Hỏi đáp về cốc nguyệt san

Có thể sử dụng cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD cùng lúc được không? 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà Nàng Nguyệt thường xuyên nhận được đó là “Có thể sử dụng cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD cùng lúc được không”. Câu trả lời ngắn gọn là HOÀN TOÀN SỬ DỤNG ĐƯỢC. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều vấn đề cần chú ý khi sử dụng kết hợp 2 thứ này. Và có những lựa chọn thay thế cho cốc nguyệt san mà bạn nên xem xét. Mình đã tổng hợp mọi thông tin quan trọng và cần thiết trong bài viết dưới đây cho các bạn. Cùng đọc nhé!

Vòng tránh thai IUD là gì?

Vòng tránh thai IUD hay dụng cụ tử cung IUD là một phương pháp ngừa thai lâu dài. Dụng cụ này phải được các chuyên gia y tế đưa qua cổ tử cung và đặt vào bên trong tử cung. Bên cạnh công dụng là một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, vòng tránh thai IUD còn được nhiều người sử dụng để giảm bớt sự nặng nhọc, đau đớn trong kỳ kinh nguyệt. Bởi vì một số người dùng IUD vẫn có kinh bình thường, nhưng cũng có người đặt vòng tránh thai sẽ có kinh nhẹ hơn đáng kể hoặc chấm dứt hoàn toàn. Vòng tránh thai IUD có hai loại là nội tiết tố hoặc không có nội tiết tố, nhưng cả hai đều có hình dạng và cách đặt tương tự nhau.

Có thể sử dụng cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD cùng lúc được không?

Cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

Cốc nguyệt san được đeo trong ống âm đạo và nằm bên dưới cổ tử cung để hứng dịch kinh nguyệt. Cốc giữ nguyên vị trí thông qua sự kết hợp của “lực hút” khi lỗ niêm phong mở hoàn toàn với thành âm đạo và nhờ có cơ sàn chậu. Khi bạn lấy cốc nguyệt san ra, lớp niêm phong phải được phá vỡ bằng cách kẹp chặt phần đế và đưa không khí vào cốc. Điều này tạo sự thoải mái và tháo cốc dễ dàng hơn.

Cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

Nhân tiện mình cũng sẽ đề cập đến đĩa nguyệt san vì đây là một ưu điểm của đĩa so với cốc. Đĩa nguyệt san cũng được đeo trong ống âm đạo, nhưng mở rộng trong khu vực âm đạo mà không tạo ra lực hút. Để lấy đĩa nguyệt san ra, người dùng chỉ cần nắm chặt đĩa và kéo ra chứ không cần phá vỡ lớp niêm phong. Một số sản phẩm đĩa cũng bao gồm cuống silicon hoặc các vết lõm để hỗ trợ việc kẹp chặt đĩa giúp tháo ra dễ dàng hơn.

Lực hút của cốc nguyệt san có thể kéo cả vòng tránh thai IUD ra không?

Có thể bạn đã từng nghe những câu chuyện kinh dị về việc một chiếc cốc kinh nguyệt “hút” vòng tránh thai trong khi lấy ra. Thực tế cũng chưa có đủ dữ liệu và nghiên cứu để đưa ra kết luận cụ thể về vấn đề này. Nhưng bạn vẫn có thể tránh được nếu sử dụng thật cẩn thận.

Lực hút của cốc nguyệt san có thể kéo cả vòng tránh thai IUD ra không?

Vào năm 2020, một nghiên cứu quy mô nhỏ trên 1.092 người có kinh nguyệt do tạp chí Obstetrics & Gynecology (Sản khoa & Phụ khoa) thực hiện để xác định xem liệu tỷ lệ vòng tránh thai IUD bị rơi ra ngoài ở những người dùng cốc nguyệt san có cao hơn so với người sử dụng các biện pháp chu kỳ khác hay không. 17% người sử dụng cốc nguyệt san bị rơi vòng tránh thai IUD ra ngoài so với 5% người sử dụng các sản phẩm kinh nguyệt khác. Tuy nhiên, nghiên cứu không đủ lớn để kết luận nguyên nhân chính xác và không thể xác định liệu có phải vòng tránh thai bị kéo ra ngoài là do lực hút hay không (do người dùng không phá vỡ niêm phong trong quá trình tháo cốc) hay do người dùng vô tình kéo dây vòng tránh thai của họ ra.

“Nhìn chung, 266 (24,4%) người cho biết có sử dụng cốc nguyệt san khi đang đặt vòng tránh thai. Vào thời điểm 24 tháng sau khi bắt đầu đăng ký đặt vòng, 46 người (17,3%) sử dụng cốc nguyệt san và 43 (5,2%) người không sử dụng đã bị rơi vòng tránh thai ra. Mười bốn (30,4%) người dùng cốc nguyệt san bị rơi vòng ra đã báo cáo rằng điều này xảy ra trong quá trình tháo cốc nguyệt san. Ở năm đầu tiên của nghiên cứu, tỷ lệ rơi vòng ở những người sử dụng cốc nguyệt san và những người không sử dụng cốc nguyệt san lần lượt là 14,3% và 4,7% (P <0,001). Đến cuối năm thứ 2, các tỷ lệ này là 23,2% và 6,5% (P <0,001).”- Trích từ tạp chí Obstetrics & Gynecology

Việc rơi vòng tranh thai IUD có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng trong đó có 1 lý do quan liên quan đến cốc nguyệt san. Đó là nếu người dùng đặt vòng tránh thai không đúng cách hoặc vòng tránh thai đang bị rơi ra một cách tự nhiên, thì việc tháo cốc nguyệt san cũng có thể góp phần thêm đến kết quả đó.

Vậy có nên sử dụng cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD không?

Vậy có nên sử dụng cốc nguyệt san và vòng tránh thai IUD không?

Điều quan trọng là bạn có thực sự cảm thấy thoải mái hay không. Quá trình loại bỏ cốc nguyệt san có khiến bạn băn khoăn và lo lắng không? Nếu vậy, bạn vẫn có nhiều lựa chọn hơn để sử dụng cùng với vòng tránh thai IUD. Ví dụ như đĩa kinh nguyệt chẳng hạn. Ngoài ra còn có miếng lót làm bằng vải hiện đại và dễ sử dụng, hay đồ lót kinh nguyệt rất tiết kiệm nữa đấy!

Đĩa nguyệt san có an toàn khi đeo cùng vòng tránh thai không?

Đĩa nguyệt san không tạo ra “lực hút chân không” như cốc vì thế nên nó rất an toàn khi sử dụng cùng với vòng tránh thai IUD. Hiện nay đĩa cũng đang bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn. Kể từ năm 2020, đã có thêm nhiều sản phẩm đĩa mới được tung ra thị trường và các thương hiệu nước ngoài cũng đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận.

Đĩa nguyệt san có an toàn khi đeo cùng vòng tránh thai không?

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc sử dụng đĩa nguyệt san và vòng tránh thai IUD. Cá nhân mình chưa từng gặp bất kỳ trường hợp nào vòng tránh thai bị rơi ra ngoài khi sử dụng đĩa trên các cộng đồng trực tuyến dành cho người dùng cốc và đĩa. Khi sử dụng MAUDE – một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các báo cáo tác dụng phụ do các công ty đã đăng ký với FDA đệ trình, mình cũng không thể tìm thấy bất kỳ trường hợp nào liên quan đến vấn đề này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chưa bao giờ có trường hợp nào xảy ra – cơ sở dữ liệu dựa vào các báo cáo mà thương hiệu tự gửi đến. Tuy nhiên, các trường hợp bị rơi vòng tránh thai liên quan đến cốc nguyệt san là rất nhiều.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn

Nếu sử dụng cốc nguyệt san là mục tiêu của bạn và bạn vẫn muốn dùng chung nó với vòng tránh thai IUD, thì bạn nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và bác sĩ của mình. Thật không may, nhiều bác sĩ sản phụ khoa chưa được đào tạo và hiểu về cốc nguyệt san hiện đại. Họ có thể hoàn toàn gạt bỏ mong muốn của bạn vì họ không có đủ kiến ​​thức để đưa ra lời khuyên. Vì thế hãy xem xét và suy nghĩ thật kỹ nhé!

Những lưu ý khi sử dụng vòng tránh thai IUD với cốc nguyệt san

Có thể cắt bớt dây của vòng tránh thai không?

Bạn có thể đề nghị bác sĩ cắt bớt dây vòng tránh thai gần cổ tử cung hơn, điều này làm giảm khả năng ngón tay của bạn nắm lấy dây vòng tránh thai trong khi tháo cốc. Đây cũng là một ý tưởng hay cho những người sử dụng đĩa. Tuy nhiên, cắt ngắn dây có thể khiến việc tháo vòng tránh thai khó khăn hơn trong tương lai.

Không nên sử dụng cốc nguyệt san trong 3 tháng đầu khi mới đặt vòng tránh thai

Vì việc vòng tránh thai bị rơi ra thường xảy ra phổ biến hơn trong vòng ba tháng đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn đợi để sử dụng cốc nguyệt san sau khung thời gian đó. Không có tài liệu hoặc nghiên cứu nào cho rằng vòng tránh thai IUD và cốc nguyệt san không tương thích với nhau. Những người có cổ tử cung thấp hơn cũng có nhiều nguy cơ vòng tránh thai bị rơi ra ngoài hơn, vì có nhiều khả năng họ sẽ vô tình nắm lấy dây khi nó ở trong tầm với. Với các biện pháp phòng ngừa và cẩn thận, cũng như hiểu được những rủi ro có thể xảy ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cốc – đó là sự lựa chọn của bạn.

Biện pháp thai thế vòng tránh thai IUD

Nếu việc sử dụng cốc nguyệt san rất quan trọng đối với bạn hơn là đặt vòng tránh thai, bạn cũng có thể thảo luận về các biện pháp thay thế vòng. Ví dụ như dụng cụ cơ hoành Caya có thiết kế tương tự như các loại đĩa nguyệt san tái sử dụng. Các biện pháp tránh thai không dùng hàng rào nội tiết tố cũng đang ngày càng phổ biến hơn.

Biện pháp thai thế vòng tránh thai UID

Đối với việc tháo cốc, nếu bạn đang đặt vòng tránh thai, bạn cần nhớ rằng luôn luôn phá vỡ hoàn toàn lớp niêm phong của cốc bằng cách kẹp chặt phần đế khi lấy ra. Nếu dây của vòng tránh thai có thể chạm tới được, bạn nên theo dõi độ dài của chúng thường xuyên. Hãy nhớ rằng, cổ tử cung thay đổi chiều cao trong suốt chu kỳ, nên chiều dài dây cũng sẽ thay đổi ở một mức độ nào đó. Nếu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy dây vòng tránh thai thấp hơn bình thường, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra để đảm bảo an toàn nhé!

Ý kiến của Nàng Nguyệt

Mình biết một số người đã sử dụng cốc nguyệt san trong nhiều năm với vòng tránh thai IUD mà không gặp vấn đề gì. Theo mình, cốc nguyệt san vẫn được đánh giá là an toàn khi sử dụng cùng với vòng tránh thai. Nhưng cá nhân mình sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng đĩa nguyệt san nếu đang đặt vòng.

Cuối cùng, mình nhấn mạnh rằng mình KHÔNG PHẢI BÁC SĨ PHỤ KHOA, vì thế những ý kiến và chia sẻ này chỉ mang tính tham khảo. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nói chuyện và nhận tư vấn từ các chuyên gia y tế trước khi quyết định nhé!

Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon