Có thể bạn chưa biết:
- Việc xuất hiện các cục máu đông là hoàn toàn bình thường vào những ngày hành kinh nhiều.
- Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt không thực sự rõ ràng.
- Nếu máu kinh nguyệt ra quá nhiều và cục máu đông lớn, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Sự bong tróc của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) có thể thay đổi tăng dần hoặc đột ngột. Máu kinh nguyệt cũng có những đặc điểm khác nhau về thời gian, màu sắc (máu cũ hay máu mới) và kết cấu. Kết cấu máu theo chu kỳ thay đổi do mô nội mạc tử cung bong ra có thể dẫn đến việc xuất hiện các cục máu đông.
Các cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt là một đặc điểm bình thường – chúng có thể xuất hiện hình cục, khối hoặc đặc quánh như thạch và khác nhau về kích thước, số lượng.
Một chu kỳ trung bình tiết ra khoảng 35 – 40 ml máu và mô. Việc xuất hiện các cục máu vón lại, đặc biệt là vào những ngày nặng nề nhất là hoàn toàn bình thường.
Cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt khác với cục máu đông ở tĩnh mạch (liên quan đến vấn đề kiểm soát sinh sản nội tiết tố). Cục máu đông là kết quả của quá trình đông máu – quá trình làm cho máu ở dạng lỏng chuyển sang trạng thái nửa rắn hoặc rắn. Các cục máu đông xuất hiện từ máu lưu thông là rất cần thiết để cầm máu do chấn thương, nhưng chúng cũng có thể hình thành một cách không cần thiết và gây ra các vấn đề y tế khác.
Có những bằng chứng khác nhau về vị trí và nguyên nhân hình thành cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt – trong âm đạo hoặc trong khoang tử cung. Đông máu thường xảy ra từ sự tương tác của hai loại protein: thrombin và fibrinogen. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng máu kinh nguyệt không chứa thrombin hay fibrinogen. Một nghiên cứu ban đầu cho thấy tính lỏng của máu kinh nguyệt là kết quả của tác nhân đông lạnh làm tan máu đông trước đó. Lytic – một chất có thể hòa tan thứ gì đó. Nghĩa là các cục máu đông trong chu kỳ hình thành do không được hóa lỏng hoàn toàn bởi tác nhân làm tan.
Các nghiên cứu khác nói về vai trò của fibrinogen đối với cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt. Các chất hoạt hóa plasminogen là một nhóm các enzym gây tiêu sợi huyết – làm tan cục máu đông. Nghiên cứu cho thấy những người bị HMB có nhiều enzym hơn trong niêm mạc tử cung để làm tan cục máu đông.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt là sự kết tụ của tế bào hồng cầu với các chất liên quan như chất nhầy và cho rằng niêm mạc được tìm thấy trong giai đoạn tiền kinh nguyệt đã làm lỏng máu.
Mặc dù không có sự thống nhất về nguyên nhân chính xác gây ra cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt, nhưng các nghiên cứu đều chỉ ra một đặc điểm chung đó là cục máu đông thường xuất hiện vào những ngày lượng máu kinh ra nhiều.
Nếu bạn có nhiều cục máu đông lớn hơn kích thước bình thường, đó có thể là dấu hiệu rong kinh. Các cục máu đông lớn và có màu xám có thể do sẩy thai mà không được phát hiện.
Nếu bạn uống thuốc chống đông máu — thuốc để ngăn ngừa cục máu đông — bạn có thể bị chảy máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài. Theo UpToDate, có đến 15- 24% phụ nữ bị rong kinh có thể mắc các bệnh như von Willebrand, giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc khiếm khuyết chức năng tiểu cầu.
Xem thêm: Rối loạn nội tiết dẫn đến hiện tượng rong kinh
Chảy máu từ các bộ phận khác của cơ thể xảy ra do chấn thương hoặc bệnh tật. Vì vậy chảy máu kinh nguyệt là một quá trình không liên quan.
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…