Mục lục
Một câu hỏi thường gặp khi sử dụng cốc nguyệt san là liệu nước tiểu có thể lọt được vào cốc hay không? Để giải đáp câu hỏi này, bạn cần phải có các kiến thức cơ bản liên quan đến âm đạo. Và mình nghĩ rằng việc tìm hiểu về cơ thể của chính bản thân cũng vô cùng cần thiết và thú ví. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách khám phá về Vaginal Fistula (Rò âm đạo), bao gồm rò bàng quang và rò trực tràng nhé!
* Lưu ý: Bài viết này không thể giúp bạn chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ triệu chứng nào. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.
Có sự thật là…
Khi mổ xẻ các vấn đề liên quan đến cơ thể, đặc biệt là khung chậu của phụ nữ (những người có kinh nguyệt nói chung), đa phần mọi người đều thiếu nền tảng và những kiến thức cơ bản. Nhiều người không biết về việc rất đơn giản như nước tiểu đi ra từ niệu đạo và dịch kinh nguyệt đi ra qua âm đạo và có ống riêng biệt cho mỗi cơ quan. Thậm chí nhiều người tưởng đó là một ^^
Hay đa phần chúng ta cũng không biết rằng rối loạn chức năng vùng chậu, như chứng đi tiểu không kiểm soát là rất phổ biến và có thể điều trị được. Theo tôi, vật lý trị liệu và vận động cơ sàn chậu nên là một trong những loại hình trị liệu được khuyến khích vì nó đem lại rất nhiều lợi ích có thể thay đổi cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.
Vaginal Fistula (Rò âm đạo) là gì?
Vaginal Fistula (Rò âm đạo) là một trong những hiện tượng rối loạn chức năng vùng chậu rất hiếm gặp ở phụ nữ. Tỷ lệ xảy ra trên thế giới khoảng 1/200.000 người và cần phải xét nghiệm mới có thể chẩn đoán.
Rò âm đạo là khi có một lỗ mở bất thường kết nối âm đạo của người phụ nữ với một cơ quan khác, chẳng hạn như niệu đạo, bàng quang, đại tràng hoặc trực tràng. Người bệnh có thể đi khám khi thấy tình trạng són phân hoặc nước tiểu đi qua âm đạo kéo dài, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng, mùi hôi, nhiễm trùng đường tiết niệu, kích ứng và có thể khó chẩn đoán nếu không gặp được bác sĩ có chuyên môn.
Rò âm đạo khác với sa âm đạo (bao gồm cả sa nang và sa trực tràng) vì hiện tượng sa âm đạo sẽ có khối giải phẫu phồng ra trong ống âm đạo, còn rò âm đạo sẽ có lỗ thực thể.
Các loại rò âm đạo liên quan đến cấu trúc tiết niệu:
- Rò bàng quang hoặc rò âm đạo (Bladder or Vesicovaginal Fistula): Một lỗ mở giữa bàng quang và âm đạo cho phép dịch tiết ra. Đây là loại phổ biến nhất thường thấy.
- Rò niệu quản (Ureter or Ureterovaginal fistula): Xảy ra khi một lỗ mở phát triển giữa âm đạo và các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản).
- Rò niệu đạo (Urethral or Urethrovaginal fistula): Xảy ra khi xuất hiện lỗ thông giữa âm đạo và ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể (niệu đạo).
Các loại lỗ rò âm đạo liên quan đến đường ruột:
- Rò trực tràng (Rectal or Rectovaginal fistula): Một lỗ thông giữa âm đạo và phần dưới của ruột già (trực tràng) cho phép dịch tiết trực tràng vào ống âm đạo.
- Rò đại tràng (Colon or Colovaginal fistula): Một lỗ thông giữa âm đạo và ruột kết.
- Rò ruột non (Enterovaginal fistula): Một lỗ thông giữa ruột non và âm đạo.
Điều trị rò âm đạo như thế nào?
Rò âm đạo thường là hậu quả do chấn thương, sinh đẻ, phẫu thuật, cắt bỏ tử cung, nhiễm trùng hoặc xạ trị, các bệnh về ruột như viêm ruột thừa, dị tật bẩm sinh,… Dù nguyên nhân của lỗ rò là gì, việc phẫu thuật đóng lỗ rò âm đạo để khôi phục chức năng bình thường của hệ niệu là luôn cần có chỉ định.
Trước khi tiến hành can thiệp, bác sĩ phẫu thuật cần xác định rõ loại và vị trí của lỗ rò. Trên thực thế, một số phẫu thuật có thể được thực hiện qua âm đạo trong khi số khác được thực hiện qua ngã bụng. Mặt khác, một số trường hợp có thể phẫu thuật nội soi, mọi thao tác chỉ cần thực hiện thông qua các vết mổ rất nhỏ hoặc phẫu thuật bằng robot liên quan đến các vi cử động rất chính xác. Mục tiêu của phẫu thuật là sửa chữa lỗ rò để mô khỏe mạnh có thể phát triển và đóng lỗ rò, khôi phục chức năng bình thường của các cơ quan bị ảnh hưởng.
Nên làm gì nếu ghi ngờ có lỗ rò âm đạo?
Hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất! Mọi thông tin trên Internet chỉ mang tính tham khảo.
Mong rằng những thông tin trên hữu ích đối với bạn!
- Nguồn tham khảo: Thegreenvagina.com
- Biên dịch: Nàng Nguyệt
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…