Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Những xét nghiệm kiểm tra sức khỏe quan trọng đối với mọi phụ nữ 

Mục lục

Đánh giá

Có một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, giúp phát hiện các vấn đề như loãng xương, ung thư, bệnh tim và các nguy cơ khác sớm nhất có thể để kịp thời điều trị. Những xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình, các nguy cơ cụ thể mà mỗi phụ nữ cần thực hiện những xét nghiệm khác nhau.

Xét nghiệm phát hiện ung thư vú

Learn when women should have a clinical breast exam.

Ung thư vú có thể điều trị hiệu quả nhất khi phát hiện ở giai đoạn sớm nhất. Nói chung, khối u càng nhỏ thì khả năng di căn đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết càng ít. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 nên khám lâm sàng tuyến vú (CBE) khoảng 3 năm một lần và khám hàng năm đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.

Chụp X quang tuyến vú

Chụp X quang tuyến vú là một xét nghiệm tia X quang liều thấp, giúp tìm ra các khối u ác tính nhỏ ở giai đoạn sớm nhất và vẫn có thể điều trị được. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến nghị nên chụp X quang tuyến vú hàng năm cho tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở lên mặc dù họ có sức khỏe tốt hay không.

Mammograms help detect breast tumors.

Ở một số đối tượng nhất định (những người có “vú sần” hoặc các triệu chứng ở vú, hoặc những phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư vú cao) nên chụp X quang tuyến vú cơ bản ở tuổi 35. Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo không nên chụp X quang tuyến vú định kỳ cho phụ nữ trước 50 tuổi và sau 74 tuổi thì không nên thực hiện xét nghiệm này. USPSTF gợi ý rằng phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 74 nên chụp X quang tuyến vú 2 năm một lần. Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú có thể thực hiện theo lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ khác.

Kiểm tra ung thư cổ tử cung

Pap smears are critical for a woman's health.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Cổ tử cung là một đường hẹp giữa tử cung (nơi em bé phát triển) và âm đạo (ống sinh). Xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp tìm thấy các tế bào bất thường trên cổ tử cung và loại bỏ trước khi chúng phát triển thành ung thư. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là do các bệnh lây qua đường tình dục (STD).

Khám sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Expectant mothers should be tested for STIs.

Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy các tế bào từ cổ tử cung và phân tích trong phòng thí nghiệm. Mẫu có thể được kiểm tra để tìm ra HPV – loại virus gây ra các khối u ác tính ở cổ tử cung. Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện khi khám vùng chậu bao gồm xét nghiệm bệnh lậu và lây nhiễm chlamydia. Một phụ nữ nên được kiểm tra hàng năm nếu thường xuyên quan hệ tình dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng khả năng mắc các vấn đề sức khỏe ở thai nhi. Vì vậy, các “bà mẹ tương lai” nên được kiểm tra kịp thời để điều trị có hiệu quả.

Tiêm phòng HPV

The HPV vaccine offers some protection against this STI.

Có hai loại vắc-xin có sẵn để phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Gardasil và Cervarix, giúp bảo vệ và chống lại một số chủng virus liên quan đến bệnh ác tính. Có hơn 100 loại HPV; không phải loại nào cũng có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục và gây ung thư cổ tử cung. Mũi tiêm phòng này không bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng HPV, vì vậy điều quan trọng vẫn là thực hiện các xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ.

Đề phòng loãng xương

Exercise helps protect bones.

Loãng xương khiến xương yếu và dễ gãy. Tình trạng này phổ biến hơn khi phụ nữ già đi. Đôi khi, triệu chứng đầu tiên của bệnh loãng xương có thể là gãy xương sau một cú ngã hoặc va đập tương đối nhỏ. Ít nhất một nửa số ca gãy xương ở phụ nữ trên 50 tuổi ở Mỹ là do loãng xương. Khoảng 25% các ca gãy xương ở nam giới trên 50 tuổi cũng vậy. Phụ nữ trên 50 tuổi nên kiểm tra mật độ khoáng xương định kỳ. Những người từ 65 tuổi trở lên nên kiểm tra ít nhất một lần.

Đo mật độ xương

Learn your bone mineral density with a DXA scan.

Đo mật độ xương còn được gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA), là một bài kiểm tra độ chắc khỏe hay mật độ khoáng chất của xương. Xét nghiệm này được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ trên 65 tuổi. Các đối tượng dễ bị loãng xương hơn có thể bao gồm bệnh thận mãn tính, rối loạn ăn uống, viêm khớp dạng thấp, gầy gò, mãn kinh sớm, không hoạt động thể chất hoặc các tình trạng khác.

Kiểm tra ung thư da

Red hair, freckles, and other factors increase the potential for developing skin malignancies.

Phần lớn các bệnh nhân ung thư da có thể điều trị được nếu chẩn đoán sớm. Ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy là những loại u lành tính phổ biến và ít nguy hiểm nhất. U ác tính là loại ung thư da nguy hiểm nhất, bạn có thể thấy trong hình ảnh này. Khuynh hướng phát triển khối u ác tính có thể được di truyền. Phơi nắng quá nhiều có thể làm tăng khả năng phát triển khối u ác tính. Vì thế, nên kiểm tra da hàng năm để xem có bất kỳ thay đổi nào và khả năng mắc bệnh ác tính hay không. Những người da trắng, có nhiều nốt ruồi, mắt xanh, có tàn nhang, tiền sử bị cháy nắng (đặc biệt là thời thơ ấu), hoặc tiền sử gia đình bị ung thư da là những người có nguy cơ ung thư da cao nhất.

Những nốt ruồi nguy hiểm

Have moles examined at a dermatology visit.

Bác sĩ da liễu thường có thể phát hiện sự khác biệt giữa những nốt ruồi bình thường và những nốt ruồi nguy hiểm qua kích thước, hình dạng, màu sắc và đường viền của nốt ruồi. Sự phát triển có đường viền không đối xứng hoặc không đều có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Sự hiện diện của nhiều màu trong nốt ruồi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ác tính. Một nốt ruồi thay đổi hoặc phát triển theo thời gian cũng vậy. Bác sĩ có thể lấy sinh thiết của nốt ruồi để xác nhận điều đó.

Kiểm tra huyết áp

Know your blood pressure.

Huyết áp con người tăng theo tuổi. Nó có liên quan đến các nguy cơ bệnh tim mạch cùng với các nguy cơ khác như tiểu đường, tăng vòng eo, LDL cao và chất béo trung tính cao. Huyết áp cao có thể tăng khả năng bị đau tim và đột quỵ. Tất cả mọi người nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Huyết áp lý tưởng là nhỏ hơn 120/80 mm Hg. Người lớn trên 20 tuổi nên đo huyết áp khoảng 2 năm một lần. Nếu một phụ nữ có các nguy cơ về sức khỏe tim mạch, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

Đo huyết áp như thế nào?

High BP is dangerous for your heart.

Huyết áp là sự kết hợp của hai con số khác nhau. Số trên cùng được gọi là huyết áp tâm thu, đại diện cho khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan. Số dưới cùng là huyết áp tâm trương – áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. 120/80 mm Hg được coi là tiêu chuẩn.Từ 120/80 mm Hg đến 139/89 được coi là nguy cơ tăng huyết áp. Đây là báo hiệu về bệnh cao huyết áp có thể phát triển. Từ 140/90 mm Hg trở lên là huyết áp cao. Các phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng đều có dịch vụ kiểm tra huyết áp miễn phí.

Kiểm tra cholesterol

A complete blood lipid panel helps assess cardiovascular health.

Cholesterol là một phân tử chất béo có trong máu. Mỗi người cần một lượng cholesterol nhất định để duy trì sức khỏe, nhưng mức quá cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch). Chất béo dư thừa trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu trong động mạch, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Với sự gia tăng chỉ số của cơ thể, hút thuốc lá, tiểu đường và các yếu tố khác, lipid máu cao khiến bệnh tim mạch (CVD) phát triển.

Đo cholesterol

Diet and exercise help lower high cholesterol.

Hầu hết phụ nữ nên kiểm tra nồng độ cholesterol (lúc đang đói) từ 4 đến 6 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20. Xét nghiệm này đo mức cholesterol toàn phần, hoặc mức độ LDL và lipid máu. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn nếu có các dấu hiệu, nguy cơ của bệnh tim mạch. Những thay đổi trong lối sống bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để giảm lượng lipid cao trong máu. Sử dụng thuốc cũng là một lựa chọn hiệu quả.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Women with T2D have to monitor their blood sugar.

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 (T2D) sẽ không biết mình mắc bệnh nếu không đi kiểm tra. Nó có thể liên quan đến các bệnh về thận, đột quỵ, mù lòa và các vấn đề sức khỏe khác. Tất cả phụ nữ nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45. Mức độ cao có liên quan đến nguy cơ bệnh tiểu đường, T2D và kháng insulin. Những phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh tim mạch và thừa cân có thể kiểm tra lượng đường trong máu trước 45 tuổi hoặc thường xuyên hơn.

Xét nghiệm bệnh tiểu đường

Discuss the results of your tests and physical with the physician.

Kiểm tra mức đường huyết lúc đói là một xét nghiệm phổ biến để phát hiện T2D và nguy cơ gây tiểu đường. Bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Mức độ từ 100 đến 125 có thể cho thấy nguy cơ tiểu đường. Từ 126 hoặc cao hơn có nghĩa là bạn đang ở giai đoạn T2D. Xét nghiệm hemoglobin A1c (hemoglobin glycated) cho biết mức đường huyết của bệnh nhân trong 3 tháng trước đó. Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng giúp đánh giá khả năng sử dụng đường của cơ thể. Nó có thể được thực hiện khi lượng đường trong máu cao, nhưng không đủ cao để đáp ứng các tiêu chuẩn T2D. Nó cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Hầu hết phụ nữ nên được kiểm tra 3 năm một lần bắt đầu từ tuổi 45. Một số phụ nữ nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Xét nghiệm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)

The virus infects CD4 T cells of the immune system.

Tất cả phụ nữ nên được xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro có thể mắc phải, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn. Một số người có thể cần kiểm tra hàng năm hoặc thường xuyên từ 3 – 6 tháng một lần. Bạn có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện để xét nghiệm. HIV là virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Bệnh AIDS không thể chữa khỏi và không có thuốc chủng ngừa. Nhưng nó có thể kiểm soát được bằng cách chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc chống HIV giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Sàng lọc để phát hiện HIV

Community clinics provide HIV screening.

HIV có thể tồn tại nhiều năm trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra virus HIV. Xét nghiệm được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm tìm kiếm một phần của virus và kháng thể với virus, được gọi là xét nghiệm kháng nguyên-kháng thể kết hợp. Vẫn có trường hợp xét nghiệm âm tính với HIV ngay cả khi một người đã bị nhiễm, vì vậy nên kiểm tra thường xuyên. Tất cả mọi người nên đi xét nghiệm HIV ít nhất một lần, với một số người có thể phải kiểm tra thường xuyên hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ các phòng khám. Nếu có các câu hỏi nhạy cảm liên quan đến HIV, bạn có thể liên hệ trực tuyến với các trung tâm công cộng để nhận tư vấn.

Phòng tránh HIV

Treatment during pregnancy protects the unborn child.

Hầu hết những người bị nhiễm HIV sẽ có kết quả dương tính với virus khoảng 2 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Hiếm hơn có thể mất đến 6 tháng để phát triển các kháng thể chống lại virus. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa sự lây lan của HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs). Phụ nữ mang thai và nghi nhiễm HIV nên thảo luận về tình trạng của mình với bệnh viện và bác sĩ để giúp bảo vệ thai nhi.

Kiểm tra ung thư đại trực tràng

Malignancies may develop in the colon and rectum.

Các khối u ác tính của đại tràng và trực tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ hai sau u thư phổi. Chúng phát triển bất thường bởi hiện tượng polyp xảy ra ở bên trong ruột già. Các khối u có thể lành tính hoặc ác tính. Nếu là ác tính, chúng có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu được chẩn đoán và loại bỏ sớm, các khối u có thể được loại bỏ và bệnh ác tính có thể được ngăn chặn hoàn toàn.

Khi nào cần nội soi đại tràng

Colonoscopies are critical for women.

Xét nghiệm để kiểm tra khối u ác tính của đại trực tràng là phương pháp nội soi. Xét nghiệm này bao gồm: sử dụng thuốc an thần nhẹ trước khi đưa một ống mềm nhỏ có gắn camera vào ruột kết. Nếu bác sĩ tìm thấy một khối u, họ có thể cắt bỏ nó. Hầu hết phụ nữ nên bắt đầu kiểm tra này ở tuổi 50. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tiền sử bệnh cá nhân hoặc gia đình của bạn.

Bệnh tăng nhãn áp

Glaucoma is increased pressure inside the eye.

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng liên quan đến sự tích tụ áp lực bên trong mắt. Nó rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác hoặc thậm chí là mù lòa. Bệnh tăng nhãn áp có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi thị lực bị tổn hại. Phụ nữ nên kiểm tra bệnh tăng nhãn áp từ 2 – 4 năm trước tuổi 40. Trong độ tuổi từ 40 – 54, nên khám bệnh sau 1 – 3 năm. Phụ nữ từ 55 – 64 tuổi nên kiểm tra 1 – 2 năm một lần. Những người trên 65 tuổi nên kiểm tra bệnh tăng nhãn áp sau 6 – 12 tháng.

Kiểm tra nhãn áp

Get regular eye exams.

Một số người có khuynh hướng phát triển bệnh tăng nhãn áp nhiều hơn những người khác. Những người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi hoặc trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị bệnh tăng nhãn áp. Các chấn thương mắt, sử dụng steroid hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp cũng cho thấy khả năng mắc bệnh cao hơn. Tất cả phụ nữ nên khám và kiểm tra cơ bản để đánh giá sức khỏe của mắt và khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp ở tuổi 40.

Có sức khỏe là có tất cả

Visit your healthcare professional for regular wellness visits.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ mang đến cho bạn những cơ hội tốt nhất để duy trì và phục hồi sức khỏe. Các xét nghiệm được khuyến nghị trên đây đều rất cần thiết với mọi phụ nữ. Một số kiểm tra khác sẽ tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình của bạn. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng cần được chăm sóc tốt để mang đến một cuộc sống hạnh phúc cho bạn và cả gia đình!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon