Hỏi đáp về cốc nguyệt san

Sự thật về cách hoạt động của cốc nguyệt san trong cơ thể của bạn 

Mục lục

Đánh giá

Cốc nguyệt san hoạt động như thế nào bên trong cơ thể của chúng mình? Đó là một câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm và gửi về cho Nàng Nguyệt. Bởi thực chất chúng ta không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra bên trong cơ thể của chính mình bằng mắt thường được. Vì thế mình đã tham khảo một số nguồn nước ngoài và biên dịch lại cho các bạn trong bài viết này!

Cổ tử cung (cervix)

Locating and Measuring your Cervix - Venus Menstrual Cup

Phần dưới của tử cung được gọi là cổ tử cung, ​​có lỗ mở để kinh nguyệt tiết ra. Cổ tử cung di chuyển vị trí trong suốt chu kỳ và có thể thay đổi mức độ cao/thấp so với cửa âm đạo.

Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo và nằm bên dưới cổ tử cung, nơi máu kinh nguyệt chảy ra. Nó tiếp xúc với ống âm đạo và bao trọn hoàn toàn để tạo ra một lớp niêm phong chống rò rỉ. Các cơ vùng chậu là bộ phận giữ chiếc cốc cố định bên trong cơ thể bạn khi đeo.

Xem thêm: Tìm & đo cổ tử cung của bạn

Tử cung (uterus)

Tử cung là cơ quan sinh sản tạo ra niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nếu trong một chu kỳ, trứng không được thụ tinh để tạo ra bào thai thì lớp niêm mạc này sẽ rụng xuống, đó chính là máu kinh nguyệt mà chúng ta thường thấy.

Khoang âm đạo (vaginal canal)

Khoang âm đạo kết nối cổ tử cung bên trong với âm hộ bên ngoài, cho phép kinh nguyệt thoát ra ngoài cơ thể và cũng là vị trí cốc nguyệt san đặt bên trong.

Sàn chậu (pelvic floor)

Sàn chậu gồm có nhiều lớp cơ và các mô, giăng từ đốt xương cùng ở lưng tới xương mu ở phía trước giống như chiếc võng. Nó có nhiệm vụ giữ tử cung, bàng quang và trực tràng nằm đúng vị trí. Sàn chậu rất mạnh, có thể đẩy cốc nguyệt san xuống khi đeo. Do đó, bạn có thể chọn loại cốc cứng một chút. Nếu bạn có cơ sàn chậu yếu hoặc ở mức trung bình thì có thể chọn loại cốc nguyệt san mềm hơn.

Xem thêm: Cốc cứng hay cốc mềm? Chọn cái nào bây giờ!

Bàng quang (bladder)

Bàng quang nằm ở trước ống âm đạo, có nhiệm vụ dự trữ nước tiểu trước khi được niệu đạo tiết ra ngoài cơ thể. Trong một số trường hợp, cốc nguyệt san có thể tạo áp lực lên bàng quang do vị trí đặt cốc, khiến người đeo cảm thấy muốn đi tiểu.

Niệu đạo (urethra)

Niệu đạo là đường để nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể. Trong một số trường hợp, cốc nguyệt san có thể tạo áp lực lên niệu đạo khiến nước tiểu ra khỏi cơ thể chậm hơn. Hiếm hoi hơn, cốc nguyệt san có thể tạo áp lực và chặn nước tiểu thoát ra ngoài.

Trực tràng (rectum)

Trực tràng là phần dưới cùng của ruột già và là “điểm dừng cuối cùng” của phân trước khi được thải ra ngoài theo cơ vòng qua hậu môn. Trong một số trường hợp, cốc nguyệt san có thể tạo áp lực lên vùng trực tràng. Đôi khi còn khiến việc đại tiện khó khăn hơn.

Cơ vòng (sphincter)

Cơ vòng là các cơ kiểm soát ruột và thải phân qua hậu môn. Cơ vòng là một phần của mạng lưới các cơ sàn chậu. Trong khi đi tiểu, bạn có thể đẩy cốc xuống thấp hơn hoặc thậm chí ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Hãy cẩn thận nhé!

Túi cùng âm đạo (vaginal fornix)

Túi cùng âm đạo là khu vực xung quanh cổ tử cung – có khoảng trống ở phía trước cổ tử cung và khoảng trống âm đạo sau ở phía sau cổ tử cung.

Xương mu (pubic bone)

Xương mu là xương nằm ở mặt trước trong xương chậu. Khi đeo đĩa kinh nguyệt, bạn định vị và chống đệm đĩa vào xương mu để giữ đĩa cố định.

Âm vật (clitoris)

Âm vật không bị ảnh hưởng bởi cốc nguyệt san. Nhưng điều quan trọng cần biết liên quan đến vị trí nó đặt trong âm hộ. Âm vật nằm phía trên niệu đạo. Lỗ niệu đạo ở phía trên âm đạo. Cửa âm đạo ở phía trên hậu môn.

Các bộ phận trên cùng chịu tác động hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí và cách đeo cốc nguyệt sạn của bạn. Khi bạn biết về chúng, bạn có thể lý giải một số lý do khi sử dụng cốc nguyệt san, ví dụ như tại sao cốc của bạn bị rơi xuống khi đi vệ sinh. Mong rằng những thông tin trên thực sự hữu ích với bạn!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon