Đĩa nguyệt san

Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (Phần 2) 

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)
Đĩa nguyệt san là gì và có những vấn đề nào cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm này? Hãy cùng theo dõi Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san do Nàng Nguyệt tìm hiểu, sưu tầm và tổng hợp nhé!

Phần 2.1: Những câu hỏi thường gặp khi mua đĩa nguyệt san

1. Nên chọn loại đĩa nguyệt san nào?

Đĩa nguyệt san có thể tái sử dụng là một lựa chọn lý tưởng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, cũng có các loại đĩa dùng 1 lần như SoftDiscs hay Flex. Đĩa nguyệt san có thể là một lựa chọn cho những người có cổ tử cung khá thấp (tuy nhiên, cổ tử cung quá thấp có thể gặp vấn đề về vị trí đặt đĩa), bởi vì đĩa đệm không chiếm chiều dài của ống âm đạo như cốc nguyệt san. Đặc biệt, tất cả các loại đĩa kinh nguyệt đều giúp bạn quan hệ tình dục “sạch sẽ” khi đến ngày “đèn đỏ”. Vậy nên chọn loại nào bây giờ?

Hiện nay trên thị trường có 4 hãng đĩa nguyệt san nổi phổ biến nhất mà Nàng Nguyệt đã review và so sánh rất kỹ. Bên cạnh đó cũng có một số hãng mới mà mình sẽ tiếp tục cập nhật cho các bạn. Đọc chi tiết review tại:

Review đĩa kinh nguyệt Lumma Unique

Review đĩa kinh nguyệt Ziggy ‘Cup’

Review đĩa kinh nguyệt Nixit

Review đĩa kinh nguyệt Flex

2. So sánh chi tiết các thương hiệu đĩa nguyệt san được ưa chuộng nhất 2021

So sánh đĩa kinh nguyệt: Nixit Disc & Ziggy Disc

So sánh đĩa kinh nguyệt Nixit & Lumma Unique

So sánh các thương hiệu đĩa nguyệt san

So sánh 4 thương hiệu đĩa nguyệt san phổ biến nhất trên thị trường hiện nay (cập nhật 03/2021)

Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (Phần 2)

3. Tại sao đĩa nguyệt san có giá đắt như vậy?

So với một hộp băng vệ sinh, giá thành của đĩa nguyệt san có vẻ đắt hơn khá nhiều, dao động từ 25$ – 50$. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đĩa có thể sử dụng lên đến vài năm chứ không cần mua mỗi tháng như tampon, băng vệ sinh hay các sản phẩm dùng một lần.

4. Cần có bao nhiêu chiếc đĩa nguyệt san cho một chu kỳ kinh nguyệt?

Nếu bạn đang dùng loại đĩa có thể tái sử dụng, thì chỉ  cần 1 cái mỗi lần. Vì chỉ cần tháo, đổ sạch cốc, rửa và tiếp tục đeo vào. Nếu bạn định sử dụng loại đĩa dùng một lần, bạn sẽ cần khoảng 8 cái mỗi chu kỳ. Nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào số ngày của bạn và một số người thậm chí còn sử dụng một chiếc đĩa duy nhất cho một chu kỳ – điều không được khuyến khích trong  hướng dẫn sử dụng.

5. Có một chiếc đĩa nguyệt san nào phù hợp với tất cả mọi người không?

Tuyệt đối không! Nhu cầu và cơ thể của mỗi người khác nhau nên sẽ không có một loại cho tất cả. Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng của thị trường đĩa kinh nguyệt như hiện nay thì chắc chắn bạn sẽ tìm được loại phù hợp với mình!

Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (Phần 2) 1

6. Mua đĩa đã qua sử dụng có an toàn không?

Theo sự tìm hiểu của mình thì có. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ về thương hiệu và yêu cầu người bán đun sôi đĩa trước khi gửi cho bạn. Sau khi nhận được nó, hãy đun sôi lại và tiếp tục sử dụng.

7. Có nên thử đĩa nguyệt san dùng một lần để xem mình có phù hợp với sản phẩm này không?

Có lẽ nên làm vậy. Đĩa có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng đĩa Flex và Soft (hai loại dùng 1 lần) có kích thước tương tự như một số loại đĩa tái sử dụng trên thị trường. Vì vậy thử các loại này cũng là một cách tốt để bạn thử xem mình có phù hợp với đĩa nguyệt san hay không trước khi quyết định “đầu tư lớn”.

8. Đĩa nguyệt san có thể sử dụng trong bao lâu?

Số năm sử dụng một chiếc đĩa nguyệt san sẽ phụ thuộc vào thương hiệu và bạn có thể xem trong hướng dẫn sử dụng. Nhưng hầu hết đều từ 3 – 5 năm (khác với cốc thường từ 10 năm trở lên – mình nghĩ rằng lý do có thể liên quan đến độ mỏng của đĩa so với cốc).

9. Khi nào cần mua đĩa nguyệt san mới?

Mình khuyên bạn chỉ nên thay đĩa khi nó có dấu hiệu hư hỏng, chẳng hạn như bị nứt hoặc dính. Đĩa bị ố không cần phải thay thế, chỉ đơn giản là do đĩa bị đổi màu thôi !!

Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (Phần 2) 3

Phần 2.2. Sử dụng đĩa nguyệt san an toàn

10. Đĩa nguyệt san có gây ra TSS (Hội chứng sốc nhiễm độc) không?

Thường thì câu trả lời là không. Bạn có thể đã nghe đến nguy cơ mắc TSS liên quan đến băng vệ sinh, tampon. Đó là do chất liệu của những sản phẩm này và môi trường khiến vi khuẩn có điều kiện để phát triển. Những vấn đề này thường không xảy ra với đĩa hoặc cốc. TSS là nguy cơ mà vi khuẩn (phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A) hoặc Staphylococcus aureus (tụ cầu)) có thể xâm nhập vào máu. Chỉ có hai trường hợp TSS được báo cáo do sử dụng cốc nguyệt san (không phải đĩa, mặc dù chúng giống nhau về chất liệu) khi một người phụ nữ gãi bên trong âm đạo và cốc không được đeo đúng theo chỉ dẫn.

11. Đĩa nguyệt san có gây nhiễm trùng nấm men không?

Không, và thậm chí đĩa nguyệt san còn có thể giúp giảm thiểu rủi ro. Tình trạng nhiễm trùng nấm men có thể là phản ứng của sự khó chịu trong môi trường âm đạo. Nếu bạn bị nhiễm trùng, hãy nhớ luộc đĩa sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

12. Có thể sử dụng đĩa nếu bị dị ứng latex không?

Được chứ. Silicone không phải là một dạng cao su hoặc latex và hoàn toàn an toàn để sử dụng cho những người bị dị ứng với latex.

13. Có thể sử dụng đĩa nếu bị dị ứng silicone không?

Thường thì đĩa nguyệt san được làm từ silicone nên bạn sẽ không sử dụng được. Nhưng bạn có thể sử dụng Flex hoặc Softdisc, hai loại này đều dùng một lần và được làm từ một loại nhựa ý tế không phải silicone.

14. Có thể sử dụng đĩa để hấp thụ dịch cổ tử cung không?

Được! Do đĩa nguyệt san không hấp thụ hoặc phá vỡ môi trường âm đạo nên bạn có thể sử dụng đĩa an toàn trước khi bắt đầu kỳ kinh – hoặc những ngày ra nhiều dịch âm đạo.

15. Điều gì sẽ xảy ra nếu đeo đĩa quá lâu?

Đĩa có thể được đeo an toàn trong tối đa 12 giờ. Nếu bạn quên và đeo nó lâu hơn, hãy thay ngay khi nhớ ra. Đĩa không tạo ra môi trường độc hại như băng vệ sinh nhưng vẫn cần được thay và sử dụng theo chỉ dẫn.

16. Đĩa nguyệt san có gây Lạc nội mạc tử cung không?

Không! Lầm tưởng mà chúng ta thường nghe nhất là có một số dạng dịch kinh nguyệt chảy ngược vào trong do cốc và đĩa nguyệt san gây ra, dẫn đến Lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân chính xác của Lạc nội mạc tử cung thực sự không liên quan đến ‘kinh nguyệt ngược dòng’. Đó chỉ là một giả thuyết, tuy nhiên việc máu kinh chảy ngược vào tử cung từ cốc hay đĩa là sai. Việc sử dụng đĩa hoàn toàn an toàn và tránh các chất độc trong những sản phẩm kinh nguyệt truyền thống, ít gây áp lực cho toàn bộ vùng xương chậu.

Phần 2.3. Làm sạch đĩa nguyệt san đúng cách

17. Vệ sinh đĩa nguyệt san như thế nào?

Xà phòng và nước, thế là xong! Bạn nên rửa đĩa của mình ít nhất 10-12 giờ một lần (nếu bạn đổ đĩa thường xuyên hơn mức, bạn có thể thay đĩa đơn giản mà không cần rửa). Sử dụng nước nóng và xà phòng dịu nhẹ với âm đạo hoặc tìm các loại nước rửa có công thức đặc biệt dành cho đĩa nguyệt san.

18. Có nên đun sôi đĩa nguyệt san không?

Không. Việc đun sôi đĩa là không cần thiết để sử dụng bình thường trong mỗi chu kỳ, miễn là bạn rửa đĩa đúng cách. Nếu bạn đã bị từng bị nhiễm trùng thì nên vệ sinh và đun sôi đĩa trước khi sử dụng lại.

19. Đun sôi đĩa nguyệt san như thế nào?

Để đun sôi đĩa, mình khuyên bạn nên đặt nó vào bên trong một cái đánh trứng bằng kim loại và đặt nó trong nồi nước sôi từ 1-2 phút.

20. Có thể vệ sinh đĩa bằng những cách khác không?

Có, nếu bạn muốn vệ sinh đĩa, cũng có thể sử dụng túi đựng và cho vào lò vi sóng để khử khuẩn. Tuyệt đối không đặt đĩa nguyệt san vào máy rửa bát.

21. Làm cách nào để loại bỏ vết ố trên đĩa?

Các vết ố có thể khó coi nhưng là một phần của việc sử dụng đĩa nguyệt san. Nếu bạn thấy ngứa mắt, có thể ngâm trong nước oxy già (dung dịch 3% được bán ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa) qua đêm để loại bỏ tất cả các vế ố. Dùng bàn chải đánh răng mềm để chà sạch các vết cứng đầu hơn. Lưu ý rằng nhiều thương hiệu khuyến cáo không nên làm điều này, nhưng mình cảm thấy không thường xuyên thì không sao.

22. Làm cách nào để thay đĩa ở nơi công cộng?

Nếu bạn đang ở nơi công cộng và không có bồn rửa cá nhân, bạn có thể tháo cốc, đổ máu bên trong, lau vành cốc bằng giấy vệ sinh và đeo lại. Rửa sạch đĩa như bình thường khi bạn trở về nhà. Ngoài ra còn có khăn lau cốc sử dụng một lần để sử dụng bạn nếu bạn muốn. Nếu có bồn rửa trong phòng tắm công cộng, bạn chỉ sử dụng nước và không nên dùng xà phòng công cộng vì chúng ta không biết được thành phần nào trong đó có thể không phù hợp với âm đạo.

Phần 2.4. Các câu hỏi khác về đĩa nguyệt san

23. Máy quét cơ thể TSA có thể phát hiện đĩa nguyệt san khi đi du lịch không?

Không. Máy quét cơ thể tiêu chuẩn chỉ quét qua quần áo và không xâm nhập vào cơ thể – vì vậy không thể nhìn thấy đĩa hoặc thiết bị khác bên trong.

24. Có thể tái sử dụng đĩa cũ không còn sử dụng nữa như thế nào?

Nếu đĩa nguyệt san vẫn có thể sử dụng tốt nhưng nó không phù hợp với bạn thì bạn có thể tham gia vào các nhóm trao đổi để bán cho người khác. Nếu đĩa đã cũ và cần thay thế, bạn có thể tìm một nơi để tái chế đĩa.

25. Làm cách nào để bảo quản đĩa nguyệt san giữa các chu kỳ?

Hầu hết các thương hiệu đều có thêm một túi nhỏ bằng cotton để đựng đĩa. Nếu bạn tự mua túi riêng cho mình, hãy đảm bảo túi này thoáng khí để lưu trữ lâu dài (túi chống thấm PUL có thể để trong ví thời gian ngắn).

26. Mua và sử dụng đĩa có cần xin phép bố mẹ không?

Không. Bạn có thể mua và đeo cốc ở mọi lứa tuổi. Cơ thể là của riêng bạn và bạn có thể quyết định phương pháp mà mình muốn.

27. Đĩa nguyệt san có giúp âm đạo “bớt căng ra” hay không?

Mình đã nghe nhiều về câu hỏi này và câu trả lời đơn giản là không. Âm đạo và tất cả các mô trong đều có tính đàn hồi. Hoạt động tình dục (và thể dục thể thao khác) sẽ khiến âm đạo dãn ra. Thực tế là âm đạo và âm hộ của mỗi người đều khác nhau do nhiều lý do, không phải vì lựa chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ.

Vì sao bạn nên tìm hiểu các thông tin hữu ích từ Nàng Nguyệt?

Mặc dù Nàng Nguyệt không phải là một chuyên gia y tế, nhưng mình luôn liên tục tìm hiểu và cập nhật các bài viết, nghiên cứu uy tín, chính thống nước ngoài để đem đến cho bạn những thông tin chính xác và hữu ích nhất. Hãy cân nhắc những lời khuyên này và các trang web uy tín khác (hầu hết các thương hiệu đều có trang web riêng) để lựa chọn cho mình sản phẩm kinh nguyệt tốt nhất bạn nhé!

Xem thêm: Chuyên mục Q&A: Hỏi đáp về đĩa nguyệt san (Phần 1)

Bài liên quan

0912246556
chat-active-icon