Mục lục
Nhiều người có thể nghĩ rằng “ai quan tâm đến cách gọi bộ phận sinh dục như thế nào cơ chứ?” Nhưng vấn đề là, những từ ngữ chúng ta sử dụng rất quan trọng. Khi chúng ta nói “âm hộ” thay vì “âm đạo”, chúng ta đang nói về một khu vực hoàn toàn khác, với chức năng và cách hoạt động khác nhau. Và nếu bạn đang quan tâm đến lý do vì sao gọi chính xác về các thuật ngữ lại rất quan trọng, thì hãy lưu ý rằng: nó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề quan trọng như sức khỏe tình dục. Hãy cùng Nàng Nguyệt xác định sự khác biệt giữa vulva (âm hộ) và vagina (âm đạo) trong bài viết này nhé!
Vulva (âm hộ) là gì?
Có thể dùng một từ để mô tả Vulva (âm hộ): toàn bộ. Vulva là thuật ngữ chính xác để chỉ các bộ phận bên ngoài, bao gồm gò mu, môi âm hộ và vùng nhỏ, âm vật, lỗ bên ngoài của lỗ niệu đạo (lỗ tiểu) và cửa âm đạo.
** LƯU Ý: Có rất nhiều quan niệm sai lầm về một chiếc Vulva (âm hộ) lý tưởng sẽ trông như thế nào (bắt nguồn từ các bộ phim khiêu dâm), nhưng sự thật là, tất cả âm hộ đều tuyệt vời – và không một âm hộ nào trông giống nhau. Một số người có âm hộ lớn, một số nhỏ hơn, một số có nhiều lông và một số người lại không có lông. Vấn đề là âm hộ có bình thường hay không, và thật TUYỆT VỜI cho dù nó trông như thế nào.
Vậy còn Vagina (âm đạo) thì sao?
Vagina (âm đạo) là ống cơ nối tử cung với âm hộ. Đó là nơi kinh nguyệt đi qua và là nơi em bé được sinh ra trong quá trình sinh nở. Một điều quan trọng cần lưu ý là vagina (âm đạo) là một lớp màng nhầy và có khả năng tiết – hấp thụ chất lỏng với tốc độ cao hơn cả da! Do đó, điều cực kỳ quan trọng là phải chú ý đến các sản phẩm bạn đặt ở vagina (âm đạo). Những thứ như hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC), chất gây ung thư hoặc chất gây dị ứng không phải là trò đùa vì màng nhầy ở cả âm đạo và âm hộ hấp thụ rất nhanh chóng hóa chất vào dòng máu của bạn.
Bạn có biết rằng nhiều loại băng vệ sinh và các sản phẩm vệ sinh vùng kín có thể chứa những thành phần độc hại này hay không? Hãy cẩn thận và đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.
Làm cách nào để sử dụng các thuật ngữ chính xác?
Khi bạn nói về việc đưa thứ gì đó vào hoặc lấy thứ gì đó ra, chẳng hạn như cốc nguyệt san, bạn sử dụng từ Vagina (âm đạo) là chính xác. Vulva là bộ phận bên ngoài, và từ này nên được sử dụng khi mô tả các bộ phận bên ngoài.
Tại sao đọc chính xác thuật ngữ lại quan trọng?
Hiểu cơ thể của bạn là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và duy trì sức khỏe sinh sản của bạn. Biết giải phẫu của bạn và biết cách tự kiểm tra thường xuyên có thể giúp đảm bảo rằng các vấn đề ảnh hưởng đến âm hộ hoặc âm đạo của bạn được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để giải thích những lo lắng về sức khỏe của bạn với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuật ngữ chính xác và cụ thể.
Khi đề cập đến khoái cảm tình dục, chỉ đề cập đến Vagina (âm đạo) là bạn đã gạt đi một số bộ phận quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như clitoris(âm vật). Sử dụng thuật ngữ phù hợp sẽ tạo ra một thế giới khác biệt cho bạn và cả đối tác, vì hầu hết đều cần được kích thích vào âm vật để cảm nhận khoái cảm tình dục.
Vulva (âm hộ) và Vagina (âm đạo) có các chức năng khác nhau
Vagina (âm đạo) là một cơ quan tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta mang thai và sinh con. Nó được lót bằng một lớp màng nhầy bảo vệ khỏi nhiễm trùng cũng như hỗn hợp vi khuẩn phức tạp – còn được gọi là hệ thực vật âm đạo. Nó giống như một lò nướng tự làm sạch bằng cách thường xuyên loại bỏ hỗn hợp chất lỏng và các tế bào mà chúng ta có thể gọi là chất thải. Rửa hoặc thụt rửa âm đạo có thể làm đảo lộn sự cân bằng pH mỏng manh của âm đạo, mở ra cơ hội cho các vấn đề như viêm âm đạo do vi khuẩn.
Mặt khác, Vagina (âm đạo) đóng vai trò là người gác cổng cho tử cung. Nó cung cấp sự bảo vệ bằng cách mở và đóng môi âm hộ, hay còn được gọi là labia majora và minora, trong khi clitoris(âm vật) đóng vai trò là trụ sở phản ứng của tình dục. Khá tuyệt phải không? Điều quan trọng cần lưu ý là vùng âm hộ bên ngoài cần được hỗ trợ vệ sinh, không giống như âm đạo bên trong có thể tự làm điều đó.
Vậy có nên vệ sinh Vulva (âm hộ)?
Đây là nơi mà những quan niệm sai lầm lớn nhất xảy ra. Trong khi Vagina (âm đạo) có thể tự làm sạch, âm hộ cần được làm sạch. Tất cả chúng ta đều đã đọc các bài báo và nghe các chuyên gia giảng dạy về việc KHÔNG đặt bất kỳ hóa chất nào vào đó. Và điều đó hoàn toàn chính xác. Vagina (âm đạo) là cơ quan phức tạp, chứa một lượng vi khuẩn cân bằng tinh vi hoạt động không mệt mỏi để giữ cho bạn sạch sẽ. Vi khuẩn cũng giữ cho bạn một chút axit, đó là cách mà âm đạo thích. Việc sử dụng bất cứ thứ gì có thể tiêu diệt một số vi khuẩn này và làm mất cân bằng độ pH, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khó chịu. Giữ Vulva (âm hộ) sạch sẽ đúng cách có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
Thực ra việc giữ gìn vệ sinh vùng kín tốt vô cùng đơn giản. Về cơ bản, hãy để Vagina (âm đạo) một mình và làm sạch Vulva (âm hộ) bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh. Không nên sử dụng xà phòng nhiều bọt, vì vùng da đó rất nhạy cảm. Nếu bạn chọn sử dụng chất tẩy rửa, hãy chọn những loại dành riêng cho vùng kín.
Một số mẹo hay gíup chăm sóc Vulva (âm hộ)
- Mặc đồ lót bằng sợi tự nhiên 100% thoáng khí, như cotton hoặc tre và tránh sử dụng các chất tổng hợp như nylon, polyamide và acrylic.
- Chuyển sang dùng Cốc/Đĩa nguyệt san hoặc Quần lót nguyệt san, những loại được thiết kế đặc biệt để chăm sóc sự nhạy cảm và sẽ không làm ảnh hưởng đến độ pH.
- Tránh xa các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm như thụt rửa, xịt, chất khử mùi, sữa tắm tạo bọt và bột tan.
- Tìm hiểu cấu trúc cơ thể và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải nhận thức được cơ thể mình như thế nào, vì sức khỏe và hạnh phúc của chính bản thân chúng ta. Trên hết, tất cả chúng ta nên biết những triệu chứng hoặc bất thường nào có thể xảy ra để kịp thời phát hiện và đi tìm sự giúp đỡ.
Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!
- Nguồn: Lunette.com
- Biên dịch: Nàng Nguyệt
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…