Hỏi đáp về cốc nguyệt san

Còn trinh có dùng cốc nguyệt san được không? 

Mục lục

Đánh giá

Một trong những câu hỏi mà Nàng Nguyệt nghe thấy khá thường xuyên từ phụ nữ trên khắp thế giới là “một trinh nữ có thể sử dụng cốc nguyệt san không?”

Câu trả lời ngắn gọn là CÓ! Bạn có thể bắt đầu sử dụng cốc nguyệt san ngay khi có kinh, bất kể bạn bao nhiêu tuổi hoặc bạn đã quan hệ tình dục hay chưa.

Vào thời điểm bạn bắt đầu hành kinh, màng trinh của bạn thường đã có lỗ và trong nhiều trường hợp gần như không còn. Điều này có nghĩa là việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ ảnh hưởng rất ít đến màng trinh của bạn ngoài việc bạn có tư tưởng thoải mái với việc dùng cốc hay không? 

Tại sao một sản phẩm để phục vụ cho kì kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ lại khiến họ sợ bị đánh giá là “mất trinh” hoặc “không còn là trinh nữ” nữa? Trinh tiết là một khái niệm gây hiểu lầm.

Về khái niệm về trinh tiết

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của màng trinh. Xuất phát từ tiếng Hy Lạp, màng trinh là một phần da nhỏ được tìm thấy bên trong lỗ âm đạo. Trái ngược với tên gọi của nó, màng trinh không phải là một lớp màng hoàn chỉnh bao phủ toàn bộ cửa âm đạo, vì máu kinh nguyệt có thể đi qua âm đạo trước khi chúng ta quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Một số rất nhỏ phụ nữ được sinh ra với cái gọi là màng trinh không hoàn hảo (nghĩa là màng trinh không có lỗ hở) – điều này có thể yêu cầu tiểu phẫu để kinh nguyệt có thể đi qua.

Theo định nghĩa, trinh nữ là người chưa từng quan hệ tình dục. Các cuộc trò chuyện về trinh tiết thường đề cập đến màng trinh – một phần da nhỏ bên trong lỗ âm đạo. Nhiều nền văn hóa coi màng trinh là biểu hiện của trinh tiết và tin rằng nó vẫn “nguyên vẹn” cho đến khi một người có quan hệ tình dục.

Những lầm tưởng về màng trinh

Trái ngược với những gì nhiều người lầm tưởng, màng trinh không phải là ‘ lớp niêm phong’ bên trong âm đạo bị thủng/ rách khi quan hệ. Nếu đúng như vậy, các cô gái sẽ không thể hành kinh trước khi mất trinh vì sẽ không có lối thoát cho kinh nguyệt – máu chảy ra.

Trên thực tế, màng trinh là một mảnh mô mỏng che phủ hoàn toàn hoặc một phần âm đạo – một số bé gái sinh ra đã không có màng trinh hoàn toàn. Màng trinh mòn dần theo thời gian, và có thể bị giãn ra trước khi bạn có lần quan hệ tình dục đầu tiên. Như bạn có thể biết, nhiều hoạt động khác nhau có thể làm căng màng trinh, chẳng hạn như đạp xe, yoga, khiêu vũ hoặc thể dục dụng cụ. Một số phụ nữ thậm chí được sinh ra không có màng trinh. Vì vậy, điều quan trọng là không đặt quá nhiều đánh giá vào tình trạng của màng trinh của bạn.

Ngày nay, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng màng trinh thực chất chỉ được tạo thành từ các nếp mô mỏng , và bị mòn đi một cách tự nhiên khi chúng ta trải qua tuổi thanh xuân. Màng trinh cũng bị mài mòn dần theo thời gian do vận động thể thao, đạp xe, tự khám, khám bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm kinh nguyệt.

Ở một số quốc gia, các nền văn hóa và tôn giáo, người ta đặt rất nhiều giá trị vào tình trạng của màng trinh, và nó liên quan trực tiếp đến trinh tiết của một ai đó. Phạm trù này được tạo ra bởi xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Trong nhiều nền văn hóa, vẫn còn cho đến ngày nay, người ta tin rằng màng trinh là bằng chứng của sự trinh tiết và sẽ chỉ rách khi bạn quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Đã đến lúc làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm về màng trinh:

1. Màng trinh không bịt kín âm đạo

Màng trinh là một lớp màng nằm ở cửa âm đạo và bao phủ một phần. Điều quan trọng cần lưu ý là nó chỉ che phủ một phần vì khi một người bắt đầu hành kinh, dịch kinh nguyệt sẽ đi qua âm đạo.

2.  Màng trinh của mỗi người là khác nhau

Màng trinh có thể trông rất khác nhau ở mỗi người. Màng có thể có nhiều hình dạng khác nhau, một số bao phủ phần mở của âm đạo hơn những màng khác. Một số được sinh ra với màng trinh nhỏ (có nghĩa là nó không bao phủ nhiều âm đạo), và một số thậm chí được sinh ra mà không có màng trinh!

Màng trinh thường là một nếp gấp da nhỏ hình lưỡi liềm, nhưng hình dạng của nó không giống nhau ở tất cả mọi người. Giống như tất cả các bộ phận cơ thể khác, nó có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Nó có thể xuất hiện dưới dạng một vòng mô xung quanh cửa âm đạo, hình trăng lưỡi liềm, tự gấp lại hoặc thậm chí nhô ra phía trước. Một số có lỗ tròn, một số khác có lỗ đục hình nửa vầng trăng. Không có một tiêu chuẩn nào về ‘bình thường’ khi nói về hình dạng của màng trinh.

Nếu tò mò, bạn có thể tự quan sát tại nhà bằng gương cầm tay và đèn pin. Màng trinh sẽ lộ rõ ​​nếu bạn hé môi âm hộ và nhìn vào bên trong âm đạo. Đừng lo lắng nếu bạn không thể tìm thấy màng trinh của mình, phần da này rất nhỏ và trong một số trường hợp có thể không nhìn thấy được.

 

3. Màng trinh không phải bị rách/ thủng

Như bạn đã tìm hiểu ở trên, màng trinh là một lớp màng bao bọc một phần âm đạo. Nó không cần phải được mở, xé hoặc chọc. Nó có tính đàn hồi và nếu cơ thể của bạn cảm thấy sẵn sàng để quan hệ tình dục, thì dương vật chỉ đơn giản là có thể trượt qua màng trinh, kéo căng nó nhưng không làm rách nó.

Điều tương tự khi bạn chèn sản phẩm tampon hay cốc nguyệt san vào âm đạo của mình, bạn sẽ đẩy nó qua màng trinh của mình.

 

4. Màng trinh không phải lúc nào cũng rách trong lần đầu tiên giao hợp qua đường âm đạo 

Chúng ta thường nói về việc màng trinh bị rách khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta biết máu, băng vệ sinh và ngón tay có thể đi vào đường âm đạo mà màng trinh không biến mất. Khi chúng ta quan hệ tình dục thâm nhập lần đầu tiên, không có gì biến mất, màng trinh chỉ bị giãn căng ra.

Trong khi các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn chức năng sinh lý của màng trinh là gì, họ đồng ý rằng nó không có mục đích thực sự. Trong nghiên cứu thực tế đã phát hiện ra rằng màng trinh đơn giản được tạo thành từ các nếp gấp của mô mỏng mà cuối cùng bắt đầu mòn đi khi chúng ta bước qua tuổi thanh niên. Ngay cả khi vẫn còn, nó đàn hồi và có thể kéo dài, không bị bung ra. Một số người thậm chí có thể giao hợp mà không cần kéo căng màng trinh.

Màng trinh không phải lúc nào cũng căng ra trong lần đầu tiên bạn giao hợp qua đường âm đạo. Nếu màng trinh vẫn còn nguyên vẹn, có khả năng nó sẽ căng đủ mà không bị rách khi giao hợp. Hãy nhắc lại sự thật này một lần nữa: màng trinh không phải là dấu hiệu cho biết ai đó đã giao hợp qua đường âm đạo hay chưa!

Trên thực tế, không có gì bị mất về mặt thể chất, và mặc dù lần đầu tiên quan hệ tình dục có thể có ý nghĩa đối với nhiều người, nhưng không có sự thay đổi sinh học nào đối với cơ thể chúng ta.

5. Không phải ai cũng có màng trinh.

Một số phụ nữ được sinh ra với màng trinh rất nhỏ hoặc hoàn toàn không có màng trinh. Điều này hoàn toàn lành mạnh và không có nghĩa là họ bị thiếu bất cứ thứ gì, hoặc cần được chăm sóc y tế. Đối với nhiều người trong chúng ta, màng trinh của chúng ta có thể bị giãn ra rất lâu trước khi chúng ta quan hệ tình dục thâm nhập, cho dù đó là do chơi thể thao, tự khám phá hoặc sử dụng các sản phẩm kinh nguyệt như băng vệ sinh.

6. Kiểm tra trinh tiết không được công nhận về mặt y tế

Vào năm 2019, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố nói rằng họ không cung cấp hướng dẫn về xét nghiệm trinh tiết. Điều này là do bạn không thể biết phụ nữ đã quan hệ tình dục hay chưa chỉ bằng cách nhìn vào âm đạo của cô ấy. Như đã đề cập ở trên, mỗi màng trinh trông khác nhau, vì vậy không có tiêu chuẩn thiết lập để tìm bằng chứng về sự thâm nhập.

Nhiều ý kiến cho rằng khi quan hệ lần đầu sẽ gây đau đớn, trên thực tế, đau khi thâm nhập nhiều khả năng xuất phát từ lo lắng, hoặc do thiếu kinh nghiệm tình dục, hơn là do kéo căng màng trinh.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố xét nghiệm trinh tiết là vi phạm nhân quyền. Đây là một vấn đề toàn cầu có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi. Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản phụ nữ là một cách tuyệt vời để giải quyết những lầm tưởng và thông tin sai lệch về trinh tiết!

7. Âm đạo của tôi có bị giãn ra khi sử dụng cốc nguyệt san không?

Âm đạo khá đặc biệt ở chỗ: cơ âm đạo có thể co giãn và trở lại hình dạng ban đầu – giống như một sợi dây cao su. Điều này có nghĩa là cốc nguyệt san hoặc tampon sẽ không khiến nó bị căng ra, gây rộng dão như lầm tưởng.

8. Là một trinh nữ chưa có quan hệ tình dục, tôi có quá nhỏ để dùng cốc kinh nguyệt size thông thường không?

Các cơ âm đạo của trinh nữ và các cô gái trẻ có xu hướng căng cứng hơn, điều này có thể khiến việc đưa cốc nguyệt san vào khó khăn hơn một chút.

Đối với thanh thiếu niên và trinh nữ, Nàng Nguyệt thường khuyên dùng các loại cốc nhỏ dành riêng cho teen (Organicup Mini, Saalt Teen New, Hello Cup XS và Claripharm XS…) bạn cũng có thể thử các loại cốc có chất liệu mềm mại để đỡ thấy lo lắng hơn nhé!

Nói chung, chiều cao và cân nặng không quyết định đến kích thước âm đạo của bạn. Nhiều phụ nữ cao sử dụng cốc nhỏ và nhiều phụ nữ nhỏ hơn sử dụng cốc lớn hơn.  Một yếu tố quan trọng hơn là vị trí của cổ tử cung của bạn. Cổ tử cung, nằm ở phần thấp nhất của tử cung, là nơi dịch kinh nguyệt thoát ra từ tử cung vào ống âm đạo và vị trí của nó giúp xác định chiều dài ống âm đạo của bạn. Tìm chiều cao cổ tử cung mới là tiêu chí cần thiết để lựa chọn chiếc cốc phù hợp! 

9. Cốc nguyệt san có gây ra đau đớn không? 

Nếu được lắp đúng cách và đúng size, cốc nguyêt san sẽ không bị đau. Hầu hết những người sử dụng cốc nguyệt san đều nói rằng họ không thể cảm nhận được cốc đang ở trong cơ thể mình và thậm chí họ còn quên mất mình đang có kinh!

Nếu cốc của bạn bị đau hoặc cảm thấy không thoải mái (cấn, cộm, kích) có thể do: Cốc của bạn có thể không được lắp đúng cách, hoặc bạn có thể cần một kích cỡ khác.

10. Có thể tập dùng cốc nguyệt san khi không có kinh không?

Bạn hoàn toàn có thể tập sử dụng cốc nguyệt san trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Nếu bạn tập sử dụng cốc nguyệt san khi không có kinh, bạn sẽ bớt lo lắng hơn nhiều khi đến thời điểm sử dụng. Nếu có thể, hãy tập cách nhét cốc vào khi bạn không cảm thấy vội vàng và có chút riêng tư.

  • Trước tiên, hãy thử kiểu gấp Punch-Down. Nếp gấp này có điểm nhét hẹp tương tự như kích thước của băng vệ sinh và có chỗ để giữ nếp gấp. Xem các cách gập cốc tại đây!
  • Thử chất bôi trơn gốc nước với silicone trên cốc. Điều này đặc biệt hữu ích nếu màng trinh của bạn chưa mở rộng. Nó sẽ giúp cốc vào trong cơ thể dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên bôi trơn vành để có thể tiếp tục nắm cốc một cách dễ dàng.
  • Thử các tư thế khác nhau trong khi chèn cốc. Hầu hết mọi người thích đặt chân lên thành bồn cầu hoặc thành bồn tắm. Bạn có thể thử ngồi xổm hoặc thậm chí nằm xuống. Bạn nên thay đổi một số tư thế khác nhau để tìm thấy tư thế tốt nhất với mình.
  • Nếu mọi thứ không thoải mái hoặc gây đau đớn, hãy dừng lại và nghỉ ngơi một chút. Bạn có thể thử lại sau một hoặc hai tháng. Cốc nguyệt san có thể sử dụng đến 10 năm vì vậy nó sẽ luôn ở đó khi bạn sẵn sàng.

Việc chèn cốc có thể gây tâm lý hồi hộp lo lắng một chút! Ngay cả những người đã dùng cốc nguyệt san đôi khi cũng vân bối rối khi đổi một loại cốc mới. Sử dụng một chiếc cốc nguyệt san là việc rất đáng để thử và điều đó sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với cơ thể của mình!

Xem bài: Các bước dùng cốc nguyệt san

11. Cốc của tôi có thể bị kẹt ở đó không? 

Đừng lo lắng!  Nó không thể nào bị lạc bên trong cơ thể bạn. Nó chỉ nằm trong ống âm đạo của bạn thôi. Đôi khi cốc nguyệt san của bạn tạo ra một lực hút trong âm đạo và khó lấy ra.
Hãy bình tĩnh, định vị cuống cốc, bóp đáy cốc để phá vỡ lực hút chân không trước tiên rồi lúc lắc kéo nó ra theo hình chữ Z, cốc sẽ được lấy ra một cách dễ dàng!

 

Cách lắp cốc nguyệt san lần đầu tiên:

  1. Đảm bảo bạn đã rửa sạch tay bằng xà phòng và xối nước vào cốc để loại bỏ bụi bẩn.
  2. Thời điểm thích hợp để thử cốc kinh nguyệt lần đầu tiên có thể là sau khi tắm nước nóng hoặc tắm
  3. Chọn cách gập cốc hiệu quả. Nàng Nguyệt khuyên bạn nên gấp theo dáng Punch- down để miệng cốc nhỏ chỉ bằng ngón tay để bạn có thể dễ dàng đẩy nó qua màng trinh.
  4. Sử dụng thuốc bôi trơn gốc nước hoặc dầu dừa để giúp dễ dàng đẩy cốc vào âm đạo hơn. Khi bạn đã gấp cốc nguyệt san, hãy kẹp chặt cốc vào các ngón tay và xoa một ít dầu bôi trơn lên vành và thành cốc.
  5. Sau đó ngồi xổm xuống hoặc gác một chân lên ghế. Nhớ thư giãn! Bạn thậm chí có thể thử đặt nó khi đang nằm trên giường của bạn.
  6. Nhẹ nhàng kéo môi âm hộ bằng một tay và đưa cốc vào từ từ trong âm đạo. Bây giờ bạn đẩy cốc vào ở góc khoảng 45 độ chéo chéo , không chọc thẳng vào âm đạo nhé!
  7. Bạn đưa ngón tay vào sờ quanh đáy cốc, nó phải có hình tròn, chứ ko bị gấp nếp.

Cách tháo cốc nguyệt san lần đầu tiên:

  1. Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ.
  2. Thư giãn và vào đúng tư thế bạn đã làm khi đút cốc, hoặc đơn giản là ngồi xổm.
  3. Nhẹ nhàng tách môi âm hộ bằng một tay, đồng thời với tay kia để chạm vào cuống cốc.
  4. Định vị cuống cốc, bóp đáy cốc để phá vỡ lực hút chân không, cho không khí lọt vào rồi kéo lúc lắc chữ Z ziz zaz để cốc ra dễ dàng.
  5. Bạn hình dung cốc đang như giác hút nên phải vô hiệu hoá lực hút trước! Tuyệt đối không được rút thẳng cốc ra nhé!
  6. Nhẹ nhàng kéo cốc ra khỏi âm đạo và đổ hết dịch kinh nguyệt vào bồn cầu.

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon