếp gấp), mục đích tạo giác hút với vách thành âm đạo, giúp cốc bám chắc và không bị xô lệch.

️ Phần 2: Zoom vào lỗ thông khí
Mục đích của nó là làm lỗ thông hơi, có thể to hoặc nhỏ phụ thuộc vào dung lượng chứa của chiếc cốc và dung tích sử dụng. Lỗ thông khí mà quá nhỏ có thể làm cốc nguyệt san kém hút chặt, dễ bị rò rỉ. Tips: Hãy khử trùng chiếc kim may (đốt lửa hoặc nhúng cồn) rồi đục vào lỗ thông khí để cơi nới cho lỗ to hơn. Đây là một mẹo nhỏ mình đọc được ở Web nước ngoài.

Phần 3: Zoom vào thân cốc
Dung tích và kiểu dáng của thân cốc của các thương hiệu là khác nhau bạn nhé. Chức năng của thân cốc là hứng chứa kinh dịch, hầu hết các loại cốc đều có vạch thể tích để đo lường.

 Phần 4: Zoom vào phần đáy
Đây là phẩn nối giữa đuôi và cốc, cũng là phần khó rửa nhất. Khi rút cốc ra thì đây là phần chúng ta kẹp ngón tay lại để rút ra. Cần lưu ý là không bao giờ cắt phần này nhé (MoonCup là chiếc cup có độ dày nhiều nhất ở phần này, còn mỏng nhất là LadyCup) Sự dày mỏng của bộ phận này có ảnh hưởng đến sự kéo cup ra dễ dàng hay không, theo mình thấy thì đáy cốc mỏng thì dễ loại bỏ chức năng giác hút hơn đáy dày vì tay mình dễ cầm để bóp đáy cốc lại khi loại bỏ giác hút.

️ Phần 5: Zoom vào phần cuống
Phần cuống giúp chúng ta tìm thấy đáy cốc khi rút cốc ra, chứ không phải chúng ta cầm cuống để kéo ra đâu nhé. Cuống của các loại cup hoàn toàn không giống nhau.Trên thực tế thì các nhà sản xuất thường lựa chọn 2 kiểu đuôi: tròn và rỗng, hoặc phẳng và đặc. Chúng ta có thế cắt một phần, thậm chí hoàn toàn cái đuôi này nếu bạn chắc chắn có thể chỉ túm vào phần đáy để kéo ra.

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon