Mục lục
Cốc nguyệt san bây giờ đã là câu chuyện ngày xửa ngày xưa, trendy phải là đĩa kinh nguyệt nhé quý dzị!
Trước đây “cốc nguyệt san dùng 1 lần” được dùng để mô tả chức năng của đĩa nguyệt san. Sau này & hiện tại đây đĩa nguyệt san đóng vai trò là đối thủ với cốc kinh nguyệt vì nó hoạt động tương tự với khả năng hứng chứa kinh dịch tối đa được 12h, hay ho hơn nó được đeo để cho phép bạn quan hệ tình dục xâm nhập!
Nàng Nguyệt đã có review đĩa: Flex, Nixit, Lumma Unique, Ziggy cho các bạn muốn tìm hiểu về đĩa kinh nguyệt.
Xem thêm: Đĩa nguyệt san là gì?
- Đĩa nguyệt san là một sản phẩm có thể lắp vào được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ lên đến 12 giờ trong thời gian kinh nguyệt của bạn.
- Nó cũng có thể được đeo trong thời gian quan hệ tình dục.
- Đĩa đệm kỳ kinh cũng có thể giảm thiểu chứng đau bụng kinh
- Sau khi được đưa vào qua ống âm đạo của bạn, đĩa kinh nguyệt sẽ nằm theo đường chéo, thu thập máu kinh suốt cả ngày. Vành đĩa nằm ngay sau xương mu của bạn để giảm thiểu rò rỉ.
- Sau 12 tiếng sử dụng, bạn rút đĩa ra, để song song với sàn rồi đổ hết vào bồn cầu.
Nàng Nguyệt chọn Lumma Unique Disc là chiếc đĩa đầu tiên vì cái màu quá ư dễ thương!
Khác với các thương hiệu đĩa nguyệt san khác: Lumma Unique Disc là thương hiệu đầu tiên và duy nhất cung cấp 3 size và cốc có 3 màu sắc để lựa chọn. Các hãng khác cũng ko thiết kế kèm dây rút.
Thú thật. Lần đầu cầm đĩa kinh nguyệt trên tay mình cũng hồi hộp, tim đập chân run (như bất kì bạn gái nào lần đầu dùng cốc, nhưng đây là “cái gáo” có miệng to gấp 3 lần so với cốc, ảnh dưới mình so sánh Lumma Unique Disc với Lunette Cup size 2 màu vàng và Cocmau)
Nếu việc đưa đĩa kinh nguyệt vào cơ thể gây cảm giác như bạn đang đưa một vật lạ vào âm đạo thì đó là … do tâm lý lo lắng của bạn thôi! Nó không gây khó khăn quá đâu, nếu bạn đã từng dùng cốc nguyệt san thì thao tác sẽ dễ dàng hơn nhiều!
Mình đã thực hiện đúng luôn ngay từ lần đút đĩa đầu tiên (gập đĩa, ngồi xổm, đút đĩa theo góc 45 độ gần vào xương mu). Và thậm chí mình đánh giá đút đĩa còn dễ hơn cả đút cốc!
- Thao tác đút đĩa gồm: gập- đút- đẩy vành lên
Đút cốc sẽ là: gập- đút- xoay chỉnh độ mở- kéo đít cốc kiểm tra độ mút – (thao tác vài lần nếu cốc chưa bung) - Rút đĩa dễ hơn: móc vành – rút đĩa
Trong khi rút cốc phải thận trọng: định vị cuống- bóp đít cốc- lúc lắc cốc- rút cốc.
Xem thêm: Cách sử dụng đĩa nguyệt san
Một số lưu ý khi dùng đĩa:
- Quá trình thao tác có thể hơi khó hình dung lúc đầu và cần thực hành một chút, nhưng sau khi được đưa vào, đĩa nguyệt san không hề có cảm giác gì về sự tồn tại của nó trong âm đạo.
- Đĩa có thể rò rỉ khi bạn đi tiểu. Một số người đã cố tình biến đặc điểm này thành mẹo “đổ sạch máu không dùng tay”.
- Đĩa kinh nguyệt không tạo ra lực hút trong quá trình lấy ra, do vậy sẽ đỡ đau hơn khi rút (so với cốc cứng có lực hút mạnh)
- Quá trình rút cốc ra khỏi cơ thể được rất rất nhiều người mô tả bằng 1 từ: “Messy” – khá lộn xộn: Mặc dù dễ sử dụng hơn cốc lúc đầu, nhưng đĩa có thể lộn xộn hơn rất nhiều trong quá trình lấy ra. Ngay sau khi đĩa bị bật ra khỏi xương mu và niêm phong bị phá vỡ, kinh dịch sẽ trào ra.
- 1 số trường hợp đĩa nguyệt san không được khuyến khích sử dụng cho đối tượng: bệnh nhân có vách ngăn âm đạo hoặc màng trinh bị tắc nghẽn không thể sử dụng sản phẩm này.
Đối tượng nào dùng được đĩa:
- Người gặp khó khăn khi sử dụng cốc nguyệt san, khi cốc gây nhiều áp lực lên bàng quang hoặc niệu đạo khiến khó đi tiểu.
- Một số người bị lạc nội mạc tử cung nặng, hoặc cổ tử cung ngắn, không thể sử dụng cốc nguyệt san được.
- Tuy nhìn đĩa có vẻ to và bạn khó hình dung ra cách sử dụng chúng, thì đĩa nguyệt san vẫn là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho băng vệ sinh/ tampon thậm chí cả cốc nguyệt san. Đĩa có cảm giác mềm mại dễ chịu hơn!
- Bạn cũng có thể đeo nó để đi bơi và hoạt động thể chất mạnh.
Mình nhận được khá nhiều câu hỏi khi quyết định “thử” quan hệ trong kì với đĩa nguyệt san.
– Cái dây kia có vướng ko?
– Có đau ko? Có bị rớt máu ra ko?
– Có quan hệ được không?
Trước tiên mình xin giải đáp: hoạt động quan hệ xâm nhập vẫn diễn ra hết sức bình thường, đối tác sẽ cảm nhận được màng ngăn “bị chặn lại”, kể cả try-hard cũng khó tuột đĩa, nếu không nói trước thì đối tác cũng ko cảm nhận được dây cuống đĩa đâu. Ở trạng thái co thắt âm đạo, sự co bóp siết vào đĩa khiến mình hơi đau tức chút.
Cảm giác sex sẽ thế nào?
Khi hỏi câu này dường như mọi người quan tâm tới đối tác nghĩ gì?
Không ai để tâm rằng người phụ nữ vào kì kinh cảm thấy như nào mà lại quan tâm cái dây có vướng cho đối tác ko?
I dont care, mình chỉ quan tâm tới cảm xúc và trạng thái cơ thể của chính mình trước tiên!
Vào những ngày “hái dâu trên đồi trăng” cơ thể nhạy cảm hơn, dễ đau mỏi hơn, mình thường cho phép mình được nghỉ ngơi, thả lỏng, thư giãn và không cần làm gì hết!
Mình ko khuyến khích dùng đĩa cho mục đích quan hệ xâm nhập vào kì kinh nguyệt lắm, đối với trải nghiệm bản thân mình không dùng đĩa vì tính năng này! Dù tất cả các hãng đĩa nguyệt san nhấn mạnh rằng bạn đeo đĩa để quan hệ tình dục khi đến ngày “đèn đỏ”. Mình cho rằng đây là USP- Unique Selling Point– Lợi điểm bán hàng độc nhất họ muốn gây sự chú ý cho người dùng, vì đĩa được coi như đối thủ với cốc nguyệt san, mà đút cốc thì ko thể “làm ăn gì”!
Còn nếu bạn muốn dùng đĩa để phục vụ sex cho đối tác thì ok5, đó là lựa chọn & nhu cầu sinh lý của mỗi người thôi
Cách tốt nhất để biết liệu một đĩa kinh nguyệt có phù hợp với bạn hay không?
Hãy thử nó!
Nguyễn Ánh Ngọc
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…