Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

9 dấu hiệu cho thấy bạn có cơ sàn chậu yếu 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Sàn chậu là một hệ thống phức tạp gồm các cơ, xương, gân, dây chằng và mô liên kết. Nó hỗ trợ xương chậu và các cơ quan vùng chậu để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Sàn chậu yếu có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau như: thường xuyên tiểu tiện, hormone thay đổi và thậm chí là khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết cơ sàn chậu yếu hay không, hãy chú ý 9 dấu hiệu sau đây nhé!

Bạn đã biết…

Rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến sàn chậu của bạn. Tuổi tác, quãng thời gian hình thành cơ thể, di truyền, mang thai, sinh nở và tần suất tập thể dục, các hoạt động hàng ngày,… Thành thật mà nói, hầu hết mọi người thường không chú trọng đến sức khỏe sàn chậu cho đến khi có vấn đề xảy ra, thường là sau khi có các dấu hiệu như tiểu tiện hoặc cảm thấy áp lực. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên theo dõi dấu hiệu của sự suy yếu sàn chậu và thực hiện các bài tập để tăng cường cơ sàn chậu. Dưới đây là 9 dấu hiệu mà bạn rất dễ dàng nhận thấy.

1. Tiểu tiện thường xuyên

Thường xuyên tiểu tiện một cách khó kiểm soát là dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn có cơ sàn chậu yếu. Có thể chỉ là một vài giọt khi bạn nhảy lên, nhảy xuống hay chảy ra khi bạn hắt hơi. Thậm chí có thể phát triển thành chứng són tiểu và rò rỉ bàng quang. Bởi vì sàn chậu có nhiệm vụ nâng đỡ bàng quang và kiểm soát việc đóng mở các cấu trúc giữ cho nước tiểu và phân bên trong cơ thể. Khi mọi thứ hoạt động tốt, bạn có thể kiểm soát dễ dàng. Khi mọi thứ bắt đầu tệ đi thì bạn sẽ nhận ra dấu hiệu ngay.

2. Cảm giác buồn đi tiểu khó kiểm soát

Bạn cảm thấy việc đi tiểu là rất khẩn cấp và có thể són ra quần bất cứ lúc nào, một cảm giác rất mạnh và nhanh chóng, khó kiểm soát. Và tình trạng sức khỏe của sàn chậu có thể chính là nguyên nhân.

9 dấu hiệu cho thấy bạn có sàn chậu yếu 01

3. Áp lực trong âm đạo và / hoặc trực tràng

Cảm thấy áp lực trong âm đạo hoặc trực tràng là dấu hiệu của sự suy yếu sàn chậu. Bởi vì sàn chậu hỗ trợ các cơ quan bên trong bao gồm bàng quang, tử cung và ruột. Và sự suy yếu sàn chậu có thể đang đẩy mọi thứ dần xuống. Bạn sẽ cảm thấy như nặng hơn hoặc bị đẩy xuống ở các vị trí khác nhau.

4. Có khối phình ra trong ống âm đạo

Khi âm đạo và các cấu trúc nâng đỡ cơ quan xung quanh trở nên yếu hơn, chúng có thể bị lún vào trong ống âm đạo làm phình thành ống âm đạo. Những chỗ phình ra này liên quan đến niệu đạo, âm đạo, trực tràng, tử cung và ruột, có thể ở phía trước, phía sau hoặc phía trên. Đây cũng là dấu hiệu và triệu chứng của sa âm đạo bao gồm: sa nang, sa trực tràng hoặc sa tử cung.

5. Làm rỗng bàng quang không hoàn toàn

Khi bạn đi tiểu, các dấu hiệu sẽ xuất hiện. Nếu sàn chậu của bạn yếu, bàng quang có thể không thải hết nước bên trong. Các cơ sàn chậu nâng đỡ bàng quang, các cấu trúc lân cận ở góc và vị trí thích hợp để hoạt động bình thường. Khi suy nhược xảy ra, bàng quang có thể không hoàn toàn được làm rỗng khi đi tiểu. Dẫn đến việc bạn phải đi tiểu nhiều, vẫn cảm thấy cần đi tiểu sau khi vừa đi xong. Thậm chí là đứng ngồi không yên.

6. Đau hoặc âm ỉ khi quan hệ tình dục

Do sự suy yếu của sàn chậu, việc quan hệ tình dục qua đường âm đạo có thể gây đau đớn. Bởi vì các cơ sàn chậu liên kết chặt chẽ với âm đạo, tử cung và mọi thứ xung quanh theo nghĩa đen. Nhiều người thực hiện các bài tập kegel và các bài tập sàn chậu vì chúng giúp tăng khoái cảm khi giao hợp. Mình đã gặp những người nói rằng âm đạo của họ cảm thấy “âm ỉ” trước khi bắt đầu và việc tập thể dục đã đánh thức các giác quan và khoái cảm.

7. Cảm giác khó đi đại tiện

Mọi người thường nói về việc cơ sàn chậu yếu ảnh hưởng đến đi tiểu như thế nào nhưng ít khi nói về tác động của chúng đến nhu động ruột. Một số người cảm thấy như không thể hoàn thành việc đi đại tiện – giống cảm giác táo bón, nhưng thực tế họ không bị táo bón. Đó là dấu hiệu của sàn chậu yếu.

9 dấu hiệu cho thấy bạn có sàn chậu yếu 02

8. Đau thắt lưng không rõ nguyên nhân

Do các cơ sàn chậu gắn với xương chậu và bụng dưới, nên việc yếu và mất cân bằng sàn chậu có thể gây ra đau lưng dưới.

9. Đau vùng chậu hoặc trực tràng

Có nhiều vấn đề dẫn đến đau vùng chậu như lạc nội mạc tử cung và cơ sàn chậu yếu cũng nằm trong số đó. Rất đơn giản, nếu các cơ quan trong xương chậu của bạn không được nâng đỡ đúng cách thì bạn có thể bị đau.

Bạn có gặp phải những dấu hiệu trên hay không? Nếu có thì nên làm gì?

Mình nghĩ rằng bạn có thể thử thực hiện các bài tập sàn chậu, sử dụng trứng yoni và kegel cùng máy tập chẳng hạn. Bên cạnh đó, cũng có các chuyên gia hỗ trợ tình trạng yếu cơ sàn chậu.

Nếu bạn có cơ sàn chậu yếu, đừng cảm thấy buồn, vì bạn không hề đơn độc! Yếu cơ sàn chậu là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ

Một số liệu ước tính rằng có đến 30% người có tử cung trên 30 tuổi gặp vấn đề về sàn chậu và mình nghĩ rằng mỗi chúng ta nên nói chuyện cởi mở hơn về sức khỏe vùng chậu của mình và gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất! Những thông tin trên chỉ mang tính chia sẻ. Nếu bạn cảm thấy có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe thì hãy tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất nhé!

Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!

 

Nguồn tham khảo: The Green Vagina

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon