Mục lục
Đôi khi sẽ có những sự cố xảy không mong muốn ra khi bạn sử dụng cốc nguyệt san, và thường là trong những tình huống “dở khóc dở cười”. Mình đã nghe rất nhiều chia sẻ thú vị (và cũng hơi “đáng sợ” một chút) từ những bạn gái dùng cốc, và ngay cả chính bản thân mình cũng từng phải đối mặt với một vài sự cố như vậy. Vì thế, trong bài viết này, Nàng Nguyệt sẽ điểm qua 5 sự cố khi sử dụng cốc nguyệt san và giải pháp khắc phục nếu một ngày điều đó không may xảy đến với bạn nhé!
1. Đánh rơi cốc nguyệt san vào bồn cầu toilet
Đây là một trong những sự cố thường xuyên xảy ra nhất đối với nhiều người dùng cốc, đặc biệt là những người không tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh. Nhiều người cho rằng không cần phải làm như vậy vì cổ tử cung và ống tiểu, trực tràng là 3 bộ phận khác nhau. Còn bạn. Bạn nghĩ sao? Nếu còn phân vân về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết Có nên lấy cốc nguyệt san ra khi đi vệ sinh hay không? của mình nhé!
Cốc nguyệt san được làm từ silicone y tế hoặc TPE cấp y tế, vì vậy chiếc cốc rẻ nhất cũng có giá hơn 25$. Thế nên đừng “xả tiền” của bạn xuống bồn cầu nha ^^ Hãy nhẹ nhàng lấy chiếc cốc ra và rửa tay thật sạch. Sau khi lấy cốc ra khỏi bồn cầu, hãy lau nó bằng giấy vệ sinh. Nếu bạn ở nơi công cộng, bạn có thể sử dụng giấy vệ sinh để quấn chiếc cốc vài vòng, cất vào túi và mang về nhà. Nếu bạn ở nhà, giải pháp đơn giản nhất là đun sôi cốc nguyệt san từ 5-8 phút.
Trong lúc chờ đợi chiếc cốc được làm sạch thì có một điều mà bạn cần phải đối mặt, đó chính là “bà dì kinh nguyệt”. Với mình, mình luôn bỏ thêm một băng chiếc vệ sinh đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Nó không chỉ hữu ích cho trường hợp này, mà còn có thể sử dụng nếu một người bạn của bạn cần. Nếu không mang theo băng vệ sinh dự phòng thì cách duy nhất bạn có thể làm lúc này là cầu cứu từ bên ngoài.
** Lưu ý: Đừng xả luôn chiếc cốc xuống bồn cầu nhé. Vì có thể làm tắc nghẽn hệ thống ống nước đấy.
Cho dù chiếc cốc rơi “tõm” trong một biển máu, nước tiểu và phân, nhưng bạn vẫn có thể làm sạch nó bằng cách đun sôi để sử dụng tiếp. Một gợi ý của mình là nên khử trùng cốc để đảm bảo vệ sinh, bạn có thể dùng viên tiệt trùng Milton rất tiện lợi và an toàn.
Xem thêm: Review viên nén tiệt trùng cốc nguyệt san Milton
2. Quên không tháo và đeo cốc trong hơn 12 tiếng
“Chiếc cốc tuyệt và thoải mái đến mức khiến bạn quên mất rằng mình đang trong kỳ kinh nguyệt. Bạn thức dậy và chợt nhận ra một điều rằng nó đã ở bên trong cơ thể từ sáng hôm qua. Bạn đã quên không tháo và rửa sạch cốc trước khi đi ngủ.” Đây là sự cố khi sử dụng cốc nguyệt san hoàn toàn có thể xảy ra và tiềm tàng một mối nguy hiểm lớn. Vì vậy, hãy lưu ý để không gặp phải tình huống này nhé. Nhưng nếu đã lỡ rồi thì phải làm sao? Nàng Nguyệt sẽ gợi ý cách xử lý cho bạn.
Đầu tiên, đừng quá hoang mang, sợ hãi và nghĩ ngay đến TSS (Hội chứng sốc nhiễm độc). Tính đến nay, trường hợp TTS xảy ra do cốc nguyệt san là cực kỳ hiếm và thường là để cốc lâu hơn 24 giờ. Đã có một câu chuyện bất ngờ về người phụ nữ để quên chiếc cốc nguyệt san 14 ngày bên trong cơ thể và vẫn sống bình thường để kể lại điều đó. Vì cốc được làm từ silicone cấp y tế nên khả năng vi khuẩn phát triển là rất thấp, ngay cả trong 24 giờ. Nhưng mình không khuyến khích bạn thử đâu nhé!
Hãy bình tĩnh lấy cốc ra (có thể hơi nặng mùi một chút) và rửa sạch. Sau đó đun sôi trước khi đeo nó lại. Nếu bộ não cá vàng của bạn khiến điều này xảy ra thường xuyên, hãy đặt báo thức trên điện thoại để đảm bảo rằng bạn lấy cốc ra ít nhất 12 tiếng một lần. Nếu bạn gặp các triệu chứng như cảm cúm hoặc sốt thì ngay lập tức hãy đến bệnh viện để được chuẩn đoán và chăm sóc y tế nhé!
3. Cốc nguyệt san bị lộn ngược bên trong cơ thể
Vâng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và nó đã xảy ra với mình tận hai lần! Vậy thì phải xử lý như thế nào? Nếu cốc nguyệt san của bạn khá rộng, ngắn và có hình tròn hơn hình viên đạn, thì nó có thể bị lật ngược khi đeo do các hoạt động thể chất, tập Yoga,… Bạn có thể phát hiện ra điều này khi bị rò rỉ hoặc khi thò tay vào bên trong để lấy cốc nhưng không thể tìm thấy đế. Mình đã hoàn toàn không tìm thấy cuống cốc đâu vì ngón tay thực ra đang nằm bên trong cốc ^^
Nếu cốc nguyệt san bị lộn ngược hoàn toàn, cách dễ nhất để tháo là nắm lấy vành, hướng lên trên và từ từ kéo cốc xuống, cảm giác sẽ hơi khó chịu một chút xíu. Một cách khác là thử xoay cốc từ bên trong trở lại vị trí bình thường, cách này sẽ dễ dàng hơn nếu cốc chỉ hơi nghiêng. Nếu vẫn không được, bạn hãy thử ngồi xổm và thò tay vào tìm cốc, tư thế này giúp ống âm đạo ngắn hơn. Bạn cũng có thể cố gắng hạ cốc thấp xuống bằng các cơ âm đạo của mình cho đến khi chạm tới được.
** Lưu ý: Chiếc cốc không thể bị thất lạc ngay cả khi bạn không thể với tới nó. Vì vậy đừng quá lo lắng nhé!
Xem thêm: 10 Sự thật về cốc nguyệt san không phải ai cũng biết
4. Cuống cốc bị gãy trong khi bạn chỉ muốn tỉa bớt một chút
Tin tốt là chúng mình vẫn có thể sử dụng cốc nguyệt san bình thường ngay cả khi không có cuống! Thực chất là có rất nhiều chiếc cốc được thiết kế mà không có phần cuống và thường sẽ phù hợp với những người có cổ tử cung thấp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người cắt bớt cuống cốc để cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng nếu cốc của bạn quá trơn hoặc khó tháo khi không có cuống, bạn có thể thử thêm một ít giấy vệ sinh vào đầu ngón tay để giúp cầm nắm khi lấy ra.
Và đừng quên rằng khi tháo cốc, bạn phải véo phần đế và phá vỡ niêm phong rồi từ từ lấy nó ra chứ không phải cầm trực tiếp vào cuống và giật cốc nguyệt san xuống đâu nhé. Cảm giác sẽ rất đau và “thốn” đấy!
Xem thêm: Đau khi sử dụng cốc nguyệt san – Nguyên nhân & Cách khắc phục
5. Không rửa sạch tay khi sử dụng cốc nguyệt san
Bạn đã chuẩn bị một bữa ăn tuyệt vời với nhiều thứ gia vị như ớt, hạt tiêu,…. Sau đó, bạn dùng tay lấy cốc ra khiến “cô bé” dường như trở nên “bốc hỏa”. Thực chất thì những sự cố khi sử dụng cốc nguyệt san như vậy xảy ra thường xuyên hơn bạn tưởng đấy!
Cách giải quyết cho tình huống này là bạn có thể ngồi vào một chậu nước để làm mát âm đạo. Nếu không có chậu vệ sinh, hãy thử một chiếc khăn ướt hoặc bồn tắm. Hoặc chờ đợi cho đến khi hết nóng rát ^^. Nhiều người cũng đã từng bị bỏng rát âm đạo sau khi bôi các loại kem dưỡng rồi dùng tay tháo cốc ra đấy.
** Bài học kinh nghiệm:
- Tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh, đặc biệt là khi đi nặng
- Luôn để một miếng lót hoặc băng vệ sinh dự phòng trong ví
- Đặt báo thức để không đeo cốc liên tục trong quá 12 tiếng
- Rửa sạch cốc nguyệt san nếu bạn đã cắt thức ăn cay
Mong rằng những thông tin mà Nàng Nguyệt cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp về đĩa nguyệt san, cốc nguyệt san và sức khỏe kinh nguyệt, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho mình tại đây nhé!
Bài liên quan
Mới nhất
Độ cứng đĩa nguyệt san có quan trọng hay không?
Mục lục Độ cứng là một trong những chủ đề được quan tâm trong cộng đồng những người dùng cốc nguyệt san. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cũng muốn hiểu về độ cứng của đĩa nguyệt san. Tin tốt là độ cứng đĩa…
Có thể đi tiểu khi đeo cốc nguyệt san hay không?
Mục lục Nếu bạn chưa quen với việc đeo cốc nguyệt san hoặc đang cân nhắc việc chuyển đổi, thì có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể đặt ra là “liệu tôi có thể đi tiểu khi đang đeo cốc nguyệt san…