Kinh nguyệt

Sự thay đổi hormon trong 1 tháng khiến phụ nữ “thay đổi” thế nào? 

Mục lục

Đánh giá

Sự thay đổi hormone ở trong chu kỳ kinh nguyệt đã khiến cho chị em phụ nữ có sự “thay đổi” liên tục, gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tính khí, chỉ trong vòng một tháng. Nhưng có một tin vui đó là bạn có thể điều tiết được sự tăng giảm hai hormone estrogen và progesterone bằng cách sinh hoạt khoa học.

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là quá trình bong tróc niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) kèm theo chảy máu, nó xảy ra theo chu kỳ hàng tháng trong suốt cả cuộc đời sinh sản của người phụ nữ, chỉ ngoại trừ khi mang thai. Kinh nguyệt sẽ bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc vĩnh viễn khi mãn kinh.

Theo như định nghĩa thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên ra máu, được tính là ngày thứ nhất và sẽ kết thúc ngay trước kỳ kinh kế tiếp. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 25 tới 36 ngày và chỉ có khoảng từ 10 đến 15% phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt chính xác là 28 ngày. Ngoài ra, có ít nhất khoảng 20% phụ nữ sẽ có chu kỳ không đều, tức là sẽ dài hoặc ngắn hơn so với bình thường. Thông thường thì các chu kỳ dài nhất (hay còn gọi là rong kinh) sẽ thường xuất hiện ở trong những năm đầu tiên khi mới có kinh (tuổi dậy thì) và trước khi mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được điều hòa bởi sự tương tác phức tạp của sự thay đổi nội tiết tố. Hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng sẽ được tiết ra bởi tuyến yên, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình rụng trứng và kích thích buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố nữ. Hai hormone estrogen và progesterone sẽ kích thích tử cung và vú để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu khi con gái đến tuổi dậy thì
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi con gái tới tuổi dậy thì

2. Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi nội tiết tố – bao gồm sự thay đổi của các hormone estrogenprogesterone và testosterone, ở trong một chu kỳ kinh nguyệt là 1 trong những yếu tố giúp điều khiển mọi hành động và suy nghĩ của nữ giới. Cụ thể như sau:

Từ ngày thứ 1 tới ngày thứ 7: Estrogen và progesterone giảm

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu bằng hiện tượng chảy máu kinh và được đánh dấu là ngày đầu tiên của giai đoạn nang trứng. Nồng độ estrogen và progesterone thấp sẽ làm cho các lớp trên cùng của niêm mạc tử cung dày lên, sau đó sẽ bị phá vỡ và bong ra, cuối cùng là xuất hiện máu kinh.

Ở giai đoạn này thì cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone prostaglandin gây ra các cơn đau bụng kinh. Sự gia tăng của estrogen còn gây ức chế sự thèm ăn, làm cho phụ nữ “đến ngày” thường có cảm giác ăn không ngon. Sự mất máu ở trong những ngày này cũng sẽ dẫn tới nguy cơ bị thiếu sắt, chính vì vậy mà chị em nên ăn thêm những thực phẩm rau lá màu xanh, như cải xoong hay cải xoăn, hoặc là uống thực phẩm chức năng để bổ sung chất sắt.

Từ ngày thứ 8 tới ngày thứ 14: Estrogen và testosterone tăng hết mức

Giai đoạn rụng trứng sẽ bắt đầu với sự gia tăng nồng độ của hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng. Hormone luteinizing sẽ kích thích sự giải phóng của trứng (rụng trứng), và thường sẽ xảy ra trong khoảng từ 16 tới 32 tiếng sau khi bắt đầu tăng sinh.

Mức độ hormone nữ sẽ tiếp tục tăng khiến cho bạn có cảm giác hạnh phúc và lạc quan cũng như cảm thấy tự tin hơn về ngoại hình và sức hấp dẫn của bản thân. Ngoài ra thì sự thay đổi của hormone testosterone tăng còn khiến cho phái đẹp cảm thấy bản thân trở nên “đàn ông” hơn, có nghĩa là trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống thường ngày và ham muốn tình dục cũng cao hơn, dễ đạt được cực khoái. Thế nhưng hormone này cũng sẽ tạo ra nhiều dầu, chính vì thế phụ nữ cần phải chú trọng chăm sóc da để tránh bị tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn ở trong giai đoạn này.

Từ ngày thứ 15 tới ngày 22: Progesterone tăng, estrogen và testosterone giảm một nửa, sau đó estrogen sẽ tăng trở lại

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn hoàng thể sau rụng trứng, nồng độ hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng trong giai đoạn này sẽ giảm. Nang trứng bị vỡ sẽ đóng lại và hình thành thể vàng, sau đó tiết ra hormone progesterone. Hai hormone progesterone và estrogen sẽ làm cho niêm mạc tử cung trở nên dày hơn, để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.

Mức độ progesterone tăng sẽ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ và ít muốn hoạt động, ham muốn tình dục cũng sẽ giảm đi, trong khi đó thì sự thèm ăn sẽ lại tăng lên. Hormone này cũng rất có thể sẽ làm cho chị em trở nên “não cá vàng” (hay quên), cũng dễ bị viêm da và nổi mụn.

Trong giai đoạn này thì chị em phụ nữ cần phải ăn nhiều trái cây và rau củ, đồng thời phải bổ sung thêm thật nhiều nước. Nếu như cảm thấy căng thẳng thì có thể tập các bài thể dục nhưng không được kéo dài quá 40 phút. Hoạt động thể chất quá lâu ở trong giai đoạn này sẽ làm cho nồng độ căng thẳng cortisol trở nên tăng cao.

Từ ngày thứ 23 tới ngày 28: Estrogen và progesterone sẽ giảm đột ngột

Nếu như trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ rất nhanh bị thoái hóa và không còn sản xuất được progesterone, nồng độ estrogen sẽ giảm đi, các lớp trên cùng của niêm mạc cũng sẽ bị phá vỡ và rụng, sau cùng sẽ xuất hiện máu kinh để bắt đầu một kỳ kinh mới. Còn ngược lại, nếu như trứng được thụ tinh thì hoàng thể sẽ tiếp tục hoạt động trong thời kỳ đầu mang thai để giúp duy trì thai kỳ.

Trước ngày hành kinh thì estrogen giảm đi sẽ làm cạn kiệt hóa chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, làm cho rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy bản thân trở nên ủ rũ, thường xuyên cáu kỉnh cũng như suy nghĩ tiêu cực. Trên thực tế thì có tới 30 – 80% phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản sẽ bị ảnh hưởng bởi hội chứng tiền kinh nguyệt.

Việc trải qua những sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần ở trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt thường xảy ra khá phổ biến. Cơ thể của người phụ nữ cũng sẽ trữ nước nhiều hơn bình thường vì vậy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên khá cồng kềnh, luôn thấy buồn ngủ và thiếu sức sống. Sự thay đổi hormone cũng sẽ khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với insulin, khiến cho bạn dễ bị hạ đường huyết và cảm thấy thèm đồ ngọt.

Trong giai đoạn này, các chị em hãy tự thưởng cho mình ngồi thưởng thức một bộ phim hay, đi dạo thư giãn hay thực hiện các sở thích riêng. Nhờ đó mà hormone hạnh phúc ở não sẽ được kích hoạt, giúp cho bạn trở nên bình tĩnh và lạc quan hơn.

Các chuyên gia thường khuyên phụ nữ hãy nên tự theo dõi suy nghĩ và cảm xúc của bản thân thông qua nhật ký để từ đó có thể biết được những thay đổi về tâm trạng gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt để có cách kiểm soát phù hợp nhất. Việc tăng cường chăm sóc bản thân – đặc biệt là ở trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cũng sẽ giúp ích cho bạn. Chăm chỉ tập luyện thể dục, giảm mức tiêu thụ thịt đỏ, giảm uống rượu bia hoặc hút thuốc cũng là những biện pháp có thể giúp giảm các rối loạn liên quan tới kinh nguyệt. Cuối cùng là hãy cố gắng tránh những tình huống căng thẳng và thực hành những kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như tập yoga, thiền hay massage tinh dầu.

Phụ nữ nên thư giãn giảm thiểu căng thẳng trước và trong mỗi kì kinh nguyệt
Phụ nữ nên thư giãn để giảm thiểu những căng thẳng trước và trong mỗi chu kì kinh nguyệt

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon